Sân khấu Phục hưng Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI (Trang 36 - 43)

Tây Ban nha bước vào con đường xây dựng văn hóa Phục hưng và thành lập sân khấu thế tục, nhân đạo chủ nghĩa sau nước Ý. Sân khấu Tây Ban Nha thời kỳ này khác hẳn với sân khấu Ý về tính cách chung. Xa lạ với chủ nghĩa hàn lâm bác học đóng một vai trị lớn trong lịch sử sân khấu Ý. Sân khấu Tây Ban Nha mang những tư tưởng nhân đạo sinh động, sáng tạo, lớn lên từ trong lòng cuộc sống nhân dân, phản ánh những đặc trưng và những mâu thuẫn của cuộc sống đó.

Trong chủ nghĩa nhân đạo Tây Ban Nha bộc lộ tinh thần dũng cảm của nhân dân Tây Ban Nha đã được giáo dục suốt năm thế kỷ đấu tranh chống những người A-rập (mô-rơ) vào đầu thế kỷ XIII.

Ở Tây Ban Nha, sân khấu chỉ đóng một vai trị đặc biết. Đây là nơi duy nhất mà mọi người từ những tầng lớp xã hội khác nhau có thể tập trung lại. Thời kỳ cực thịnh của sân khấu Tây Ban Nha được đánh dấu bởi thiên tài Lô-pơ đơ Vê-ga và những người kế tục xuất sắc nhất của ông.

Lịch sử sân khấu Tây Ban Nha từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII có thể chia làm ba giai đoạn:

1.1. Giai đoạn thứ nhất

Bao gồm thời gian từ sau khi các cuộc chiến tranh Rơ-công-ki-xta kết thúc (1492) đến khi Các V từ trần. Đây được gọi là giai đoạn Phục hưng của sân khấu thế tục đã bị nhà thờ liên tục truy nã suốt trong thời kỳ chiến tranh với những người Mo-rơ, và về thực chất, sân khấu thế tục khơng cịn có được những điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển.

1.2. Giai đoạn thứ hai

Bao gồm các triều đại Phi-lip II và phi-lip III (từ 1556-1621). Nền kinh tế chính trị Tây Ban Nha bắt đầu tan rã. Đây là thời kỳ hình thành và phát triển sân khấu dân tộc – kể từ người diễn viên chuyên nghiệp đầu tiên và đồng thời là nhà viết kịch Lô-pơ đơ Ru-e-đa cho tới Lô-pơ đơ Vê-ga vĩ đại.

1.3. Giai đoạn thứ ba

Bắt đầu từ năm 1621 (Phi-lip V lên ngôi) và kéo dài cho đến tận cuối thế kỷ. Đời sống kinh tế và chính trị của đất nước bị suy sụp thảm khốc và vương quyền hồn tồn bất lực trong việc ngăn chặn q trình này. Trong lĩnh vực nghệ thuật, sân khấu giai đoạn này gắn liền với việc tách khỏi các truyền thống nhân đạo của thời kỳ Phục hưng. Kịch của Can-đơ-rông, của các môn đệ và những người bắt chước ông ta chiếm vị trí dẫn đầu. Sáng tác của những người viết kịch kỳ này có

đơi nét của bi kịch cổ điển, nhưng trong những nét cơ bản, thì những sáng tác đó mang tính chất phản nhân đạo, ngược lại với thời kỳ Phục hưng.

2. Tác giả và tác phẩm

Giai đoạn thứ hai của lịch sử sân khấu Phục hưng Tây Ban Nha bao gồm một khảng thời gian dài từ giữa những năm 50 của thế kỷ XVI đến đầu những năm 20 của thế kỷ XVII. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử sân khấu Tây Ban Nha, gắn liền với hoạt động của hai nhà văn lớn nhất của Tây Ban Nha – Xéc- văng-tex và Lô-pơ-đơ Vê-ga.

2.1. Xéc-văng-tex (1547-1616) 2.1.1. Tiểu sử

Mi-ghenđơ Xéc-văng-tex Xa-a-vê-đra ra đời ở thị trấn đại học An-ka-la đơ E-na-re-xơ, là con một thầy thuốc nghèo. Năm 1570 ông vào hải quân, trong cuộc chiến đấu với quân Thổ Nhĩ kỳ ở Lê-pan-tô năm 1571, ông bị hai vết thương vào ngực và tay trái. Năm 1575, Xéc-văng-tex được về tổ quốc, nhưng bị bọn cướp biển bắt, và bị bán làm nô lệ ở An-giê-ry. Mãi đến năm 1580, ông mới được chuộc lại và trở về tổ quốc.

