Quan điểm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Công

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina (Trang 42)

6. Kết cấu đề tài

3.2. Quan điểm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Công

nghệ Gloveland Vina

3.2.1. “Tập trung đào tạo nhận thức quản trị rủi ro đối với cán bộ và nhânviên” viên”

Rủi ro thường mang các yếu tố bất ngờ và gây nên tổn thất về kinh tế, uy tín thương hiệu cho cơng ty. Để hạn chế các rủi ro xảy ra hay làm giảm thiểu tổn thất mà rủi ro tạo ra thì cần phải có các biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro thích hợp với từng doanh nghiệp. Vì vậy quản trị rủi ro là một cơng tác đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì ở Việt Nam nói chung hay tại cơng ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina công tác quản trị rủi ro chưa được quan tâm đúng với vai trị của nó. Ban lãnh đạo cơng ty tuy đã có sự nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tuy nhiên vì nhiều ngun nhân nên cơng tác được thực hiện chưa thật tốt. Kiến thức của cơng nhân viên trong cơng ty cịn hạn chế và không thực sự coi trọng cơng tác này.

Theo quan điểm này thì cơng tác quản trị rủi ro khơng phải là công việc của riêng những nhà quản trị hay chỉ do bộ phận chuyên mơn phụ trách mà nó cịn ở ý thức của mỗi cá nhân trong tập thể Công ty. Nếu mỗi các nhân đều có kiến thức và nhận biết được các rủi ro, tự có ý thức phịng tránh các rủi ro thì cơng tác quản trị rủi ro trong Cơng ty sẽ trở lên vững chắc và hiệu quả rất cao do sức mạnh của tập thể. Vì thế ban lãnh đạo cơng ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina nên tập trung nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro đối với cán bộ và nhân viên trong công ty. Thông qua các hoạt động trong quá trình đào tạo ban đầu và nâng cao năng lực công nhân viên để các lao động trong công ty đều hiểu rõ tầm quan trọng của quản trị rủi ro.

3.2.2. “Phịng hơn chống”

Rủi ro mang tính hai mặt nó có thể mang lại cơ hội kinh doanh nhưng cũng đồng thời gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Tổn thất gây ra cho Công ty nhiều khi khơng thể tính bằng tiền bạc, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của Công ty.

Trong một trường hợp bất kỳ nếu biết trước được điều sắp xảy ra ta sẽ có nhiều cách ứng phó với điều đó hơn từ đó sớm tìm ra cách giải quyết nếu trường hợp xấu xảy ra. Ngược lại khi nó đã xảy ra thì chúng ta chỉ có thể bị động ứng phó, phản ứng chậm hơn hậu quả cũng sẽ xấu hơn. Tương tự với công tác quản trị rủi ro nếu nhận

dạng tốt các mối hiểm họa và nguy hiểm sớm, từ đó phân tích và đánh giá tìm ra ngun nhân, đề ra các biện pháp phịng ngừa rủi ro từ sớm thì đã giảm được phần nào xác suất rủi ro xảy ra đối với Cơng ty hoặc nếu có xảy ra, thì với những biện pháp đã chuẩn bị sẵn thì dễ dàng giải quyết các rủi ro và mức tổn thất sẽ được giảm tối đa.

3.2.3. “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh doanh”

Trong lúc nền kinh tế đang có nhiều bước phát triển, q trình tồn cầu hóa cũng diễn ra nhanh chóng, cạnh tranh cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn thì nhà quản trị thường chỉ quan tâm và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho các biện pháp phát triển kinh doanh như: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt giá ổn định, đàm phán ký kết bán hàng, tăng doanh thu… Cho nên, nhiều khi họ quên rằng Công ty đang đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mà khơng hề tìm cách phịng ngừa và giảm thiểu. Điều đó là khơng nên bởi vì các biện pháp phát triển kinh doanh và công tác quản trị rủi ro có quan hệ tương hỗ, biện chứng qua lại với nhau. Thông qua công tác quản trị rủi ro giúp cho doanh nghiệp giảm được các tổn thất do rủi ro gây ra, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh. Các biện pháp kinh doanh cũng giúp giảm đi nhiều mối hiểm họa và tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cơng tác quản trị rủi ro.

