- Về cơ bản, việc khởi tố và điều tra đúng người, đúng tội, góp phần bảo đảm quyền con người
Năm 2017, VKS đã kiểm sát chặt 100% VAHS từ khi khởi tố, ban hành gần 57.000 yêu cầu điều tra, tăng 8,1%, chiếm gần 82% số vụ án mới khởi tố, tham gia hỏi cung đối với gần 39.000 vụ án chiếm 44,1% số án mới khởi tố, qua đó yêu cầu thay đổi, bổ sung 105 quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hủy bỏ 271 quyết định khởi tố bị can trái pháp luật, yêu cầu khởi tố 450 bị can và trực tiếp khởi tố yêu cầu điều tra đối với 8 bị can.
Năm 2018, VKS các cấp đã kiểm sát 100% VAHS ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Tăng 42,1% yêu cầu xác minh, giải quyết tố giác, tin báo; hơn 64.000 yêu cầu điều tra, chiếm tỷ lệ 87,9% số vụ án mới khởi tố; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra gần 15.000 vụ;... Qua đó, đã yêu cầu khởi tố tăng 33,5%); trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 20 vụ án; trực tiếp khởi tố 12 bị can (tăng 50%); hủy bỏ 152 quyết định không khởi tố vụ án và quyết định khởi tố vụ án (tăng 10,1%);...
Tỷ lệ số người bị bắt, giữ chuyển xử lý hình sự đạt 97,8% (tăng 0,2%); tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa TA, VKS và CQĐT giảm 0,2%; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99,99%, vượt 9,99% so với chỉ tiêu của Quốc hội; tỷ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99,99%, vượt 4,99% chỉ tiêu của Quốc hội; số bị can phải đình chỉ do khơng phạm tội giảm 50%; số bị cáo TA cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội giảm 11,1% (sau đó, Viện kiểm sát đã kháng nghị đối với các trường hợp này); tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm hình sự được TA chấp nhận tăng 5,6%, kháng nghị giám đốc thẩm vượt 12,6% so với chỉ tiêu của Quốc hội.
Năm 2019, Ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt nghiêm túc, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành đạt và vượt mức nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội giao. Nổi bật là đã thực hiện kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố, tỷ lệ truy tố đúng thời hạn là 99,99% (vượt chỉ tiêu 9,99%), tỷ lệ truy tố đúng tội danh là 99,9% (vượt 4,9%), tỷ lệ
kháng nghị phúc thẩm được TA chấp nhận là 78,6% (vượt 8,6%), kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm tăng 15,6%…
- Các quyền tố tụng được tôn trọng và bảo đảm thực hiện
Nhìn chung, các quyền tố tụng được bảo đảm. Về quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, BLTTHS quy định khá đầy đủ các quyền của người bị buộc tội như: quyền được biết mình bị buộc tội về tội gì; quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình; quyền được chứng minh sự vơ tội của mình bằng việc đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; quyền được khiếu nại các quyết định của các CQTHTT; quyền được tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tịa; quyền khơng bị xét xử một cách quá chậm trễ thể hiện các quy định về thời hạn tạm giữ để khởi tố vụ án, thời hạn điều tra, thời hạn truy tố, thời hạn xét xử,… Chẳng hạn, hết thời hạn tạm giữ nếu cơ quan điều tra khơng có căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ; nếu hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm thì phải đình chỉ điều tra, hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, trả lại cho họ trạng thái bình thường của người vơ tội và xin lỗi công khai, bồi thường nhà nước,… (Điều 58, 59, 60, 61 BLTTHS 2015).
Đặc biệt, khi bàn đến quyền con người trong TTHS, không thể bỏ qua đối tượng đặc thù, đó là người bị buộc tội là người chưa thành niên. Mặc dù về nguyên tắc, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trước TA và bảo đảm quyền được xét xử cơng bằng, tuy nhiên, đối với những người có hồn cảnh và điều kiện khác nhau thì khơng thể quy định giống nhau một cách cứng nhắc. Theo đó, BLTTHS 2015 Việt Nam đã giành cho người chưa thành niên bị buộc tội một thủ tục TTHS riêng. Đó là những quy định hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, tạm giữ, tạm giam; quy định việc có mặt của người đại diện trong q trình TTHS; quy định thành phần Hội đồng xét xử phải có Hội thẩm nhân dân là cán bộ đoàn thanh niên, giáo viên,…
Đối với người bị hại.
Trong TTHS, quyền của người bị hại biểu hiện ở chỗ được yêu cầu các CQTHTT bảo vệ quyền con người của mình. Đó là: quyền được đưa ra các yêu cầu đối với CQTHTT; quyền được đưa ra các tài liệu, đồ vật bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình; quyền được tham gia, giám sát các hoạt động TTHS của các CQTHTT; quyền được khiếu nại, kháng cáo các quyết định, bản án của CQĐT, VKS và TA. Đặc biệt, người bị hại có quyền được bảo vệ an tồn trong q trình THTT cũng như được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thơng tin cá nhân, bí mật đời tư,… Chẳng hạn như trong các tội xâm phạm tình dục (Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm trẻ em),… BLTTHS 2015 quy định phải xử kín.
Đối với người làm chứng.
BLTTHS 2015 đã có những bước tiến dài, đồng thời đảm bảo tính khoa học, trong việc bảo vệ người làm chứng như: quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của NTHTT, cơ quan có thẩm quyền THTT liên
quan đến việc mình tham gia làm chứng (Điều 66 BLTTHS 2015).
- Về xử lý hành vi xâm phạm quyền con người trong giai đoạn khởi tố và điều tra
Số liệu thống kê trong báo cáo của VKSNDTC cho thấy số lượng vụ xâm phạm hoạt động tư pháp chiếm một tỉ lệ nhỏ. Các tội danh chủ yếu là nhận hối lộ, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao ra quyết định trái pháp luật trong giải quyết vụ án, làm sai lệch hồ sơ vụ án, khơng truy cứu TNHS người có tội, thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn hoặc dùng nhục hình.
Năm 2019, CQĐT của VKSND tối cao đã kịp thời khởi tố điều tra nhiều vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp và các vụ án tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp với nhiều bị can nguyên là cán bộ cơ quan tư pháp để xử lý theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiến độ giải quyết án, không để xảy ra oan sai, vi phạm tố tụng; tỉ lệ thu hồi tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt 55,2%, tăng 1,2%; ban hành 121 kiến nghị yêu cầu cơ quan tư pháp xử lý cán bộ vi phạm và áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm, tăng 19,8%.