Quy định về nguyên tắc tố tụng làm cơ sở bảo đảm quyền con người trong gia

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 33 - 36)

2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 liên quan đến bảo

2.2.1. Quy định về nguyên tắc tố tụng làm cơ sở bảo đảm quyền con người trong gia

2.2.1. Quy định về nguyên tắc tố tụng làm cơ sở bảo đảm quyền con ngườitrong giai đoạn khởi tố, điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra

Các nguyên tắc tố tụng được ghi nhận tại Chương II BLTTHS 2015. Các nguyên tắc này sẽ chi phối tất cả hoặc một số hoạt động của giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra nói riêng và q trình tố tụng nói chung.

- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS (Điều 7 BLTTHS 2015). Pháp chế đòi hỏi các chủ thể phải tôn trọng và và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Điều này làm cho các CQTHTT trong giai đoạn khởi tố và điều tra được được phép tiến hành các hoạt động ngồi những căn cứ và trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định.

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8 BLTTHS 2015). Đối tượng được bảo vệ là quyền con người trong các giai đoạn tố tụng. Trong đó, giai đoạn khởi tố và điều tra, các đối tượng là những người có khả bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế làm hạn chế tự do và các lợi ích. Theo đó, trách nhiệm của CQTHTT là thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9 BLTTHS 2015). Mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng, khơng có ai được hưởng đặc quyền. Các pháp nhân cũng bình đẳng trước pháp luật khơng phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10 BLTTHS 2015). Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của BLTTHS 2015. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

- Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân (Điều 11 BLTTHS 2015). Pháp luật bảo hộ hướng tới 05 quyền con người cơ bản, đó là quyền sống, quyền về sức khỏe, quyền về danh dự, quyền về nhân phẩm và quyền về tài sản. Các cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện để người tham gia tố tụng thực hiện được các quyền của họ. Hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân bị xử lí theo luật.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12 BLTTHS 2015). Trong quá trình giải quyết vụ án các cơ quan có thẩm quyền THTT được quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăn chặn, điều tra như: khám người, chỗ ở, đồ vật, thư tín, điện thoại, điện báo, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của cá nhân... nhưng đòi hỏi phải tuân thủ quy định của BLTTHS về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục của các biện pháp đó.

- Nguyên tắc suy đốn vơ tội (Điều 13 BLTTHS 2015). Việc ghi nhận ngun tắc suy đốn vơ tội trong BLTTHS nhằm bảo vệ quyền tự do, bình đẳng

của cơng dân, đồng thời bảo đảm an toàn pháp lý cho mỗi cá nhân trong quan hệ với nhà nước, xác định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người. Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi khơng đủ và khơng thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội thì cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 BLTTHS 2015). Quyền bào chữa của người bị buộc tội được bảo đảm thông qua các nội dung sau: a) Nguời bị buộc tội có quyền được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Người bị buộc tội có thể sử dụng một trong hai quyền hoặc sử dụng đồng thời hai quyền này; b) Cơ quan, người có thẩm quyền THTT có trách nhiệm bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong TTHS (Điều 31 BLTTHS năm 2015). Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS (Điều 32 BLTTHS 2015). Ngun tắc này khơng chỉ góp phần bảo đảm quyền con người trong TTHS mà còn giúp VAHS được giải quyết một cách khách quan, không làm oan người vô tội, khắc phục những khiếm khuyết của cơ quan, người có thẩm quyền THTT.

- Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 17 BLTTHS 2015). Việc ghi nhận nguyên tắc này là định hướng quan trọng cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền THTT, hoạt động đó vừa phải tuân thủ pháp luật, vừa phải đáp ứng những yêu cầu về bảo đảm quyền con người.

- Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong TTHS (Điều 33 BLTTHS 2015). Kiểm tra, giám sát trong TTHS là cần thiết và khách quan bởi TTHS là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người nên địi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ để các hoạt động trong lĩnh vực này luôn đúng pháp luật, bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 33 - 36)