3.3. Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina

3.3.1. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Cơng ty TNHH Cơng nghệ Gloveland Vina

3.3.1.1. Khắc phục hạn chế trong công tác nhận dạng rủi ro tại công ty

Hạn chế của cơng ty ở cơng tác nhận dạng là chưa có quy trình nhận dạng rõ ràng, việc thống kê cịn chưa đủ cụ thể. Vì vậy cơng ty cần sắp xếp lại quy trình sao cho đảm bảo tính logic và rõ ràng, cơng tác thống kê cần cập nhật cả tời điểm cụ thể trong năm vì có một số rủi ro về thiên nhiên thường xảy ra theo mùa nếu chỉ cập nhật theo năm sẽ khơng biết được chính xác thời gian cần phịng tránh rủi ro gì.

Ngồi ra cơng ty cịn nên thường xun cập nhật thông tin từ thị trường trong và ngồi nước, chính sách của nhà nước, dự báo thời tiết… việc này giúp cho Cơng ty nắm được tình hình kinh tế, chính trị của trong và ngồi nước, từ đó có thể dự đốn được sự biến động của giá cả thị trường, các chính sách mới ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay thời tiết xấu ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

Thông tin về môi trường vi mô như khách hàng, nhà cung cấp cũng đóng vai trị rất quan trọng

3.3.1.2. Khắc phục hạn chế trong cơng tác phân tích rủi ro tại cơng ty

Ở cơng tác phân tích tại cơng ty TNHH Cơng nghệ Gloveland Vina thì việc cơng ty chưa phân tích mối hiểm họa và các tổn thất khác ngoài kinh tế là một vấn đề cần khắc phục sớm. Bởi vì mối hiểm họa có thể sẽ trở thành chất xúc tác quan trọng khiến tổn thất do rủi ro gây nên nguy hiểm hơn nhiều lần. Rủi ro xảy ra không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà nó cịn gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vì thế việc cần làm cần tiến hành phân tích mối hiểm họa và các tổn thất có thể gây ra cho cơng ty nếu rủi ro xuất hiện. Từ đó tìm ra các biện pháp giải quyết, ngăn ngừa rủi ro tốt nhất có thể. Việc phân tích rủi ro địi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên phải có trình độ, kiến thức sâu rộng về rủi ro, Công ty cần có sự quan tâm thích đáng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, cử cán bộ đi học để nâng cao kiến thức vững chắc về phân tích rủi ro hoặc tuyển dụng thêm nhân viên có kiến thức và trình độ, kinh nghiệm về phân tích rủi ro.

3.3.1.3. Khắc phục hạn chế trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tại cơng ty

Cơng tác kiểm sốt rủi ro của cơng ty Gloveland Vina cịn bị động, khi xảy ra rủi ro mới đề ra phương pháp xử lý. Do vậy Công ty cần lập các phương án giải quyết rủi ro để đến khi rủi ro bất ngờ xảy ra cơng ty vẫn có thể chủ động giải quyết. Ngồi các biện pháp cơng ty đang sử dụng có thể sử dụng thêm một số biện pháp khác như:

 Trong ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro

- Khi kí kết hợp đồng với khách hàng thì ln có những điều khoản cụ thể, chi

tiết, rành mạch về thời gian, tiến độ thanh toán, phương thức thanh toán để tránh những hiểu nhầm và tránh những rủi ro trong thanh toán với khách hàng.

- Với các đối thủ cạnh tranh công ty lựa chọn chủ động tìm kiếm khách hàng, có chính sách giá và khuyến mại phù hợp để giữ chân lượng khách hàng trung thành.