Nhưng khi đặt chân lên đất nước quê hương, Xéc-văng-tex lại rơi vào một cuộc đời tù binh mới, càng tồi tệ hơn. Là một viên chức nhỏ, ông đâu tranh để sinh sống hết năm này sang năm khác ở một xứ sở khơng cịn chỗ dành cho một anh kính và một cơng dân dũng cảm. Năm 1605, phần một của tác phẩm thiên tài

Đông-ki-sốt của ông ra đời.

Năm 1613 Những truyện giáo huấn được xuất bản, và bản trường ca châm biếm Cuộc du lịch đến Pác-na-xơ cũng được in. Năm 1615, Xéc-văng-tex tiếp tục viết phần hai Đơng-ki-sốt. Cũng trong năm dó, Tám hài kịch và tám kịch phụ mới

chưa hề diễn trên sân khấu được xuất bản. Tác phẩm cuối cùng của Xéc-văng-tex,

tiểu thuyết Những cuộc ngao du của Péc-xi-le-xơ và Xê-khi-xmun-đa ra đời sâu khi ông mất (1617).

2.1.2. Tác phẩm

Những vở kịch đầu tay của Xéc-văng-tex viết vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành sân khấu dân tộc Tây Ban Nha và trong việc hình thành dịng hiện thực dân gian chính của nó. Kịch của Xéc-văng-tex đa dạng về thể loại; chúng phản ánh thực tế Tây Ban Nha với lập trường của con người tiên tiến đương thời, phản ánh những lý

tưởng nhân đạo và yêu nước của nhân dân Tây Ban Nha với một sức mạnh lớn lao. Kịch của ông đã nâng nền kịch và sân khấu Tây Ban Nha lên một trình độ mới cao hơn.

- Vở bi kịch Nu-man-xia (1581) được in trong tập kịch Tám hài kịch và tám

kịch phụ mới chưa hề diễn trên sân khấu. Đây là một trong những vở kịch đầu tiên

của ông. Trong vở, ông xây dựng đề tài gần gũi với người đương thời. Trong những cảnh xây dựng theo hư cấu nghệ thuật vẫn tỏ ra sinh động và trung thực.

Nu-man-xia là một trong số vở kịch thuộc “hệ An-giê-ri” phản ánh một thực

tế có thật, điều này được hàng lạt cơng trình nghiên cứu khẳng định. Khi mô tả số phận bi thảm của Nu-man-xia, Xéc-văng-tex trung thành với những sự việc lịch sử mà ơng biết được.

Trong Nu-man-xia, tác giả trình bày hai phe – phe Nu-man-xia và phe La mã. Cả hai phe được miêu tả khác nhau.

Cực bên này là tám vạn quân La mã. Trung tâm hành động là các tướng lĩnh – Tổng chỉ huy Xi-xi-ông và các chiến hữu thân cận của hắn. Đám đơng binh kính và sỹ quan được miêu tả như một lũ đê tiện, phóng đãng, vơ kỷ luật. Chính vì thế X-xi-pi-ơng chỉ dám hạn chế ở việc vây hãm có kế hoạch thành Nu-man-xia. Hắn sợ những cuộc giáp chiến giữa quân đoàn La mã với với người Nu-man-xia trong trận đánh cơng khai. Binh lính La mã khơng có quan hệ trực tiếp đến cuộc chiến tranh mà các tướng lĩnh của chúng âm mưu gây nên ở Tây Ban Nha, nên được miêu tả là một đám đơng mờ nhạt, khơng có bản sắc, chỉ biết phục tùng mệnh lệnh của các chủ tướng mà thôi.

Cực bên kia là tám ngàn người Nu-man-xia dũng cảm.

Xéc-văng-tex khai thác tình huống điển hình của cuộc chiến tranh phi nghĩa, trong đó quân sỹ tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, chống lại nhân dân đang đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do, độc lập của mình, đồn kết với nhau chống bọn can thiệp dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ của nhân dân.

Nu-man-xia không phải chỉ là bài ca thời quá khứ anh hùng của Tây Ban Nha, mà

còn là biểu hiện sự cảm thụ sinh động của tính kế thừa lịch sử, của mối liên hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại. Nhân vật chính của vở bi kịch là đất nước và nhân dân Tây Ban Nha. Đất nước này xuất hiện và hành động trên dòng sông Tây Ban Nha vĩ đại Đu-e-rơ với các nhánh sơng của nó. Thành Nu-man-xia trở thành vật tượng trưng cho mọi ước mơ và hy vọng của nhân dân Tây Ban Nha; người dân anh hùng của thành này là hiện thân của tất cả những gì chân chính vĩ đại trong nhân dân.

