SÂN KHẤU ĐỨC

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI (Trang 81 - 90)

1. Điều kiện lịch sử

Vào thế kỷ thứ XVI-XVII, dân tộc Đức chưa thực sự hình thành. Nước Đức ở thế kỷ XVI bị chia xẻ bởi kinh tế và chính trị, là một thành phần của đế quốc La Mã thần thánh, nhưng thực tế lại bị chia nhỏ thành những vương quốc phong kiến riêng biệt. Mỗi vương quốc này có một chính sách độc lập và một nền kinh tế. Sang thế kỷ XVII, nước Đức tiếp tục bị suy sụp về mặt chính trị và kinh tế. những cuộc đấu tranh giai cấp vĩ đại của nửa đầu thế kỷ XVI đã thôi thúc nền nghệ thuật dân gian hiện thực ra đời, chống lại nghệ thuật nhà thờ thời trung cổ.

Nền kịch và nghệ thuật sân khấu Đức phát riển mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII. Các đại văn hào Đức Lét-xinh, Gớt, Sin-le đã nâng nghệ thuật kịch và sân khấu Đức lên một trình độ cao chưa từng thấy, và bằng sáng tác của mình, góp phần đáng kể vào nền văn hóa thế giới.

Nước Đức thế kỷ XVIII vẫn giữ nguyên tình trạng bị chia xẻ về chính trị. Nó là một khối kết hợp của vô vàn quốc gia phong kiến nhỏ bé – lãnh thổ của các ông hồng, các vương hầu, cơng, bá và các thành phố tự do của nền đế chế. Các quốc gia phong kiến này không phụ thuộc vào nhau, thường xuyên tranh chấp nhau, có khi cịn liên minh với Pháp chống lại ngay hồng đế của mình.

Giai cấp tư sản Đức thì yếu và tiêu cực. Tình cảnh nhân dân hết sức khốn cùng. Xã hội phong kiến Đức vào thế kỷ XVIII đã trải qua một cơn khủng hoảng sâu sắc nhất. Trong hoàn cảnh bị áp bức nặng nề nhất, về mặt chính trị, khi chưa tìm ra được những con đường xây dựng lại xã hội một cách thực tế, những lực lượng ưu tú của dân tộc hướng về hoạt động tinh thần tư tưởng, tìm thấy ở đó lối thốt duy nhất cho nghị lực sáng tạo của những người đại diện ưu tú của nhân dân. Đó là ngun nhân vì sao triết học, văn học và sân khấu Đức lại phát triển mặc dầu hồn cảnh khơng thuận lợi.

Sân khấu Đức thế kỷ XVIII, cũng như văn học, phát triển dưới ảnh hưởng của những khuynh hướng dân chủ trong đời sống xã hội. Các nhà hoạt động sân khấu tiến tiến muốn dùng sân khấu làm diễn đàn để truyền bá tư tưởng thống nhất quốc gia, tự do chính trị và cơng bằng xã hội.

Nền kịch và sân khấu Đức thế kỷ XVIII phát triển trong mỗi quan hệ chặt chẽ nhất với những tư tưởng Khai sáng tiến bộ, xuất phát từ Pháp và Anh. Cũng như các nhà Khai sáng của các nước khác, các nhà viết kịch Đức là những chiến sĩ đấu tranh cho sự khai hóa văn minh và các quyền tự do của cơng dân.

Trong nghệ thuật Đức thế kỷ XVIII nổi rõ lên hai trào lưu cơ bản – chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa hiện thực. Cuộc đấu tranh giữa hai chủ nghĩa này diễn ra qua ba giai đoạn.

- Giai đoạn đầu, gắn liền với việc khẳng định chủ nghĩa cổ điển du nhập vào nước Đức từ nước Pháp và một phần từ nước Anh.

- Giai đoạn thứ hai, diễn ra vào những năm 50-60 của thế kỷ XVIII và gắn bó với hoạt động của nhà Khai sáng Đức vĩ đại Lét-xinh. Cuộc đấu tranh của Lét- xinh chống chủ nghĩa cổ điển gắn bó hết sức chặt chẽ với sự khẳng định những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực Khai sáng trong kịch, với việc xây dựng một nền kịch dân tộc Đức ở thời kỳ mới. Tuy nhiên, ông vẫn không đoạn tuyệt hẳn với chủ nghĩa cổ điển.

