HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của công ty TNHH chứng khoán ngân hàng NOPTNT việt nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 30 - 33)

THỜI GIAN QUA.

Với những nỗ lực vượt bậc và sau hơn bốn năm tích cực chuẩn bị các khuôn khổ pháp lý, hạ tầng cơ sở, hàng hoá và các điều kiện phụ trợ khác, ngày 20-7-2000 trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong q trình xây dựng đồng bộ và hồn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, mở ra kênh huy động vốn trung và dài hạn bên cạnh hệ thống ngân hàng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối: ‘‘ Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ’’. Tuy qui mô thị trường còn nhỏ bé, vai trò tác động đến nền kinh tế chưa lớn nhưng đây là bước thí điểm, tập dượt quan trọng để các cơ quan quản lý điều hành, các tổ chức tham gia thị trường và công chúng đầu tư làm quen với một lĩnh vực đầu tư mới, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau hơn hai năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước được phát triển và xã hội Việt Nam đã phần nào làm quen được với sự tồn tại và hoạt động của thị trường chứng khốn.

Cho đến nay, đã có 21 cơng ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường là 999,633 tỉ đồng. Các công ty niêm yết đều là những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, và hoạt động kinh doanh của các cơng ty có chiều hướng tốt, đều có lãi. Thêm vào đó, các cơng ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán được hưởng ưu đãi về thuế nên mức trả cổ tức rất cao đã rất hấp dẫn người đầu tư. Thời gian đầu khi thị trường mới đi vào hoạt động, các công ty niêm yết đều đã cố gắng để đáp ứng các quy định do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, do chưa có thói quen trong môi trường hoạt động của thị trường chứng khốn, nên đa số các cơng ty niêm yết cịn thụ động trong việc cơng bố thơng tin; hầu hết các công ty chỉ chú trọng vào thông tin định kỳ và thông tin phải cung cấp theo yêu cầu, chưa chủ động cung cấp kịp thời thông tin liên quan tới hoạt động của công ty.

Về thị trường trái phiếu, đã thực hiện thành công các đợt đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ. Đã có 41 loại trái phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khốn, trong đó có 39 loại trái phiếu chính phủ và 2 trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên thị trường đạt 4.276,338 tỉ đồng.

Đến nay đã có 10 cơng ty chứng khốn hoạt động trên thị trường, trong đó có 4 cơng ty cổ phần và 6 cơng ty TNHH. Tính đến 31/12/2002 số tài khoản giao dịch của khách hàng được mở tại các cơng ty chứng khốn là trên 13.000, trong đó có tài khoản của 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngồi. Các cơng ty chứng khoán đang triển khai mở rộng phạm vi hoạt động, mở chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của các cơng ty chứng khốn đều có chiều hướng tốt, các chỉ tiêu báo cáo tài chính cho thấy các cơng ty chứng khốn có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán được đảm bảo. Hiện nay, cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khốn đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trong thời gian đầu, doanh thu từ vốn kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của các cơng ty chứng khốn, và tiếp đến là các nghiệp vụ như tự doanh, mơi giới..., thì đến hết năm 2002 doanh thu từ hoạt động môi giới và tự doanh đã chiếm tỷ lệ đáng kể.

Với 21 loại cổ phiếu và 41 loại trái phiếu niêm yết giao dịch thì bình quân giá trị giao dịch chứng khoán trong một phiên đạt 4.578 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 88,5%. Thị trường cổ phiếu hoạt động sôi động thu hút được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Thời gian đầu thị trường tăng giá liên tục do sự mất cân đối lớn về cung cầu và tâm lý đầu tư. Chỉ số VN-Index lên đỉnh cao là 571 điểm, nhưng đến năm 2002, thị trường ít biến động, có xu hướng giảm liên tục. Chỉ số VN-Index đã tụt xuống mức 139,64 điểm vào phiên ngày 1/4/2003. Sự suy giảm của thị trường có dấu hiệu xuất hiện từ tháng 10/2001. Sang những tháng đầu năm 2002, sự suy giảm thực sự bộc lộ nhưng ở mức nhẹ và có hồi phục vào hai tháng 6 và 7, nhưng về những tháng cuối năm sự sụt giảm tăng tốc. Sau nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán, đến nay dao động giá các cổ phiếu đã đi vào ổn định xoay quanh giá trị nội tại của các công ty. Việc lựa chọn các mức giá của người đầu tư đã căn cứ vào những phân tích đánh giá về công ty niêm yết mà không chạy theo phong trào như trước. Biên độ giao động giá chứng khoán là một trong những biện pháp được áp dụng nhằm ổn định thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư trong thời kỳ hoạt động ban đầu của thị trường chứng khốn, và điều đó được thể hiện qua việc điều chỉnh biên độ theo tình hình thực tế của thị trường. Nếu thời gian đầu áp dụng biên độ dao động giá = 2%, sau đó tăng lên = 7% và 3%, đến nay vẫn áp dụng biên độ giao động giá là 3%.

Trong thời gian đầu, trung tâm giao dịch TP HCM chỉ giao dịch 3 phiên/ một tuần; từ 1/3/2002 nâng lên 5 phiên/ một tuần, đồng thời nghiên cứu cải tiến quy trình thanh tốn, giảm thời gian thanh toán từ 4 xuống còn 3 ngày theo thông lệ quốc tế. Cùng với việc thực hiện tăng phiên giao dịch, hình thức giao dịch thoả thuận cũng được chính thức thực hiện đối với cổ phiếu từ ngày 1/3/2002. Hoạt động giao dịch thoả thuận được thực hiện thông qua cơng ty

chứng khốn và cũng tuân thủ biên độ giao động giá 3% như giao dịch khớp lệnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của công ty TNHH chứng khoán ngân hàng NOPTNT việt nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 30 - 33)