Tương lai Tây Ban Nha lớn lên từ tinh thần tích cực của dân tộc này, chỉ có một dân tộc như vậy mới có khả năng xây dựng một đất nước Tây Ban Nha vĩ đại. Đó là ý nghĩa lịch sử của những bức tranh được miêu tả trong Nu-man-xia.

Nhà viết kịch Xéc-văng-tex đã có cống hiến vơ cùng lớn lao trong việc khẳng định nhiệm vụ xã hội của sân khấu. Trong tập Tám hài kịch và tám kịch phụ (1615), ông đã chọn lọc cẩn thận và nghiêm túc những vở kịch này trong những tác phẩm kịch ông đã viết từ trước. Nét đặc trưng của các vở kịch của ơng là tính đa dạng về thể loại. Từ hài kịch có nội dung tơn giáo (Kẻ phóng đãng được hạnh

phúc) đến hài kịch viết về đề tài: “bịp bợm” (Pê-đơ-rơ Uốc-đe-ma-la-xơ, hài kịch Áo khốc và thanh kiếm (hấp dẫn) và các kịch phụ. Nhưng bất kể một loại kịch nào

được trình bày trong tập kịch, tất cả đều nổi bật vì lý giải đề tài độc đáo; một đề tài này hay đề tài khác có ý nghĩa đều được giải quyết với lập trường nhân đạo trong bất kỳ vở kịch nào của ông.

3. Lôp-pơ đờ vê-ga (1562-1635)

3.1. Tiểu sử

Lôp-pơ Phê-lich đơ Vê-ga Các-pi-ô sinh ở Ma-đrit ngày 25-11-1562. Xuất thân từ môi trường nông dân vùng A-xtu-ni-ra. Bố ông làm nghề thêu kim tuyến. Năm 1573 vào trường đại học tổng hợp ở An-ka-la, nhưng bố mất ông phải bỏ trường đại học, đi làm thư ký riêng cho hầu tước Dơ-na-va-xơ. Năm 1587, ơng bị bắt vì giám đốc Nhà hát Khê-rơ-ni-mơ Vê-lat-ke-xa kiện ơng đã viết những bài thơ trào phúng gay gắt đả kích gia đình ơng ta. Lơ-pơ đờ Vê-ga bị trục xuất khỏi thủ đô tám năm và Ca-xti-la hai năm.

Năm 1588, Lôp-pơ đờ vê-ga đến ở Va-len-xi-a, một trung tâm cơng thương nghiệp và văn hóa lớn nhất của đất nước, nơi đã có sân khấu cố định từ hai mươi năm rồi. Ở Va-len-xi-a, ơng đứng đầu một nhóm các nhà viết kịch trẻ. Ơng gửi bản thảo các vở kịch của mình cho các gánh hát ở nhiều thành phố Tây Ban Nha. Năm 1603, Lôp-pơ đờ vê-ga kèm thêm vào tiểu thuyết văn xuôi Kẻ lang thang trong tổ

quốc của mình (1604) bản mục lục đầu tiên các các phẩm kịch của ơng có đến 219

vở, và tun bố rằng theo u cầu của khán giả, ơng đã thốt ly các quy luật cổ điển. Năm 1609, trong bản luận văn bằng thơ Sự chỉ đạo mới cho việc sáng tác hài

kịch ngày nay, ông cho rằng tuân theo yêu cầu của khán giả là một nhân tố quyết

định trong hoạt động của người viết kịch. Hồi bão tiến tới tính độc đáo và độc lập thúc dục ơng tìm chỗ dựa không phải trong giới “những người được lựa chọn” nhỏ hẹp, mà trong đông đảo người xem ở nhà hát. Điều đó khiến ơng có dịp biết được sức mạnh tác động của nghệ thuật ông đối với xã hội, cho phép ơng đặt trong các

vở kịch của mình những vấn đề mà cho đến ngày nay còn làm cho mọi người sửng sốt vì tính chất táo bạo của nó. Năm 1620, ơng xin vua cho nhận chức chép sử biên niên ở triều nhưng bị từ chối. Năm 1624, ông lãnh đạo “Hội ái hữu các tu sỹ tòa án dị giáo”, và năm 1625, ơng định làm vừa lịng sủng thần của vua Phi-lip IV là cơng tước Ơ-li-va-re-xơ bằng cách viết tặng vợ hắn tác phẩm Chiến công thần thánh, nhưng uổng cơng vơ ích. Trường ca Ngai vàng bi thảm viết tặng giáo hoàng U-rơ- ban VIII và miêu tả số phận bi thảm của Ma-ri-xtu-ac-tơ đã đem lại cho ông bằng khen của giáo hoàng, học vị tiến sỹ thần học và chức vụ thành viên của giáo đoàn tháng Giăng. Nhưng nhà vua và sủng thần vua khơng rủ lịng thương tác giả của các vở kịch từng tố cáo các ông vua, ác sủng thần và đại thần tồi tệ, vô sỉ, bất lương.

