Thực trạng phát triển sản phẩm mới của khách sạn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn mường thanh xa la, chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn mường thanh, hà nội (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách sản phẩm của khách sạn Mường Thanh Xa

2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm mới của khách sạn

Cũng như các khách sạn khác, Mường Thanh Xa La ln chú trọng đến phát triển và coi đó như một chiến lược nhằm đánh vào tâm lí khách hàng. Trong chiến lược phát triển sản phẩm mới , khách sạn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các bước tạo ra sản phẩm mới và đưa sản phẩm vào thị trường.

- Hình thành ý tưởng:

Để có được sản phẩm mới phải có nhiều ý tưởng mới. Để hình thành len nhiều ý tưởng mới, khách sạn dựa trên việc phân tích thị trường mục tiêu và lấy ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau: từ nhân viên trong công ty, phản hồi của khách hàng sau mỗi lần trải nghiệm dịch vụ, phương tiện thông tin đại chúng. Ban giám đốc là nguồn thông tin quan trọng bới đây là những người biết nhìn xa trơng rộng. Ban gám đốc sẽ phân tích, tổng hợp các nguồn thơng tin để rút ra kinh nghiệm bổ sung vào sản phẩm của mình.

- Lựa chọn ý tưởng:

Sau khi có được ý tưởn từ nhiều nguồn khác nhua, khách sạn tiến hành sàng lọc lựa chọn ra ý tưởng độc đáo nhất để đưa ra thị trường phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ý tưởng được lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chí mà khách sạn đã đề ra, hướng đến đối tượng khách hàng cụ thể, đưa ra được cac chi phí liên quan đến sản phẩm : giá thành, giá bán, thời điểm tung ra thị trường, lơi nhuận đem lại.

- Phân tích kinh doanh:

Khách sạn tiến hành phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau:

+ Góc độ kĩ thuật: dự kiến các dịch vụ ( ăn uống, lưu trú,… ) như thế nào là phù hợp.

+ Góc độ tài chính: Dự kiến giá bán bao nhiêu là hợp lý, dự kiến mức chi phí marketing có phù hợp với điều kiện tài chính của cơng ty? Dự kiến mức doanh thu và lợi nhuận từ sản phẩm mới mang lại.

Dự án nào vượt qua được các tiêu chí trên sẽ trở thành dự án chính thức của cơng ty.

- Phát triển sản phẩm:

Trong giai đoạn này, ý tưởng được lựa chọn sẽ được khách sạn dựng thành các sản phẩm cụ thể. Tùy theo chủng loại sản phẩm mà bộ phận marketing tiến hành khảo sát thực địa và khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên chi phí cho mỗi lần thử nghiệm là rất lớn, vì vậy tùy vào chủng loại sản phẩm mà khách sạn tiến hành thử nghiệm.

Ở giai đoạn này khách sạn tiến hành đặt tên cho sản phẩm của mình và sản xuất một loạt nhỏ để đưa ra thị trường. Khách sạn cũng tiến hành thử nghiệm các chương trình marketing cho sản phẩm mới: tờ rơi, các chương trình khuyến mãi đi kèm.

Đối tượng thử nghiệm là những nhân viên giỏi, giảu kinh nghiệm, những người có quyền quyết định mua sản phẩm, khách hàng trung thành.

- Thương mại hóa sản phẩm:

Khi hình thành nên sản phẩm chính thức, giai đoạn cuối cùng là khách sạn tiến hành thương mại hóa sản phẩm, tổ chức sản xuất hàng loạt, tổ chức marketing cho sản phẩm và tung ra thị trường. Để tung sản phẩm ra thị trường cần qua bốn uyết định:

+ Quyết định thời gian chính thức tung sản phẩm ra thị trường: Khách sạn cần phân tích các điều kiện, cơ hội thích hợp nhất để tung sản phẩm ra thị trường một cách sớm nhất.

+ Quyết định địa điểm tung sản phẩm mới: khách sạn tiến hành tung sản phẩm tại chính khách sạn của mình do nhân viên thị trường của khách sạn giới thiệu, qua các dịch vụ đi kèm.

+ Quyết định đối tượng khách hàng: Khách sạn xem xét các đối tượng khách hàng tiềm năng là các quan chức cấp cao, khách du lịch trong và ngồi nước có khả năng chi trả để từ đó có chính sách marketing phù hợp.

+ Cuối cùng khách sạn quyết định giá bán của sản phẩm được tung ra thị trường và dùng các hoạt động để xúc tiến bán.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn mường thanh xa la, chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn mường thanh, hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)