Đánh giá công tác quản trị rủi ro, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina (Trang 37 - 40)

6. Kết cấu đề tài

2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công

công tác quản trị rủi ro ở công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina

Ý Kiến Số phiếu Tỷ lệ (%) Điểm tương ứng

Rất kém (1) 5 11,11 5 Kém (2) 14 31,11 28 Bình thường (3) 16 35,55 48 Tốt (4) 7 15,56 28 Rất tốt (5) 3 6,67 15 Tổng 45 100 124 Trung bình 2,75

Nguồn: Điều tra thực tế của sinh viên

Bảng 2.6. là kết quả điều tra thực tế tại Công ty, đại đa số cán bộ, công nhân viên đều cho rằng hiện nay công tác quản trị rủi ro ở công ty chưa được thực hiện tốt. Mặc dù cơng ty cũng đã có sự quan tâm nhất định tới công tác quản trị rủi ro nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.

2.4.1. Những thành công và ngun nhân

Qua q trình phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina, cho thấy công ty đã đạt được một số thành công sau:

- Công tác quản trị rủi ro đã được chú ý và có những sự quan tâm nhất định từ bộ máy lãnh đạo của cơng ty.

- Giai đoạn nhận dạng và phân tích rủi ro: Công ty đã nhận dạng được các rủi ro thường gặp, bắt đầu quan tâm đến việc nhận dạng và phân tích các rủi ro thường gặp và tổn thất của nó đối với cơng ty TNHH Cơng nghệ Gloveland Vina.

- Giai đoạn kiểm soát và tài trợ rủi ro khá hoàn thiện, các biện pháp đang áp dụng đa dạng và đã đem lại được hiệu quả nhất định cho công ty. Nhất là trong công tác tài trợ công ty đã sử dụng các biện pháp khá đa dạng phù hợp với nguồn tài chính đang có.

- Nhờ các biện pháp đang áp dụng về chất lượng hay con người công ty đã xây dựng được uy tín thương hiệu nhất định trên thị trường trong nước và quốc tế.

 Nguyên nhân:

Trong thời gian qua việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro của công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina đã đạt được những thành công nhất định và đang dần dần hồn thiện cách thức để đạt hiệu quả hơn. Có được điều đó là do một số nguyên nhân sau:

- Nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường do tác động của tồn cầu hóa, Ban lãnh đạo trong Cơng ty đã có ý thức trong việc nâng cao vai trị của cơng tác quản trị rủi ro trong q trình hoạt động kinh doanh.

- Cơng ty đã sử dụng và đầu tư chi phí cho hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hợp lý, mang lại những hiệu quả thiết thực.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Qua q trình phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina, cho thấy Cơng ty cịn một số hạn chế cần được khắc phục và hồn thiện hơn như sau:

- Cơng tác nhận dạng, phân tích cịn khá đơn giản, chưa hồn thiện và cụ thể. Trong công tác nhận dạng của cơng ty thì các phương pháp đang sử dụng cịn sơ sài và dựa chủ yếu vào kinh nghiệm. Cơng tác phân tích rủi ro thiếu đi bước quan trọng là phân tích hiểm họa. Việc phân tích hiểm họa sẽ giúp công ty xác định được các nguy cơ tiềm ẩn ở môi trường để việc ngăn ngừa hay hạn chế các rủi ro xảy ra tiến hành thuận lợi hơn. Ngồi ra việc phân tích tổn thất tính tốn cịn chưa thực sự chính xác, khơng sát thực tế.

- Cơng tác kiểm sốt rủi ro cịn hạn chế như cơng ty xử lý còn khá bị động chủ yếu thực hiện các biện pháp giảm thiểu tổn thất khi rủi ro đã xảy ra. Trong nhiều trường hợp khi rủi ro xảy ra việc thực hiện các biện pháp này còn chậm chạp, nhân viên thiếu kinh nghiệm. Trong công tác tài trợ rủi ro công ty khơng có quỹ dự phịng, xử lý rủi ro cịn chậm, tốn nhiều thời gian khơng cần thiết.

- Cách thức thực hiện, thời gian và hiệu quả thực hiện giảm thiểu rủi ro chưa cao, thường xuyên trồng chéo và chưa phân rõ trách nhiệm cũng như thưởng phạt của cá nhân tổ chức trong việc phòng ngừa cũng như giảm thiểu rủi ro kinh doanh xuất khẩu của công ty

- Cơng ty cịn lúng túng và chưa cập nhật kịp thời những thay đổi về các thủ tục, quy định và quy trình trong xuất nhập khẩu hàng dệt may đặc biệt là vận dụng các điều kiện bảo hiểm, vận chuyển và thanh tốn quốc tế

 Ngun nhân

- Cơng ty chưa có nhân viên có chun mơn về quản trị rủi ro. Các cán bộ trong ban quản lý của Công ty đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nhưng khơng có ai được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản trị rủi ro. Việc quản trị rủi ro được giao cho phịng hành chính- nhân sự kiêm nhiệm. Vì khơng có chun mơn sâu về lĩnh vực và chỉ là nhiệm vụ làm thêm nên công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp cịn thiếu sót và cần hồn thiện.

- Nhân viên trong cơng ty làm việc rời rạc không thống nhất. Công ty cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng phân quyền. Điều này dẫn đến thơng tin liên lạc giữa các phịng ban còn kém, kéo theo sự kết hợp và hỗ trợ giữa các phòng ban kém. Các nhà quản lý dễ bị quá tải thông tin, dẫn đến việc xử lý thông tin và ra quyết định xử lý chậm, có thể gây ra các tổn thất.

- Ngân sách dành cho quản trị rủi ro cịn hạn chế. Do cơng ty có quy mơ nhỏ nguồn vốn của cơng ty cịn nhiều hạn chế, trong khi giá cả thị trường ngày càng tăng, chi phí sản xuất tăng làm cho ngân sách dành cho việc tài trợ rủi ro bị giảm và hạn chế khá lớn.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ

GLOVELAND VINA

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)