Bối cảnh nặng nề trong nước hình thành vào đầu những năm 20 thế kỷ XVII, sự nghèo túng và bị sự tấn công liên tục của những kẻ thù tư tưởng của ơng, buộc ơng phải tìm nơi ẩn náu vào nhà thờ. Ông nhận chức linh mục, nhưng vẫn phải sống trong thiếu thốn, và cái chính, nhà thờ khơng đem lại sự độc lập mà ông thiết tha mong mỏi. Ông trở thành cái đích tấn cơng điên cuống của những địch thủ văn học, của tác giả bài đả kích nặc danh, và cả của bọn cố đạo cuồng tín. Năm 1625, hội đồng ca-xti-la cấm in những vở kịch của ông, mãi đến trước khi ông chết một năm mới bỏ. Trong vịng 10 năm này, khi Lơp-pơ đờ vêga bắt buộc phải im hơn lặng tiếng thì các giáo sỹ lùng sục khắp các thành phố Tây Ban Nha, tiêu hủy các vở kịch của ông viết và cấm biểu diễn trên sân khấu. Mấy ngày trước khi chết, Lôp-pơ đờ vêga viết trường ca Thế kỷ hồng kim (1635). Ở đây ơng tổng kết những ưu tư sầu muộn của mình về số phận của cái xã hội trong đó chế độ bạo quân, bạo quyền và áp bức ngự trị, còn luật pháp giống như các mạng nhện quấn chặt lấy nạn nhân bất lực. Ông mất ngày 27-8-1635. Quần chúng nhân dân đến dự lễ tang của ơng đơng vơ kể. Giới chính quyền giữ thái độ lãnh đạm trước nhà thơ dân tộc vĩ đại. Tác phẩm cuối cùng của ông là hài kịch Sự dũng cảm của Bê-li-xa (1634).

3.2. Tác phẩm

Hai mươi năm đầu thế kỷ XVII là thời gian sáng tác phong phú và có ý nghĩa hơn cả. Các tác phẩm như: Phu-en-te O-vê-khu-na, Ngôi sao thành Xê-vi-li-

a, Pê-li-va-nhe-xơ và võ sĩ ở O-ca-nhi-a, Con người độ lượng của thành Ghê-nơ và

những tác phẩm khác.

Vở Người nơng dân trong nhà mình (1611), dựa trên mô-tip dân gian. Bác phú nông Khoan thỏa mãn với cuộc sống yên tĩnh, thanh bình “trong nhà mình” xa mọi sự ồn ào, rối rắm của cuộc đời thành thị. Bác tọa hưởng mọi của cải bác kiếm

được, bác hạnh phúc và chỉ mơ ước một điều – cứ sống nốt chuỗi ngày cịn lại của mình như vậy. Khi con trai bác báo cho biết là quốc vương Pháp (hành động diễn ra ở Pháp) đang săn bắn ở vùng lân cận làng bác, bác Khoan không đồng ý đề nghị của con là nên đến ra mắt vua và tạ ơn vì đã được hưởng cảnh thái bình, yên ổn dưới quyền lực của vua. Theo bác Khoan thì:

Kẻ nào làm nấy mà ăn Thì kẻ ấy nhất định là vua Trong xó nhà tranh này Ta là vua.

Bác khoan tự hào tuyên bố như vậy. Bác đặt nhà thờ xứ làm cho bác một bài văn bia độc đáo như sau:

Ở đây yên nghỉ lão Khoan Chưa một lần hầu hạ chúa đất

Chưa hề nhìn thấy cung điện hay nhà vua Không hề biết sợ ai

Cũng chẳng làm cho ai sợ Chưa một lần bị thiếu thốn,

Chưa hề bị thương và chua hề bị tù, Và suốt đời sống trong gia đình mình Lão khơng biết đến đau buồn và bệnh tật.

Sau khi đọc bài văn bia, vua tỏ ý muốn gặp người nơng dân hiếm có nọ. Vua cải trang đến nhà lão Khoan, giả dạng một quan cận thần. Vua mời khoan đến Pa- ri, ở đó lão sẽ được thấy vua và hồng hậu. Nhưng bác Khoan đã từ chối ân huệ đó: Ở đây chính lão là vua và lão sống yên ổn hơn vua nước Pháp nhiều.

Điều này khơng có nghĩa Khoan chống đối vương quyền. Trong vở kịch, Lôp-pơ đờ vê-ga nhấn mạnh rằng sắc thái trung quân của Khoan không nô lệ mù

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI (Trang 36 - 43)

w