- Giai đoạn thứ ba, diễn ra vào những năm 70 và nửa đầu của những năm 80 của thế kỷ XVIII, khi phong trào “Bão táp và xung kích”, vốn là chủ nghĩa tình

cảm dưới hình thức Đức, chiếm vị trí chủ đạo. Các văn nghệ sỹ “Bão táp và xung kích” đã mở rộng khn khổ nghệ thuật kịch, làm cho nó phong phú thêm rất nhiều. Nếu như Lét-xinh còn hạn chế hành động kịch trong khn khổ sinh hoạt gia đình, thì các nhà văn này, đã xây dựng kịch lịch sử xã hội, trong đó các mối xung đột mang tính chất chính trị. Ví dụ, Những tên cướp và vở Âm mưu và tình yêu của Sin-le, gia sư của Len-xơ. Các văn nghệ sỹ “Bão táp và xung kích” đứng

trên lập trường cá nhân chủ nghĩa, cơng nhận cá nhân có quyền nổi lên chống lại những hình thái quốc gia hiện hành, chống lại những quy phạm những đời sống của xã hội và của sinh hoạt hằng ngày đã bị phủ nhận.

Phong trào “Bão táp và xung kích” có đặc điểm là nó đoạn tuyệt cương quyết và triệt để với những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển. Một nền kịch mới ra đời, chủ nghĩa duy lý trong nghệ thuật diễn xuất bị lu mờ, nhường chỗ cho tình cảm thống thiết và cảm hứng anh hùng; báo trước phong cách lãng mạn rên sân khấu.

2. Nghệ thuật biểu diễn sân khấu 2.1. Tác giả

2.1.1. Lét-xinh (1729-1781) 2.1.1.1. Tiểu sử

Lét-xinh, ra đời ở thị trấn Xắc-xông nhỏ bé Ka-men-xơ, trong gia đình một mục sư. Từ những năm thơ ấu, Lét-xinh đã tỏ ra ham học và say mê đọc sách. Ông tiếp thu nền học vấn ở trường hoàng gia Mây-xen, tốt nghiệp năm 1746, trước thời hạn một năm. Mùa thu năm ấy, Lét-xinh vào học khoa thần học trường đại học tổng hợp Lai-xich, nhưng ít lâu sau lại bỏ để chuyển sang khoa y. Và chẳng bao lâu, ông lại từ bỏ ước mơ hoạt động khoa học và chọn nghề nhà văn.

Ý nghĩa hoạt động của Lét-xinh đối với lịch sử văn hóa Đức thật vĩ đại. Ơng là lãnh tụ chân chính của chủ nghĩa Khai sáng Đức thời kỳ hưng thịnh, đã đưa tư tưởng Đức lên đến những đỉnh cao ngang hàng với những đỉnh cao tư tưởng của các nước châu Âu tiên tiến. Với tư cách vừa là nhà phê bình vĩ đại, vừa là nhà viết kịch vĩ đại, mỗi giai đoạn hoạt động của ông đều được đánh dấu bằng những bài phát biểu có ý nghĩa ở cả hai lĩnh vực. Tuy nhiên hoạt động phê bình đóng vai trị chủ đạo.

Lý luận mỹ học của Lét-xinh đạt đến điểm đỉnh trong hai tác phẩm lý luận đồ sộ - trong Lao côn và Nền kịch Hăm-bua. Trong hai tác phẩm này, ông đưa ra

một lý luận trọn vẹn của chủ nghĩa hiện thực Khai sáng, giai đoạn quan trọng nhất này trong sự phát triển nghệ thuật thời đại Khai sáng với quy mơ tồn châu Âu.

2.1.1.2. Tác phẩm

*Lao côn hay Bàn về những ranh giới của hội họa và thơ ca (1766)

Lét-xinh xác định ranh giới nghệ thuật giữa những nghệ thuật và những quy luật hay là những nguyên tắc xuất phát từ bản chất của chúng. Nêu lên ngun tắc cá tính hóa, đồng thời tìm những biểu hiện khác nhau của nguyên tắc ấy trong thơ ca và hội họa. Nếu đối với nhân tố hội họa đặc trưng là miêu tả, thì đối với thơ ca là vận động, là hành động. Bởi thế, đối tượng cơ bản của thơ ca không phải là “thiên nhiên chết”, mà là con người với tư cách là người thể hiện trí tuệ của xã hội. Chừng nào mà sức mạnh của thơ ca là sự truyền đạt những hiện tượng của cuộc sống trong tiến hóa, trong sự phát triển củ chúng thì chính thơ ca phù hợp hơn cả với những nhu cầu thẩm mỹ của thời đại mới, nghĩa là xã hội tư sản. Nếu hình tượng con người trong điêu khắc biểu lộ bản chất nịi giống, thì hình tượng con người trong thơ ca, ngược laị, nêu lên hàng đầu những nét cá tính của con người. Thơ ca khái qt hóa, điển hình hóa các hiện tượng thơng qua sự cá tính hóa những hiện tượng ấy.

*Tác phẩm Nền kịch Hăm-buốc, là một trong những tác phẩm cơ bản về mỹ học sân khấu kịch nói thời đại Khai sáng. Xu hướng cơ bản của tác phẩm phát triển những tư tưởng đã được trình bày trong Lao-cơn: nhân danh bản chất tự nhiên của con người, Lét-xinh phê phán nghệ thuật trừu tượng của các nhà viết kịch cổ điển chủ nghĩa Pháp và các nhà viết kịch Đức bắt chước họ.

