Quy định của BLTTHS2015 về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 40 - 47)

2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 liên quan đến bảo

2.2.3. Quy định của BLTTHS2015 về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều

đoạn điều tra

2.2.2.1. Quy định quyền của người bị buộc tội - Quyền được biết lý do mình bị khởi tố

Đây là quyền mới được quy định trong BLTTHS 2015, là quyền quan trọng, quyền đầu tiên, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của bị can. Bị can là người bị nghi ngờ thực hiện hành vi phạm tội, họ phải được biết lý do mà họ bị nghi ngờ để nắm bắt được thông tin, chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình.

- Quyền được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ

Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể khác nhau khi tham gia tố tụng là điều cần thiết, giúp họ chủ động hơn trong việc triển khai các quyền của mình. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ khơng đơn thuần chỉ là nêu các quy định của pháp luật mà phải có sự giải thích chi tiết cho bị can nắm được.

Quy định quyền nhận các quyết định tố tụng cho bị can một mặt giúp bị can nắm được tiến trình tố tụng, mặt khác là điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa. Các quyết định tố tụng liên quan đến bị can là quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bản cáo trạng, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS.

- Quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội

Lời khai của bị can là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng của vụ án. Bị can có thể tự do trình bày ý kiến, lời khai của mình. Trình bày lời khai, ý kiến là quyền chứ khơng phải nghĩa vụ, do vậy bị can có thể khai các tình tiết có lợi cho mình, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội.

- Quyền đưa ra chứng cứ, đồ vật, tài liệu, yêu cầu

Điều này xuất phát từ việc BLTTHS 2015 mở rộng, trao quyền cho các chủ thể thuộc bên bị buộc tội, bên bào chữa cung cấp, thu thập, đưa ra chứng cứ. Việc trao quyền thu thập chứng cứ cho hai bên tham gia tố tụng bảo đảm cho giải quyết vụ án khách quan, công bằng, hạn chế sự độc quyền của các CQTHTT trong việc chấp nhận hay không chấp nhận những đồ vật, tài liệu, yêu cầu của các chủ thể khác cung cấp.

- Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, đồ vật, tài liệu, liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểm tra, đánh giá

Đây là quyền mới được quy định trong BLTTHS 2015. Các chứng cứ tài liệu trong vụ án có liên quan đến bị can bao gồm chứng cứ, đồ vật, tài liệu buộc tội và gỡ tội. Bị can có thể biết được những thơng tin về nguồn gốc của chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tính xác thực, sự liên quan của chúng đối với VAHS do đó những nhận định ý kiến, nhận định của bị can là cơ sở xác định sự thật của vụ án.

- Quyền đề nghị giám định, định giá tài sản, đề nghị thay đổi người có thẩm quyền THTT

Quyền đề nghị thay đổi người THTT được quy định với mục đích bảo đảm sự vơ tư, khách quan của người có thẩm quyền THTT.

- Quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa

Quyền bào chữa là phương tiện pháp lý cần thiết để bị can bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền tự bào chữa của bị can phát sinh ngay khi có quyết định khởi tố bị can. Đối với quyền nhờ người khác bào chữa có đơi nét khác biệt, Điều 74 BLTTHS 2015 quy định: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can”. Tuy nhiên, trong trường hợp bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia mà cần giữ bí mật điều tra thì thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa muộn hơn so với các trường hợp khác, được tính từ khi kết thúc điều tra (Đoạn 3 Điều 74).

- Quyền đọc ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu

Đây là quyền mới được ghi nhận trong BLTTHS 2015, là cơ sở quan trọng để bị can có thể thực hiện quyền bào chữa của mình. Việc đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hoá hoặc bản sao tài liệu liên quan đến việc bào chữa giúp bị can biết mình bị buộc tội gì và bằng những chứng cứ nào.

- Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT

Ngồi quy định về quyền khiếu nại tại điểm k khoản 2 Điều 60 BLTTHS 2015, quyền khiếu nại của bị can cịn được chi tiết hóa trong các điều luật từ 469 đến 475 Chương XXXIII BLTTHS năm 2015. Để thực hiện hoạt động khiếu nại, BLTTHS năm 2015 quy định các quy định các quyền tố tụng cụ thể cho bị can khiếu nại như: tự mình khiếu nại hoặc thơng qua người bào chữa, người đại diện để khiếu nại; được nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT

Quyền con người của bị can gắn với nghĩa vụ của các cơ quan có thẩm quyền THTT. Quyền của họ chỉ được thực thi khi các cơ quan, người có thẩm quyền THTT thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Điều 71 BLTTHS 2015 đã khẳng định nghĩa vụ này của cơ quan, người có thẩm quyền THTT khi quy định: “Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này”.

Khoản 5 Điều 179 BLTTHS 2015 quy định khi CQĐT nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của VKS, cơ quan này giao ngay quyết định và đồng thời giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can. Đồng thời, trong hoạt động hỏi cung bị can, trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ. (khoản 2 Điều 183).

Khoản 4 Điều 180 cũng nhấn mạnh CQĐT phải gửi ngay quyết định sửa đổi bổ sung quyết định khởi tố bị can cho bị can. Đối với quyết định tạm đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, CQĐT phải gửi hoặc giao quyết định này cho bị can hoặc người đại diện của bị can (khoản 3 Điều 229 BLTTHS, khoản 4 Điều 232 BLTTHS). Việc giao nhận các quyết định nêu trên phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 BLTTHS năm 2015.

