Giải pháp khác

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 59 - 65)

3.2. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong gia

3.2.2. Giải pháp khác

a, Nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ tư pháp.

Pháp luật có minh bạch, rõ ràng, cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào người áp dụng pháp luật. Đội ngũ CBĐT, kiểm sát, cán bộ cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động khởi tố, điều tra phải được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quyền con người, về quy định pháp luật TTHS liên quan đến bảo đảm quyền con người. Do đó, trong thời gian trước mắt, cần phải tiến hành các biện pháp sau:

- Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét xử; chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động TTHS.

- Trong q trình giải quyết vụ án có khó khăn, vướng mắc về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, phương hướng điều tra tiếp, đường lối xử lý hoặc sự nhận thức khác nhau vế áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì ĐTV, KSV, Thẩm phán cần kịp thời báo cáo xin ý kiến của Lãnh đạo liên ngành tố tụng cùng cấp để thống nhất giải quyết. Trường hợp khơng thống nhất được thì xin ý kiến chỉ đạo liên ngành tố tụng cấp trên.

- Các Cơ quan tố tụng cấp trên thường xuyên kiểm tra, uốn nắn chấn chỉnh kịp thời, tăng cường việc hướng dẫn nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cấp dưới.

- Kiện toàn bổ sung số lượng ĐTV, KSV, Thẩm phán. Xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới. Điều chuyển biên chế phù hợp cho các địa

phương xảy ra nhiều án, tránh áp lực quá nhiều công việc dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

b, Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm quyền con người

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân cũng là giải pháp quan trọng giúp họ có phương tiện bảo vệ chính mình khi bước vào vòng xoay tố tụng. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần hướng đến nhiều loại đối tượng khác nhau và tiến hành qua nhiều hình thức phong phú sinh động. Có thể kể đến:

- Tun truyền thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan báo chí, trang thơng tin điện tử của ngành cơng an, kiểm sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm... cần tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kết quả hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành.

- Biên soạn, cấp phát miễn phí tài liệu về quyền con người nói chung và quyền con người trong TTHS nói riêng. Nội dung các tài liệu này phải dễ hiểu, thiết thực, hấp dẫn, phù hợp với người dân.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật dưới các hình thức thi khác nhau như thi viết, thi dưới hình thức sân khấu.

- Tuyên truyền pháp luật thông hoạt động xét xử. Cơng bố các bản án có tính chất điển hình, cơng khai, tăng cường xét xử lưu động là những hình thức tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả cao.

c, Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm quyền con người

TTHS là lĩnh vực hoạt động khó khăn, phức tạp và nhạy cảm vì đó là hoạt động chứng minh về sự thật khách quan của vụ án. Hoạt động này liên quan đến việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng nên nguy cơ vi phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ là rất lớn, đặc biệt là người bị buộc tội. Do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan chi phối, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động TTHS vẫn cịn tồn tại, đã gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của con người,

ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động TTHS. Để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến xã hội, việc xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi vi phạm pháp luật và khắc phục nhanh chóng các thiệt hại cho người bị thiệt hại là việc làm cấp thiết, quan trọng.

Các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền con người phải được xử lý nghiêm minh, cơng tâm, tránh tình trạng nể nang, bao che. Điều này sẽ củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật, giảm thiểu những bức xúc trong dư luận xã hội. Bên cạnh đó, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai cần phải được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng. Người bị oan, sai phải được tạo điều kiện về thủ tục, xác nhận giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường oan sai phải nhanh chóng xem xét và trả lời yêu cầu của họ, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các CQTHTT, kéo dài thời hạn xử lý vụ việc. Đối với những người đã gây oan sai, ngồi trách nhiệm hình sự phải buộc họ thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm bồi hoàn một phần số tiền Nhà nước đã bỏ ra bồi thường cho người bị oan theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Như vậy, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người là một nguyên tắc quan trọng trong TTHS, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định. Đó là quyền bình đẳng của con người trước pháp luật. Đặc biệt giai đoạn khởi tố là giai đoạn đầu tiên của TTHS, giai đoạn khởi tố VAHS có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức của việc điều tra. Với tính chất là một giai đoạn độc lập của TTHS, giai đoạn điều tra VAHS có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm. Bởi vậy hai giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết với việc đảm bảo quyền con người, bảo vệ các quyền và tự do của công dân, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tồn xã hội.