Song song với những vấn đề lý luận kịch, Lét-xinh còn đề cập tới những vấn đề lý luận sáng tạo của diễn xuất. Ông cho rằng nghệ thuật sân khấu vạch ra một con đường trung gian giữa hội họa và thơ ca, bổ sung những thiếu sót và hạn chế của cả hai nền nghệ thuật đó. Ơng nhấn mạnh “cử động cần phải có nội dung”, phải phù hợp với tình cảm hoặc những cảm xúc mà diễn viên muốn biểu lộ. Cương quyết đoạn tuyệt với những truyền thống của chủ nghĩa cổ điển và kiên quyết bảo vệ phương pháp diễn xuất hiện thực. Ông đi tới chỗ khẳng định một trường phái nghệ thuật diễn xuất, trong đó ý thức và tình cảm đang quyện với nhau một cách hữu cơ trong quá trình thể hiện cuộc sống con người trên sân khấu một cách sáng tạo.

2.1.2. Gớt và Sin-le

Sự phát triển của nền kịch Đức thế kỷ XVIII kết thúc bằng sáng tác của Gớt và Sin-le. Hai ơng đã chiếm một vị trí trung tâm trong văn học Đức thời bấy giờ.

Được giáo dục trên cơ sở văn học Khai sáng ở thế kỷ XVIII, Gớt và Sin-le đã trở thành những nhà Khai sáng vĩ đại nhất của nhân dân Đức. Sáng tác của hai ơng có tính chất thời sự sâu sắc đối với những người đương thời.

Cơ sở sáng tác của Gớt và Sin-le là những tư tưởng nhân đạo tiên tiến. Lòng nhân ái, ước mơ tha thiết một hoàn cảnh xã hội, trong đó, nhân phẩm có thể phát triển tồn diện, là tư tưởng chủ đạo những tác phẩm ưu tú của hai ơng.

Kịch của Gớt và Sin-le hồn thành sự phát triển của toàn bộ nền kịch châu Âu thế kỷ XVIII. Kịch của hai ông thể hiện với nghệ thuật cao nhất mọi sự tìm tịi trong lĩnh vực bi kịch và thể loại mới, “trung gian” (kịch trong nghĩa hẹp).

Sáng tác của Gớt và Sin-le là một trong những đỉnh cao vĩ đại nhất của sự phát triển văn học thế giới. Sau nghệ thuật cổ đại, sau thời đại Phục hưng, đó là điểm cao tiếp theo sự phát triển nghệ thuật của nhân loại nói chung và trong nghệ thuật kịch nói riêng. Những nhân vật của ơng đều xem xét hoạt động của mình trong phạm vi viễn cảnh lịch sử của sự phát triển xã hội. Kịch của Sêc-xpia chưa có được một nội dung lịch sử có ý thức đến như vậy.

Trong các vở kịch lịch sử của Gớt và Sin-le không phải chỉ diễn ra cuộc đấu tranh giữa những đam mê cá nhân và quyền lợi, như trong kịch của Sêc-xpia, mà còn diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nguyên tắc (nhất là ở Sin-le). Bởi thế, những bi kịch lịch sử của hai ơng có nội dung tư tưởng rất lớn, được chính các nhân vật hiểu thấu đáo.

2.1.2.1. Gớt (1749-1832) *Tiểu sử

Sinh trưởng trong một gia đình ý thức giàu có ở Phơ-răng-phuốc trên sơng Mai-nơ, một thành phố bn bán tự do. Thân sinh của Gớt là một quý tộc Phơ- răng-phuốc, một luật sư của thành phố, mang chức “cố vấn hoàng gia”. Mẹ của Gớt là nhà thơ, là con gái thị trưởng.

Gớt được thừa hưởng một nền giáo dục tuyệt vời. Năm 1765, 16 tuổi, Gớt vào trường đại học tổng hợp Lai-xich và kết thúc nền học vấn đại học ở Xtra-xbua năm 1770, sau khi nhận học vị tiến sỹ luật học. Song, Gớt lại say mê khoa học tự nhiên. Gớt bắt đầu viết văn rất sớm. Năm 15 tuổi, Gớt đã viết được một tập gồm mấy trăm trang.

Sáng tác của Gớt rất đa dạng. Tài năng hoạt động của ông bộc lộ trong những phạm vi hoạt động của thi sỹ, họa sỹ, nhạc sỹ, nhà bác học và nhà hoạt động chính trị. Nhưng trước hết, ơng là nhà văn, nhà thơ nhiều hơn cả. Ông đã viết một khối lượng lớn kịch bản đủ mọi loại hình. Trong những vở kịch ưu tú, ơng đã xây dựng được những xung đột đầy ý nghĩa sâu sắc những tính cách được miêu tả trọn vẹn, mạnh mẽ, làm cho nội dung chứa đựng những sự khái quát về lịch sử và xã hội rộng lớn, những tư tưởng đạo đức triết lý có ý nghĩa. Giá trị rất quan trọng là những vở kịch mang rất nhiều chất thơ.

