2. Các yếu tố tác động từ môi trường vi mô 1 Người cung ứng và khách hàng
2.3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Trên thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay, có thể nhận thấy rằng các NHTM quốc doanh chiếm hơn 65% thị phần về dịch vụ tín dụng, gần 70% về thịphần huy động vốn. Trong khi đó khối các NHTMCP đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, thị phần ngày càng được mở rộng. Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế thì các NHTM quốc doanh và khoảng 02 NHTMCP hàng đầu là ACB và Sacombank sẽ tiếp tục chi phối thị trường dịch vụtrong khoảng 05 năm tới.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của BIDV hiện này là các NHTM quốc doanh và nhóm các NHTMCP hàng đầu. Trong đó đặc biệt là Vietcombank, Agribank, Incombank. Có thể nói với tính chất đa dạng của hoạt động nghiệp vụ và quy mơ vốn thì 3 ngân hàng này là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với BIDV trong thời gian hiện nay và tiếp tục cạnh tranh trong thời gian sắp tới. Việc tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hết sức cần thiết nhằm nhận biết được vị trí của BIDV trên thị trường thị trường dịch vụ ngân hàng vẩn
còn rất nhiều tiềm năng để các ngân hàng khai thác và các ngân hàng cạnh tranh với nhau để cố gắng gia tăng thêm thị phần. Trong thời gian tới, theo cam kết WTO, kể từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngồi sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Một khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo đúng lộ trình đã cam kết với các tổ chức quốc tế, khi đó chắc chắn rằng thị phần của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp, các ngân hàng sẽcạnh tranh quyết liệt với nhau hơn để sinh tồn. BIDV có lợi thế cạnh tranh trong huy động vốn, nguồn vốn đầu tư tương đối vững chắc, đảm bảo khả năng thanh tốn, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu tín dụng và đầu tư. Chỉ số huy động vốn huy động trên lao động của BIDV chỉ đứng sau Vietcombank.
Trong lĩnh vực tín dụng, BIDV có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn. Đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng. Hiện BIDV đang chọn lọc đầu tư trung dài hạn đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, sản xuất các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Về việc phát triển mạng lưới, các đối thủ cạnh tranh đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới giao dịch, góp phần tăng huy động vốn đối với các ngân hàng này.
Đặc điểm của tình hình cạnh tranh:
Do hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chủng loại cịn ít với chất lượng chưa cao nên trong thời gian qua phương thức cạnh tranh cịn khá thơ sơthông qua việc mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá. Tuy nhiên trong hai năm gần , đặc biệt là cuối năm 2006, hầu hết các ngân hàng ý thức được áp lực cạnh tranh quốc tế đang đến gần, do đó các hình thức cạnh tranh trở nên đa dạng hơn, có chiều sâu hơn. Các sản phẩm cung cấp ra thị trường ngày càng phong phú mang hàm lượng công nghệ cao (ATM, mobile banking, ebanking...), hỗ trợ, tư vấn khách hàng, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, quảng bá thương hiệu (phương tiện truyền thơng báo chí, ti vi, tổ chức sự kiện) và thực hiện các hoạt động xã hội.
Nhận xét : Nhìn chung khả năng cạnh tranh của BIDV là khá đứng sau
VIETCOMBANK, AGRIBANK. BIDV có lợi thế về chất lượng dịch vụ, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể tận dụng đểtăng cường năng lực cạnh tranh. Một điểm cần lưu ý ở đối thủ AGRIBANK với khoảng cách chênh lệch rất nhỏ BIDV cần có sự tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian sắp đến để bắt kịp đối thủ.
Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á . Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi.
Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Ngân hàng nước ngồi thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phịng đại diện theo.
Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khốn, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với khơng ít ngân hàng trong nước thì điều này là khơng thể. Ngồi ra, ngân hàng ngoại cịn có khơng ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ
khách hàng chuyên nghiệp, cơng nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking).
Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự... khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ.