Quy định của BLTTHS2015 về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 36 - 40)

2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 liên quan đến bảo

2.2.2. Quy định của BLTTHS2015 về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố

đoạn khởi tố

2.2.2.1. Quy định về trách nhiệm và thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

BLTTHS năm 2015 quy định rõ tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền; tin báo về tội phạm là thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thơng tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị CQĐT, VKS có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm; cơ quan kiến nghị khởi tố phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.

BLTTHS 2015 quy định cụ thể trách nhiệm và thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, công an phường, thị trấn, đồn công an, công an xã, các cơ quan, tổ chức khác. Đồng thời bổ sung quy định “trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền”.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là đối với những tin giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phức tạp, nhiều đối tượng tham gia, cần phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa phương, BLTTHS 2015 tăng thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố lên tối đa là 4 tháng (BLTTHS

năm 2003: tối đa là 2 tháng). Đồng thời, bổ sung thời hạn phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tối đa 1 tháng.

BLTTHS 2015 bổ sung quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố nhưng hết thời hạn luật định mà chưa có kết quả. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn, tránh việc kéo dài thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm.

2.2.2.2. Quy định quyền của người bị buộc tội

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có các quyền: Được thơng báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Được thơng báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT.

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền: Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã; Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt; Được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong việc giữ người, bắt người.

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Người bị tạm giữ có quyền: Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định; Được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểm tra, đánh giá; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT về việc tạm giữ.

2.2.2.3. Quy định căn cứ khởi tố VAHS

Để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự được đúng đắn, xử lý đúng người đúng tội, không làm oan sai, bảo đảm tối đa quyền con người, quyền cơng dân. Do đó, BLTTHSđã quy định căn cứ khởi tố VAHS:

Điều 143 BLTTHS 2015 quy định: "Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm". Dấu hiệu tội phạm trong giai đoạn này thơng thường được thể hiện là có sự việc phạm tội, chứ không phải thể hiện trong việc xác định người phạm tội. Để xác định người phạm tội có thể trải qua một loạt các hoạt động điều tra.

BLTTHS 2015 cũng quy định các trường hợp những trường hợp khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại. Những trường hợp khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại gồm: Khoản 1 Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Khoản 1 Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Khoản 1 Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng; Khoản 1 Điều 138: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Khoản 1 Điều 139: Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; Khoản 1 Điều 141: Tội hiếp dâm; Khoản 1 Điều 143: Tội cưỡng dâm; Khoản 1 Điều 155: Tội làm nhục người khác; Khoản 1 Điều 156: Tội vu khống; Khoản 1 Điều 226: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại khơng có nghĩa việc khởi tố theo yêu cầu của ngươi bị hại thì đều phải khởi tố mà khi khởi tố theo yêu cầu của người bị hại cũng phải tuân theo quy định tại điều 143 BLTTHS, tức là phải có yêu cầu khởi tố VAHS và có dấu hiệu của tội phạm. Quy định trên đã bảo đảm sự công bằng, quyền con người, không phân biệt các đối tượng tham gia tố tụng.

Để tránh việc khởi tố VAHS một cách tùy tiện, thiếu căn cứ pháp luật, đồng thời đạt được những mục đích của việc truy cứu TNHS mà khơng ảnh hưởng đến quyền con người, BLTTHS quy định những căn cứ khơng được khởi tố VAHS, như: Khơng có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu TNHS, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, tội phạm đã được đặc xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, khơng có u cầu khởi tố VAHS đối với những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

2.2.2.4. Quy định trình tự khởi tố VAHS

Quyết định khởi tố VAHS là một văn bản pháp lý đánh dấu sự khởi đầu của q trình tố tụng VAHS. Chính bởi tính chất quan trọng như vậy mà căn cứ để ra quyết định khởi tố VAHS phải thật chặt chẽ, xác đáng để tránh lãng phí thời gian và cơng sức và ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân.

Từ việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, Điều 145 BLTTHS đã nêu nên trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức để mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Thủ tục tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm đã đề cập đến các trường hợp tố giác tội phạm để

mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức được đảm bảo quyền con người và góp phần vào hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Hoạt động kiểm tra, xử lý các tin báo có vai trị quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đây là những đầu mối, căn cứ đầu tiên để cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra, xác minh thơng tin, từ đó xác định có hay khơng ban hành quyết định khởi tố VAHS. Những quyết định của CQĐT trong giai đoạn này có ảnh hưởng sâu sắc đến trách nhiệm, danh dự của mỗi cơng dân, tổ chức. Vì vậy đây là việc cần được thực hiện một cách khách quan và nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể được quy định trong điều 147 và 157 BLTTHS 2015.

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đồng thời phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của giai đoạn này là “xác định có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm”, BLTTHS 2015 đã bổ sung một điều luật mới quy định về chế định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tại Điều 148.

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w