ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền bắc việt nam của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 46 - 49)

Theo kế hoạch của Công ty giai đoạn 2011 – 2015, Cơng ty có một số định hướng sau liên quan đến việc kinh doanh mặt hàng dầu nhờn:

 Mở rộng hơn nữa việc kinh doanh dung mơi, hóa chất và các sản phẩm từ dầu mỏ, hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nhà cung cấp ở Thái Lan, Đài Loan và Iran, đồng thời mở rộng mối quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp tại Singapo và Nhật Bản để khai thác thêm nguồn hàng, tìm kiếm và hợp tác tốt với các khách hàng chiến lược.

 Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, phải tạo được mối liên kết nội bộ vững chắc giữa văn phịng Cơng ty với tất cả các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị với nhau để có được một sự kết hợp tốt.

 Chú trọng hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. Không ngừng bổ sung, bồi dưỡng lao động trình độ cao, từng bước đổi mới và thay thế cơ cấu lao động, sớm đưa Cơng ty phát triển ổn định, vững chắc, có lực lượng lao động chuyên nghiệp và nhiều chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực.

Cụ thể, từ định hướng chiến lược trên, Công ty có những mục tiêu cụ thể sau cho nhập khẩu và phân phối dầu nhờn trong năm 2012:

 Hồn thiện hệ thống kinh doanh lấy tiêu chí lợi nhuận làm mục tiêu. Đồng thời, vẫn phải bám sát, nắm bắt kịp thời những chính sách kinh doanh của các hãng cung cấp để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp.

 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập khẩu và phân phối nhóm sản phẩm dầu cơng nghệ cao su RPO và dung môi SOL. Giữ vững và phát triển hơn nữa thị trường dầu nhờn dành cho xe tải, xe buýt, xe chuyên dụng CVL là dầu công nghiệp IL – vốn là hai nhóm sản phẩm có sản lượng và giá trị đóng góp cao nhất từ trước tới nay.

 Nâng cao tính chun nghiệp của đội ngũ nhân viên. Tích cực triển khai các khóa huấn luyện về rèn luyện kỹ năng bán hàng.

 Tận dụng tối đa những lợi thế của Công ty về nhân lực, địa bàn kinh doanh, vận tải, kho bãi.. để tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao hình ảnh, uy tín của Cơng ty trong hoạt động phân phối dầu nhờn và thích nghi với hồn cảnh kinh doanh mới.

 Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh phân phối sản phẩm dầu nhờn của Cơng ty, trong đó trọng tâm là phát triển kênh bán hàng trực tiếp, đồng thời nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh cấp 1.

 Tìm kiếm nhà cung cấp bổ sung những sản phẩm hợp lý hoặc sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Phịng kinh doanh dung mơi dầu nhờn hoa chất, mở rộng hơn nữa mặt hàng kinh doanh của Công ty.

 Hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nước ngoài, đảm bảo nguồn cung sản phẩm ổn định

 Tăng cường việc chấp hành các quy định về thời gian làm việc và thời gian hồn thành các cơng việc quản trị, chuyên môn.

 Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống lương thưởng cho phủ hợp giai đoạn hoạt động mới.

Đồng thời, Công ty cũng đưa ra mục tiêu cụ thể hơn trong hệ thống kênh và quản trị kênh:

 Thiết kế hệ thộng phân phối phải phù hợp với đặc điểm của từng đoạn thị trường mục tiêu, sao cho đem lại hiệu quả cao trong phân phối.

 Theo mục tiêu bao phủ thị trường và ngày càng gia tăng thị phần của Công ty, cần phát triển hơn nữa việc bán hàng trực tiếp và nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh một cấp, bao gồm việc loại bỏ và lựa chọn, bổ sung các thành viên mới cho kênh nếu cần thiết, đặc biệt là các nhà phân phối có tiềm lực, ở các vùng mà nhân viên Cơng ty hoạt động khó hiệu quả và định hướng họ phát triển theo mục tiêu của Công ty.

 Kết hợp hài hòa sự hợp tác giữa các thành viên trong kênh, tránh xung đột mâu thuẫn, các bên cùng có lợi. Mặt khác phải có những biện pháp kích thích, động viên các thành viên trong kênh trong quá trình hoạt động của kênh, xem xét phối hợp cùng với các công cụ marketing để đem lại hiệu quả toàn diện, Giám sát, kiểm tra và đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động của các thành viên kênh

 Hiện nay việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng của Công ty vẫn thông qua một số doanh nghiệp hay trung gian mà Cơng ty khơng kiểm sốt được, và hình ảnh và cách cư xử của họ với khách hàng phản ánh hình ảnh của Cơng ty và sản phẩm. Do đó, thơng qua họ, khách hàng đánh giá về uy tín của sản phẩm và Cơng ty. Vì vậy, tất teesy phải tìm cách tăng cường kiểm sốt về số lượng cũng như chất lượng và hình ảnh sản phẩm được bán theo cách này.

 Đối với các nhân viên kinh doanh, phải đề ra các chính sách khuyến khích cụ thể hơn nữa, tạo thêm động lực để làm việc cho họ. Tăng cường cho họ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ. Hơn nữa, phải nỗ lực để tăng tính gắn bó của nhân viên với Cơng ty, tránh tình trạng như cuois

2005, đầu 2006, sau khi Cơng ty cổ phần hóa, một số nhân viên của Công ty đã bỏ việc, kéo theo sự ra đi của một số lượng khách hàng không nhỏ của họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền bắc việt nam của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)