Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA (Trang 62 - 64)

Hình 2. 5 : Motor cảm ứng

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty

3.1.2.1 Thuận lợi

Ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn ở nước ngồi.

Hiện Nhà nước đang có nhiều ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ODA đối với việc sản xuất thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị khai thác năng lượng tái tạo, phát triển KH-CN sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả… qua việc sẽ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển KH-CN, Quỹ Đổi mới cơng nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Ưu đãi cho hàng xuất khẩu: Hội nhập, nhất là gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế đó là: xuất khẩu khơng bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ mơi trường đầu tư.

Nhu cầu xuất khẩu tăng: con số kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 49 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2011 đạt trên 233 tỷ đồng.

3.1.2.2 Khó khăn

- Cạnh tranh:

+ Sản phẩm: Thách thức lớn nhất: có rất nhiều nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực này, sẽ có rất nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển: Công ty Cổ phần thiết bị Điện VINASINO (VINASINO Electrical Equipment JSC), cơng ty Cổ phần điện tử Bình Hịa…

+ Cạnh tranh về giá: Với nhiều đối thủ cạnh tranh như thế sẽ dẫn đến giá thành của các sản phẩm motor điện sẽ giảm.

- Hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng;

- Lao động : Việc có thêm nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản

xuất motor điện tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động, nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.

- Mơi trường Kinh tế:

+ Tình hình suy thối kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp đến ngành sản xuất motor điện, đặt doanh nghiệp trước những khó khăn thách thức.

+ Cảnh báo về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng

yếu kém, đầu tư dàn trải. Sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực sản xuất motor sẽ bị thiệt hại.

+ Lãi suất vay quá cao, chi phí đầu vào tăng nhiều lần, phải trả tiền lãi ngân hàng cao.

SVTH: TRẦN THỊ TRÚC PHƯỢNG 63

- Chính sách, pháp luật:

+ Mơi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam đang trong q trình hồn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.

Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an tồn, mơi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

+ Nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy trì, thậm chí vẫn được mở rộng. Đây là một bất cơng lớn cho các doanh nghiệp trong nước, vì doanh nghiệp FDI cịn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)