 Trong né tránh rủi ro

- Không thực hiện kinh doanh với các nhà cung cấp chưa có đủ chứng chỉ chất lượng sản phẩm và có tình hình sản xuất đang gặp khó khăn.

- Thơng tin về các chiến lược, chính sách kinh doanh của Cơng ty được bảo mật một cách tuyệt đối, ban đầu chỉ ban lãnh đạo biết và bàn kế hoạch, khi triển khai mới

phổ biến xuống các bộ phận và nghiêm cấm tiết lộ thơng tin ra bên ngồi. Nếu nhân viên tiết lộ thông tin cho đối thủ sẽ bị đuổi việc và phạt bồi thường thiệt hại.

- Khơng kí kết hợp đồng với nhân viên khơng đủ năng lực, trình độ, khơng có ý định gắn bó lâu dài với Cơng ty.

Cơng ty nên chủ động thực hiện các biện pháp né tránh và ngăn ngừa rủi ro để tăng tính chủ động nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Thujec hiện các biện pháp đồng bộ và thống nhất.

3.3.1.4. Khắc phục hạn chế trong công tác tài trợ các rủi ro tại cơng ty

Quỹ dự phịng đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại nếu có rủi ro bất ngờ xảy ra. Công ty sẽ không mất thời gian xoay vịng vốn và có thể chi trả ngay lập tức để khắc phục hậu quả tránh gây ra những tổn thất khác kéo theo. Ngồi ra cơng ty nên nâng cao khả năng xử lý hậu quả bằng cách nâng cao kỹ năng, trình độ chun mơn của tất cả nhân viên nhằm hạn chế các rủi ro khơng đáng có vì thiếu hiểu biết gây nên. Từ đó tăng tốc độ xử lý hậu quả giảm thiểu tổn thất tới mức tối đa.

3.3.2. Một số giải pháp khác

Giải pháp 1: Giải pháp về nhân sự

Con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó địi hỏi cơng ty phải có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, tuyển dụng thêm những nhân viên có năng lực, sức khỏe và đạo đức, loại bỏ những nhân viên có năng lực và đạo đức kém. Hiện nay nhân lực của cơng ty cịn hạn chế về trình độ và kinh nghiệm giải quyết các rủi ro. Vì vậy để nâng cao năng lực nhân viên có thể sử dụng giải pháp sau:

- Giải pháp tình thế: Cử nhân viên đi học thêm về các lớp nghiệp vụ nâng cao ngắn hạn, tham dự các lớp hội thảo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn nhằm nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm để có thể xử lý các tình huống thực tế phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ của mình.

Tổ chức tuyển dụng nhân viên mới có trình độ chun mơn vào các vị trí cịn thiếu nhất là với các vị trí về quản trị rủi ro, cử nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp các nhân viên mới để họ dễ hịa nhập với mơi trường làm việc mới.

- Giải pháp lâu dài: Tạo mơi trường thuận lợi có sự đồn kết, nhất trí cao giữa lãnh đạo và nhân viên, để hợp tác thực hiện cơng việc chung có hiệu quả nhất.

Khuyến khích làm việc theo nhóm, đan xem làm việc độc lập. Cơng ty cần phải có chính sách đãi ngộ thật cơng bằng, khơng chỉ có đãi ngộ về tài chính cịn phải có đãi ngộ phi tài chính để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời tạo động lực cho người lao động phấn đấu hơn nữa.

Cơng ty phải có kế hoạch đào tạo chương trình an tồn lao động cho người lao động thường niên, tổ chức đan xem thêm các cuộc thi về tìm hiểu an tồn lao động, giúp người lao động có kiến thức vững vàng và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của an tồn trong cơng việc.