Năm 20 tuổi, Gớt đã viết hai vở hài kịch Thói đỏng đảnh của kẻ đang yêu (1768) và Những người cùng có lỗi (1769). Viết theo luật tam duy nhất của chủ nghĩa cổ điển.

Từ khi Gớt chuyển đến Xtra-xbua năm 1170, bắt đầu một thời kỳ quan trọng nhất trong đời ông. Chịu ảnh hưởng tư tưởng của phong trào “Bão táp và xung kích”, Gớt kiên quyết đoạn tuyệt với chủ nghĩa cổ điển. Chỉ ít lâu sau, Gớt vượt lên hàng đầu của các văn nghệ sỹ “Bão táp và xung kích”. Gớt cương quyết đoạn tuyệt với chủ nghĩa cổ điển. Trong thời gian này, Gớt đọc các vở kịch của Sêc-xpia: “Tôi đọc Sêc-xpia, ngay trang đầu tiên của ông đã chinh phục tôi suốt đời, và sau khi nắm vững được tác phẩm đầu của ông, tôi đứng sững như một người mù bẩm sinh bỗng được một bàn tay mầu nhiệm diệu kỳ ban cho ánh sáng”. Từ đó trở đi, sáng tác của ơng có được ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật chân chính. Kịch phẩm có ý nghĩa hơn cả của thời kỳ này là vở kịch lịch sử Gơ-xơ Phôn Bec-li-khin-ghen (1773), phản ánh những vấn đề quan trọng nhất của cuộc sống xã hội Đức. Đây là vở kịch lịch sử đầu tiên của Đức. Vở kịch miêu tả cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp khác nhau, va chạm nhau trong mỗi một xung đột không khoan nhượng. Hành động cố khi xảy ra trong một triều đại một lãnh chúa, khi thì xảy ra trong lâu đài một hiệp sỹ, ở thành thị, nông thôn, quán rượu, trên đường cái. Những vị giáo chủ, quý tộc, thị dân, nông dân, những thầy tu – phạm vi của vở kịch vơ cùng rộng lớn – tồn bộ nước Đức thế kỷ XVI. Bức tranh do ông dựng lên, hiến mọi người kinh ngạc vì tính chất hiện thực của nó. Hành động kịch nổi bật vì tính hành động.

Vở kịch Phao-xtơ, hình tượng Phao-xtơ xuất phát từ văn học dân gian. Gớt viết Phao-xtơ hầu như trong suốt cuộc đời sáng tác của ơng – gần 60 năm. Ơng đưa vào tác phẩm tất cả những quan sát của ông về cuộc sống và cố làm cho tác phẩm mang tính chất tổng hợp mọi sự tìm tịi và tư tưởng của ơng.

Mặc dầu Phao-xtơ được viết dưới hình thức kịch, song nó khơng xếp vừa vào khn khổ một buổi diễn kịch bình thường. Ngay từng phần riêng biệt của nó cũng vượt q khn khổ bình thường của một buổi diễn.

Cũng như nhiều tác phẩm khác của Gớt, Phao-xtơ mang tính chất tự thuật tiểu sử. Những mặt phát triển khác nhau của chính bản thân Gớt đều được phản ánh một cách nghệ thuật trong số phận của Phao-xtơ, trong những tìm tịi, sai lầm và kết luận của nhân vật.

Trong Phao-xtơ, Gớt biểu hiện toàn bộ triết lý cuộc sống của ơng dưới hình thức thơ đầy hình ảnh. Phao-xtơ khơng phải chỉ giản đơn là một nhân cách riêng biệt, mà là một nhân vật thể hiện một cách tượng trưng tất cả loài người. Cần phải coi những nhân tố riêng biệt trong số phận của Phao-xtơ là sự phản ánh những mặt chủ yếu của cuộc sống con người.

Lúc đầu Phao-xtơ kiêu hãnh thách thức những sức mạnh vũ trụ, triệu thần trái đất lên và định đọ sức với thần. Nhưng thần đã làm cho Phao-xtơ hoảng sợ ngất đi trước cảnh tượng q mênh mơng, và bấy giờ, trong lịng Phao-xtơ nảy sinh cảm giác, con người sao quá bé nhỏ và tầm thường. Hoài bão khổng lồ của Phao- xtơ tan vỡ khi chạm phải hiện thực, và Phao-xtơ nhận thức được sự hạn chế của

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI (Trang 81 - 90)

w