DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN VỀ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn sản phẩm thép của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp trung thắng (Trang 48)

- Các biện pháp và điều kiện phân biệt giá

4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN VỀ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG

HỢP TRUNG THẮNG.

Theo đánh giá tổng quan của Bộ Cơng Thương về tình hình kinh doanh mặt hàng thép trên cả nước giai đoạn 2012 – 2014 và định hướng trong thời giai đoạn 2015 – 2017 thì nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tăng khoảng 2% trên toàn thế giới và ước tính khoảng 1.594 triệu tấn theo dự báo của HIệp hối thép thế giới. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tại thị trường Việt Nam cho thấy so với mọi năm thì giai đoạn 2015 – 2017 sức tiêu thụ thép ở Việt Nam sẽ có xu hướng giảm hơn 30%, điều này sẽ khiến cho giá các loại sắt, thép trên thị trường giảm xuống. Chính mâu thuẫn giữa thực tế nhu cầu trong nước và thế giới là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp kinh doanh thép trong nước ta phải “đau đầu” tìm hiểu phương pháp để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trên thị trường đầy cạnh tranh này. Khơng dừng lại ở đó, ngành thép Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ các nguồn thép nhập lậu, thép giá rẻ nhưng kém chất lượng từ Trung Quốc và những hạn chế từ hoạt động logistics, hải quan,..

Theo giới kinh doanh, sức tiêu thụ thép hiện nay vẫn trong tình trạng tăng trưởng chậm. Để kéo sức tiêu thụ thép trong thời gian tới, bên cạnh thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng có thể nghĩ đến việc thúc đẩy sản phẩm của mình ra các thị trường khác trên thế giới để tận dụng mặt tích cực của tự do hóa thương mại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng lượng sản phẩm tiêu thụ và giảm bớt hàng tồn kho. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp thép phải chú trọng đầu tư kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp thép trong nước phải nỗ lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của mình tại các thị trường mới như Mỹ, châu Phi, Trung Đông...

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn sản phẩm thép của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp trung thắng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)