Giải pháp 2: Thay đổi nhận thức về công tác quản trị rủi ro của nhà quản trị và các công nhân viên

Tại Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina, nhận thức của nhà quản trị về công tác quản trị rủi ro cịn chưa thực sự tốt. Cơng ty cần có sự đầu tư thêm, xây dựng các chương trình học, các khóa huấn luyện về quản trị rủi ro nhằm nâng cao kĩ năng cũng như nâng cao sự nhạy bén, linh hoạt của cán bộ, cơng nhân viên nói chung, nhà quản trị nói riêng. Nhà quản trị cũng cần thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị rủi ro đồng thời nghiên cứu các rủi ro thường xảy ra trong ngành, các rủi ro doanh nghiệp hay gặp phải để có cái nhìn tồn diện về cơng tác quản trị rủi ro trong Công ty.

Giải pháp 3: Giải pháp về vốn

Để doanh nghiệp hoạt động tốt thì vốn là điểu khơng thể thiếu được. Nguồn vốn mạnh cơng ty có khả năng đào tạo nhân viên, mở rộng quy mơ sản xuất, lao động, có khả năng tự chủ nhiều hơn. Với Gloveland Vina thì vốn cũng là một yếu tố rất quan trong nhất là trong cơng tác quản tri rủi ro. Để có thêm nguồn vốn thì cơng ty có thể xem xét thu hút vốn bằng cách huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong Cơng ty. Đối với cán bộ cơng nhân viên thì đây sẽ là khoản đầu tư tài chính của họ bằng cách góp vốn cùng Cơng ty chia sẻ lợi nhuận, khó khăn. Giúp mọi người gắn bó với cơng ty hơn, cùng chung sức gánh vác Công ty. Xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững.

1. Báo cáo tài chính trong 3 năm 2015-2017 và các tài liệu thống kê liên quan của Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina

2. PGS.TS Trần Hùng (2017), Giáo trình Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Hà Nội.

3. Jonathan Reuvid (2014), Quản lý rủi ro kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức

4. Nguyễn Thị Hằng- (2014) Đề tài “ Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại

Cơng ty TNHH cơ khí xây dựng VDC” - Khóa luận tốt nghiệp- Đại học Thương Mại 5. Đoàn Thị Nga- (2015) Đề tài “Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro

tại công ty TNHH TM BOO” - Khóa luận tốt nghiệp- Đại học Thương Mại

6. Nguyễn Thanh Phương- (2016)- Đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro

của Công ty xây lắp và kết cấu thép Lê Hồng” - Khóa luận tốt nghiệp- Đại học

Thương Mại.

7. Nguyễn Thị Thanh- (2016)- Đề tài: “ Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Cơng nghiệp” - Khóa luận tốt

nghiệp- Đại học Thương Mại.

8. Phạm Xuân Tùng- (2015)- Đề tài “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại công ty

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

Để có những thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Cơng nghệ Gloveland Vina”. Rất mong ơng bà có thể cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi cam đoan các thông tin được thu thập dưới đây hồn tồn chỉ để phục vụ mục đích nghiên cứu. Tơi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Ơng (Bà) để góp phần hồn thành đề tài khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn!

Xin hãy đánh dấu X vào đáp án ơng (bà) đồng ý!!!

Câu 1. Ơng (Bà) cho biết đánh giá của mình về tần suất gặp các rủi ro của Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina

Mức độ đánh giá theo thang điểm từ 1- 5 với:

1. Hiếm khi xảy ra 2. Không thường xuyên 3. Bình thường 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên

Các rủi ro Đánh giá

1 2 3 4 5

Biến động giá cả, tỷ giá hối đối Yếu tố con người

Chính sách kinh tế- pháp luật Cạnh tranh

Vận chuyển

Chất lượng không đảm bảo Khách hàng

Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina

Mức độ đánh giá theo thang điểm từ 1- 5 với:

1- Hoàn tồn khơng ảnh hưởng, 2- Khơng ảnh hưởng, 3- Bình thường, 4- Ảnh

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Công nghệ Gloveland Vina (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)