Giải pháp về pháp luật

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 55 - 59)

3.2. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong gia

3.2.1. Giải pháp về pháp luật

Hiến pháp năm 2013 ra đời cùng với việc ban hành BLTTHS 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền con người là thành tựu rất quan trọng trong hoạt động lập hiến, lập pháp của nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Để hoàn thiện hơn nữa các bảo đảm về quyền con người trong TTHS cần:

- Bổ sung, sửa đổi ngun tắc suy đốn vơ tội

“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội” là một nội dung thuộc nội hàm ngun tắc suy đốn vơ tội nhưng trong BLTTHS 2015 được coi là nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Bên cạnh đó, sự sửa đổi này cũng phù hợp quy định trong các Công ước quốc tế về quyền con người và pháp luật TTHS một số quốc gia tiến bộ trên thế giới.

- Bổ sung, sửa đổi nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong TTHS

Giám sát việc thực hiện quyền con người trong TTHS là đòi hỏi khách quan để hướng đến hệ thống tố tụng cơng khai, minh bạch, vì con người. Nếu hoạt động TTHS tiến hành một cách độc lập mà khơng có sự giám sát sẽ dẫn đến sự lạm quyền. Về nguyên tắc, hoạt động giám sát càng khách quan, cơng khai khi có sự tham gia của nhiều chủ thể giám sát. Trong khi đó, Điều 33 BLTTHS

2015 chỉ đề cập đến giám sát của các cơ quan nhà nước, giám sát của mặt trận tổ quốc nhưng chưa đề cập đến giám sát của cá nhân đối với hoạt động TTHS. Giám sát của cá nhân là một trong những hình thức của giám sát xã hội (giám sát khơng mang tính quyền lực nhà nước) đối với hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong TTHS. Khi cá nhân phát hiện thấy hoạt động của cơ quan có thẩm quyền TTHS, người có thẩm quyền TTHS có sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác có thể khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 469 và Điều 478 BLTTHS năm 2015.

- Quy định về thời hạn tạm giữ

Khoản 2 Điều 118 quy định về thời hạn tạm giữ “Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng khơng q 03 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần hai nhưng khơng q 03 ngày”. Quy định này khơng có gì thay đổi so với BLTTHS năm 2003, tức là vẫn còn chưa cụ thể, dễ làm cho chủ thể tiến hành tố tụng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tạo ra cho chủ thể áp dụng một phạm vi khá rộng. Trường hợp nào được coi là “cần thiết”, trường hợp nào là “đặc biệt”? Điều đó hồn tồn do chủ thể tiến hành tố tụng nhận định và thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo tính chặt chẽ, đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam, luật phải quy định cụ thể từng trường hợp; không nên dùng văn bản dưới luật để quy định hoặc hướng dẫn vì dễ tạo ra sự tùy tiện và áp dụng không thống nhất.

Khoản 4 Điều 119 quy định: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì khơng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp…”. Quy định như vậy khơng có gì khác biệt so với khoản 2 Điều 88 BLHS năm 2003. Theo tôi, để thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn, vì con người của chế độ xã hội chủ nghĩa, khoản 4 Điều 119 cần bổ sung thêm trường hợp bị can, bị cáo là người đang phải ni, chăm sóc người thân của mình là người tàn tật nặng, ốm nặng hoặc sắp chết (gia đình neo đơn,

nếu thiếu sự chăm sóc của bị can, bị cáo thì những người này khơng thể tự mình sinh sống được) thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (chẳng hạn cấm đi khỏi nơi cư trú), trừ những trường hợp cụ thể như đã quy định tại khoản này.

- Quy định quyền của người bào chữa

Điểm b khoản 1 Điều 73 quy định quyền của người bào chữa: “Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can”. Theo chúng tơi thì Luật quy định như vậy là vẫn cịn chung chung, chưa rõ ràng. Khi nào thì người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý, khi nào thì khơng? Điều này phụ thuộc ý chí chủ quan của người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, do người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung quyết định. Vì vậy, luật cần quy định rõ các trường hợp người bào chữa được quyền hỏi bị can, người bị tạm giữ, được quyền tham gia một số hoạt động điều tra cụ thể.

Khoản 4 điều 78 quy định: “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; …”. Với các quy định như trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ CQTHTT có thể tiếp nhận thủ tục, điều kiện bào chữa, sau đó vào nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội về quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa. Tuy nhiên, đối với trường hợp các vụ án do CQTHTT cấp trung ương thụ lý giải quyết hoặc trường hợp khác mà cơ quan tiến hành tố tụng ở phía Bắc, nhưng người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam ở Trại tạm giam phía Nam thì việc gặp hỏi để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ luật sư bào chữa, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là không thể thực hiện.

- Quy định về rút khiếu nại

Một trong những quyền của người bị khiếu nại là rút khiếu nại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại, tuy nhiên BLTTHS 2015 khơng có bất cứ quy định nào đề cập đến trường hợp khi người khiếu nại đã nộp đơn yêu cầu khiếu nại và cơ quan có thẩm quyền đang xem xét giải quyết mà họ rút thì thủ tục rút đơn ra sao, rút đơn tại đâu, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào.

- Quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam

Khoản 1 Điều 119 BLTTHS 2015 quy định “Tạm giam có thể áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng”. Theo căn cứ này, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chỉ dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà không cần chứng minh khả năng trốn tránh, gây khó khăn cho hoạt động điều tra truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo. Việc suy diễn tùy tiện trong lập pháp tạo ra các kẽ hở pháp lý cho các hành vi xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân.

Đối với biện pháp ngăn chặn tạm giam, trong quy định của BLTTHS hiện hành, thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT được ra lệnh tạm giam, lệnh tạm giam của những người này phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành. Nếu giao quá nhiều quyền lực nhà nước cho CQĐT trong giai đoạn này, việc lạm quyền dễ xảy ra nhưng lại khó bị phát hiện. Bởi sự lạm quyền là thuộc tính của những người gắn với quyền lực nhà nước. Ở đâu có quyền lực, thì ở đó ln tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm quyền.

- Quy định về khám xét

Quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền khám xét cịn một số điểm bất cập có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can. Về cơ bản, thẩm quyền tiến hành hoạt động khám xét thuộc về các ĐTV. Song đối với trường hợp khám xét khẩn cấp, khi người ra lệnh khám xét là thủ trưởng các đơn vị quân đội, biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư, người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng, BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đều

chưa quy định người tiến hành khám xét trong trường hợp này sẽ là ai. Việc luật không dự liệu lực lượng tiến hành khám xét trong những trường hợp này gây ra những khó khăn, lúng túng khi áp dụng quy định về khám xét.

Một phần của tài liệu luật văn quyền con người trong tố tụng hình sự (Trang 55 - 59)