Chính vì lẽ đó cùng với u cầu cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài Tìm hiều quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự 2015 về việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố và điều tra.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã làm tìm hiểu pháp luật một số nước về đảm bảo quyền con người trong giai đoạn khởi tố và điều tra cũng như tìm hiểu quy định của BLTTHS 2015 ở hai giai đoạn này. Đề tài cũng đã tổng kết thực tiễn để nêu ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót dân đến quyền con người chưa được bảo đảm.

Đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố và điều tra VAHS, quan điểm định hướng tiếp tục hồn thiện pháp luật và một số đóng góp nâng cao trách nhiệm, công tác nghiệp vụ cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng. Tuy nhiên vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động khởi tố và

điều tra trong những năm tới vẫn là một vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và của CQTHTT.

Nội dung của đề tài đã được nhóm trình bày dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tiếp thu quá trình nghiên cứu khoa học, sự tham khảo tài liệu và tiếp cận các nguồn thông tin, đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ để hồn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, 2003, 2015- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB Công an nhân dân, 2019.

3. Quy định về quyền con người qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.

4. PGS. TS. Nguyễn Hịa Bình (Chủ biên), Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

5. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Quyền con người trong tố tụng hình sự, VKSNDTC - Ủy ban nhân quyền Australia, Hà Nội, tháng 3/2010.

6. Bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người, Học viện tư pháp và Viện FES LB Đức, Hội thảo khao học “Bảo vệ quyền con người trong Tố tụng hình sự”, Hội An, tháng 12/2014. 7. TS. Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện hệ thống

pháp luật về tố tụng hình sự bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu lập pháp, Hà Nội, 2017.

8. Richard S.Shine, Mơ hình tố tụng Hoa Kỳ, báo cáo theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam, 2010.

9. Sắc lệnh số 131 ngày 20 tháng 7 năm 1946 về Tổ chức Tư pháp Công an. 10. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

11. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

12. Một số vấn đề về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và hệ thống tư pháp của CHLB Đức - TS. Phạm Mạnh Hùng - Tạp chí Kiểm sát số 01 năm 2010 -

fbclid=IwAR3vAkbeNKn4UFkMnRfvV33UC- cG019ahsY4RqN1RaB8ypforjgr0vt8dcU

13. Mơ hình Tố tụng Hình sự trung Quốc – Tạp chí Khoa học Đại học Viện kiểm sát Hà Nội - https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/142?

fbclid=IwAR3O3ixlfLlOIAiP5orTTjX9esCDDhGPhzALYquti1jSJR- yeG3GWN2w5fo

14. 10 kết quả nổi bật của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017 – Tạp chí Kiểm sốt online - https://kiemsat.vn/10-ket-qua-noi-bat-cua-nganh-kiem-

sat-nhan-dan-nam-2017-48592.html?

fbclid=IwAR1TgrKExBDzqcFndkepVsaGI- rdMfTAVsx74CXhkXkWtRFqHlKaTJEfxzk

15. Năm 2018: Ngành Kiểm sát nhân dân hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao – Tạp chí Kiểm sốt online - https://kiemsat.vn/nam-2018-

nganh-kiem-sat-nhan-dan-hoan-thanh-vuot-muc-nhieu-chi-tieu-quoc-hoi- giao-51541.html?

fbclid=IwAR133kLNHLz5CDsHYPmsraeqWZEPUy57DbRX8qCyROWJgo lIqMZM6tOyyBo

16. 10 kết quả hoạt động nổi bật năm 2019 của ngành Kiểm sốt nhân dân – Tạp chí Kiểm sốt online - https://kiemsat.vn/10-ket-qua-hoat-dong-noi-bat-

nam-2019-cua-nganh-kiem-sat-nhan-dan-56318.html?

fbclid=IwAR1ABiAh9J3WUsblA3zH5W9P8GCZEPyUVxLmoWttBJnx9C BDtSSUpM0UmMY

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 59 - 65)