Đối với quyền được giám định, định giá tài sản, khoản 3,4 Điều 214, khoản 3, 4 Điều 222 BLTTHS 2015 quy định khi bị can trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, kết luận định giá, đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại, đề nghị định giá lại, trường hợp trình bày trực tiếp thì CQĐT phải lập biên bản, trường hợp CQĐT khơng chấp nhận đề nghị của bị can thì phải thơng báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, BLTTHS 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành điều tra phải phải thực hiện

các hoạt động như: (1) Thơng báo, giải thích và tạo điều kiện cho bị can thể hiện ý chí của mình trong việc nhờ người bào chữa, đặc biệt trong trường hợp bị can bị tạm giam (khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2015); (2) Chỉ định người bào chữa cho bị can khi thuộc trường hợp bào chữa bắt buộc (Điều 76 BLTTHS 2015), (3) Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bào chữa tham gia bào chữa bằng cách bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra nếu có yêu cầu của họ (khoản 1 Điều 82 BLTTHS 2015), thông báo cho người bào chữa trước một thời gian hợp lý về thời gian địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra mà họ có quyền tham gia (Điều 79 BLTTHS 2015), tiếp nhận và đăng ký bào chữa cho người bào chữa với thủ tục giản lược về thời gian, trình tự (Điều 78 BLTTHS 2015).

Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo được quy định cụ thể tại Điều 482 BLTTHS 2015. Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo, xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật, áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.

2.2.2.3. Quy định về trình tự, thủ tục điều tra

Điều tra VAHS cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn TTHS (như: Truy tố của VKS hoặc xét xử của TA không khách quan,vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vơ tội). Chính vì vậy hoạt động điều tra đã diễn ra với những quy định nghiêm ngặt nhằm hướng tới đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân: như thẩm quyền điều tra VAHS (điều tra theo sự việc Điều 163 BLTTHS 2015, thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ khoản 4 Điều 163, thẩm quyền điều tra theo đối tượng, thẩm quyền điều

tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra,…), chuyển vụ án, nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra và ủy thác điều tra,….

Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là chế định mới trong BLTTHS 2015. Một mặt, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.Các biện pháp này, mặt khác, cũng tác động trực tiếp đến các quyền tự do các nhân, quyền cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Như hỏi cung bị can: Hỏi cung bị can có thể được tiến hành tại CQĐT, nhà tạm giữ, trại tạm giam, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc tại nhà ở, nơi làm việc của bị can hoặc tại nơi xảy ra tội phạm. Hỏi cung tại nhà ở khi cần thiết phải hỏi cung ngay sau khi bắt, khám xét để thực hiện kế hoạch điều tra như truy bắt đồng bọn, khám thu hồi vật chứng. Ngồi ra cịn có thể hỏi tại nhà để thực hiện điều tra, tạo điều kiện cho bị can khơi phục trí nhớ và hoạt động này được ghi âm, ghi hình có âm thanh.

Để đảm bảo quyền công dân, luật cũng quy định không được hỏi cung vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) trừ trường hợp khơng thể trì hỗn. Khi tiến hành hỏi cung phải quán triệt nguyên tắc thận trọng khách quan, ĐTV, Cán bộ điều tra phải tuân thủ điều 14 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự về những hành vi bị cấm. Khi kết thúc mỗi buổi hỏi cung ĐTV đều lập biên bản theo quy định tại Điều 133 BLTTHS 2015. Biên bản phải ghi đầy đủ các câu hỏi và lời trình bày của bị can cùng băng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định. Sau khi hỏi cung, ĐTV phải đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc cho bị can tự đọc lại biên bản. Trong trường hợp có bổ sung sửa chữa gì thì bị can và ĐTV cùng ký xác nhận. Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung xong phải phát lại cho bị can và ĐTV cùng nghe. Nghiêm cấm việc ĐTV, Cán bộ điều tra, KSV, KTV thêm hoặc bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

Việc lấy lời khai của người tham gia tố tụng, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói; khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật cũng rất được chú trọng, Lệnh khám xét được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a Điều 133 BLTTHS 2015 phải được VKS có thẩm quyền phê chuẩn trước khi tiến hành.

Khám xét người: Người bị khám xét có thể là bị can, người bị bắt, hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Phạm vi khám người bao gồm thân thể, quần áo, đồ vật và phương tiện theo người. Việc khám người phải có lệnh theo đúng quy định của pháp luật. Có thể tiến hành khám người mà khơng cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liến quan đến vụ án. Khi bắt đầu khám phải đọc lệnh và đưa cho đương sự đọc lệnh khám, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Khi khám người phải đảm bảo nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

Việc khám xét chỗ ở, địa điểm cũng được tiến hành theo đúng quy định về khám người, đồng thời phải chú ý một số thủ tục sau:

Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thi trấn chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình cố tình vắng mặt, bỏ trốn lâu ngày mà việc khám xét khơng thể trì hỗn được thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

Không được khám chỗ ở vào ban đêm trừ trường hợp khơng thể trì hỗn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Để tạo sự minh bạch và công bằng, khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt của người đó, trừ trường hợp khơng thể trì hỗn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải có đại diện cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt mà việc khám xét khơng thể trì hỗn thì việc khám xét vẫn đươc tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến và các biện pháp khác trong điều tra cũng đều hướng tới đảm bảo quyền con người.

2.3. Thực trạng thực hiện quy định về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố và điều tra

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 40 - 47)