Chương 3 CHIẾN LƯỢC THÂU TĨM VÀ CHỐNG THÂU TĨM CƠNGTY
1. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội ở Việt Nam hiện nay
1.1. Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam:
Từ 1986 đến nay: Giai đoạn đổi mới kinh tế.
1.1.1. Giai đoạn 1986-1990 giai đoạn đầu đổi mới:
Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ. Đổi mới với việc chủ yếu là đổi mới cơ chế quản lý. Trong thời gian này đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nơng nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch năm năm này cơ chế cũ chưa mất đi, cơ chế mới chưa hình thành nên Đổi mới chưa có hiệu quả đáng kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9%/năm.Thu được những thành tựu là: năm 1990 thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt như điện, thép, xi măng, dầu thơ tăng trưởng khá.Tóm lại, thành cơng của Đổi mới trong các năm 1986-1990 là sản xuất được phục hồi, kinh tế tăng trưởng, lạm phát bị đẩy lùi. Điều quan trọng hơn là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới.[20]
1.1.2. Giai đoạn 1991-1996:
Đổi mới đạt kết quả quan trọng Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đưa ra chiến lược "Ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000"
đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1991-1995. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Song lúc này, đổi mới đã phát huy tác dụng: cơ chế quản lí kinh tế thay đổi căn bản, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát được kiềm chế, tăng cường quan hệ nước ngoài[20].
1.1.3. Giai đoạn tiếp theo (1996-2000):
Việt Nam phấn đấu vượt khó khăn thách thức; giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, duy trì được sự phát triển đều đặn của các mặt văn hoá, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thời kỳ 1996-2000 đạt 7%; các ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, các ngành dịch vụ đều có bước phát triển khá.[20]
1.1.4. Giai đoạn từ năm 2000-2011:
2001, Việt Nam tuyên bố thiết lập nền kinh tế thị trường. Kể từ đó, Việt Nam cải tổ kinh tế tăng cường cạnh tranh, phát triển xuất cảng. Việt Nam đã tham gia khối ASEAN và tham gia vùng thương mại tự do ASEAN (The ASEAN Free Trade Area AFTA). Ngoài ra, sau khi ký kết với Mỹ Hiệp ước Thương mại Song phương năm 2000 và bắt đầu thi hành tháng 12 năm 2001 làm cho kinh tế Việt Nam càng ngày càng phát triển. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam mau phát triển theo đường lối tự do THƯƠNG MẠI. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng những năm 2008 và 2011 với tỉ lệ lạm phát tăng cao, giá chứng khoán sụt giảm trầm trọng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản…..[]
6.79% 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00%
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2001 –
2011
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2011 (đơn vị:%)
0.79 4.04 3.01 9.67 8.71 6.57 12.75 19.87 6.52 11.75 18.13 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 (đơn vị:%)