3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Đề nghị chính phủ thành lập các hiệp hội lữ hành và khách sạn nhằm trau dồi kinh nghiệm giúp nhua trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên trong hội, tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh khách sạn.
Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở nước ta chủ yếu ở mức độ thấp và trung bình, chưa đạt chuẩn quốc tế. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách đầu tư, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các tuyến điểm du lịch, các khu du lịch. Đồng thời tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa quốc gia và các di sản thế giới.
Phát triển kinh doanh khách sạn Việt Nam cần đi đôi với phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ mơi trường trong sạch, bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân độc, đảm bảo an ninh quốc phịng, trât tự an tồn xã hội.
Nhà nước đã ban hành Luật du lịch nhằm quản lí các hoạt động liên quan đến du lịch hiệu quả hơn. Tuy nhiên do các hoạt động đó ngày càng phát triển phức tạp hơn nên Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hoạt động nề nếp hơn và Nhà nước dễ dàng quản lí hơn.
Chính sách thuế: Hiện nay thuế của các dịch vụ liên quan đến du lịch, thuế dịch vụ lưu trú, ăn uống,.. vẫn khá cao. Điều này làm tăng chi phí dẫn đến giá bán các sản phẩm tăng gây ảnh hưởng đến kinh doanh của các khách sạn. Vì vậy, Nhà nước cần có các biện pháp giảm các loai thuế dịch vụ có liên quan đến kinh doanh khách sạn – du lịch.
3.3.2. Kiến nghị với bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch
Tổng cục du lịch cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về vốn, mặt bằng, thủ tục hành chính,… để tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú để phát triển ngành khách sạn hơn nữa.
Nâng cao chất lượng khách sạn bằng tạo ra các điểm du lịch, các khu du lịch hấp dẫn. Khai thác và tu bổ các tài nguyên du lịch, các điểm du lịch đã hình thành ở các địa phương. Không ngừng lưu giữ các phong tục tâp quán, món ăn truyền thống tại các vùng miền. Quy hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế nhằm phát triển ngành du lịch khách sạn ở nước ta trong năm tới.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới biết đến các điểm du lịch nổi tiếng của đất nước mình qua các hoạt động quảng cáo trên internet, qua các ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, các phương tiện thông tin đại chúng.
Tăng cường mở rộng các cơ quan đại diện du lịch của Việt Nam ở nước ngoài bằng cách lập các văn phòng du lịch làm đại diện.
Tổng cục du lịch duy trì lập đề án với sự tham gia của các ngành: công an, ngoại giao, giao thơng vận tải, hàng khơng, hải quan, tài chính… nhằm nâng cao dịch vụ du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách, tạo điều kiện cho việc làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch được nhanh chóng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến lưu trú, thăm quan giải trí của khách du lịch đặc biệt là làm visa.
Tổng cục du lịch nên khẩn trương lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đẩy nhanh công tác đào tạo.
Tổng tục cần phối hợp với các Bộ, các ngành ra soát lại các văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kiến nghị, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo hai hướng:
+ Nghiên cứu hình thức hội nhập gắn du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và trên thế giới.
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đạo tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đuổi kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
3.3.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần huy động nguồn vốn phát triển du lich vào việc đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch dựa trên quy hoạch tổng thể du lịch của thành phố, quy hoạch khu trung tâm và quy hoạch chi tiết.
Thành phố cần xây dựng và cải tạo các khu vui chơi giải trí, các cơng viên bảo tàng nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố nói chung và khách du lịch nói riêng. Bên cạnh đó, cần thực hiện cơng tác bảo vệ, sửa chữa và nâng cấp các cơng trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn hóa, các tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố.
Úy ban thành phố Hà Nội cũng cần có những chính sách thống trong cấp giấy phép đầu tư, đối xử bình đẳng các thành phần kinh tế có tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên đia bàn thành phố.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố đối với nhân dân thành phố và nhân dân cả nước.
Úy ban nhân dân thành phố Hà Nội nên có chính sách đào tạo cán bộ quản lí giỏi, đặc biệt là bộ phận marketing bằng cách mời giảng viên giỏi về Hà Nội tham gia đào tạo hoặc gửi cán bộ đi học ở nước ngoài.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa thành phố có nền kinh doanh khách sạn phát triển trong nước cũng như trên thế giới, khu vực để xây dựng hướng đi đúng đắn cho ngành khách sạn thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh tổng hợp, cần có sự phối hợp các bộ phận trong khách sạn cũng như giữa khách sạn với các nhà cung ứng dịch vụ. Những chính sách về giá cả, phân phối, sản phẩm đều được thực hiện tối ưu nhằm giúp khách sạn có doanh thu cao. Trong đó, hồn thiện chính sách sản phẩm để đưa ra thị trường rất cần thiết với kinh doanh khách sạn. Chính sách sản phẩm là xương sống, là hạt nhân của tồn bộ chiến lược Marketing. Bất kì khách sạn nào kinh doanh đều quan tâm đến chính sách sản phẩm. Tuy nhiên hiên nay có rất nhiều khách sạn tham gia vào lĩnh vực này nên sự cạnh tranh càng gay gắt và quyết liệt. Khách sạn Mường Thanh Xa La muốn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường phải khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn luôn thay đổi sản phẩm kinh doanh để tạo sự độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Giải pháp hồn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn Mường Thanh Xa La”, qua việc khảo sát thực tế tại công ty cũng như tên thị trường, khóa luận đã hệ thống hóa được những khái niệm và lý luận liên quan đến đề tài. Đồng thời phân tích thực trạng kinh doanh và chính sách sản phẩm của khách sạn. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp khách sạn phát triển hơn nữa các sản phẩm hiện có. Đây là một cơng việc khó khăn và phức tạp địi hỏi có sự cố gắng của tồn bộ nhân viên trong khách sạn.
Với những kiến thức đã tích lúy được qua q trình học tập cùng sự chỉ bảo tận tình của PGS,TS Hồng Văn Thành, sự giúp đỡ của các anh chị trong khách sạn Mường Thanh Xa La đã giúp em hoàn thành luận văn này. Do kiến thức có hạn, kinh nghiệm thực tế cũng không nhiều nên luận văn khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất mong q thầy cơ góp ý kiến để khóa luận hồn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Hồng Văn Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thiện khóa ln này. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình marketing du lịch, TS Bùi Xuân Nhàn, nhà xuất bản Thống Kê, năm 2008.
2. Giáo trình Marketing căn bản, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
3. Luật du lịch năm 2017 và văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
4. Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn – Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, NXB lao động xã hội.
5. Quản lý khách sạn hiện đại, NXB chính trị quốc gia, viện nghiên cứu phát triển du lịch.