Sân khấu Phục hưng Anh

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI (Trang 43 - 67)

1.Điều kiện kịch sử

Kịch Anh thời đại Phục hưng phát triển trong điều kiện của một cuộc đảo lộn xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng như trong các nước khác ở

Tây Âu, cơ sở của những hiện tượng mới trong lĩnh vực văn hóa là sự đổ vỡ của các trật tự phong kiến cũ và sự phát triển của quan hệ tư sản.

Nhà nước quân chủ chuyên chế được xác lập ở Anh là nhờ dựa vào sự ủng hộ của giai cấp tư sản đang nẩy nở và tầng lớp quý tộc đang tư sản hóa. Trong thời kỳ chun chế, cơng và thương nghiệp nước Anh phát triển mạnh. Anh là một trong những nước đầu tiên, ở đấy những điều kiện cho sự phát triển của CNTB đã nẩy sinh. Điều này làm cho nước Anh trở nên thù địch với những nước, nơi mà các trật tự phong kiến cổ hủ còn được chế độ quân chủ và nhà thờ Cơ đốc bảo vệ một cách quyết liệt.

Trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh (1485 – 1642), các yếu tố làm ra nền văn hóa của nước Anh thời Phục hưng đã phát triển ở đây. Cũng như trong các nước khác, trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại là chủ nghĩa nhân bản. Hệ ý thức nhân bản chủ nghĩa bộc lộ trong triết học, trong các lý thuyết chính trị, trong văn chương, nghệ thuật và sân khấu.

Chủ nghĩa nhân bản ở Anh phát triển chậm hơn ít nhiều so với Ý, Pháp và Đức. Văn chương nhân bản chủ nghĩa ở Anh đi vào giai đoạn cực thịnh khi mà những nhân tố của chế độ mới, chế độ tư sản đã có một bước phát triển cao hơn nhiều so với các nước khác. Các nhà nhân bản chủ nghĩa ở Anh thấy trước mắt mình một xã hội trong đó có những tệ lậu của hệ thống phong kiến cũ kết hợp với những hiện tượng tiêu cực tiếp theo sau sự tiến bộ tư sản. Từ đó đã nảy ra một đặc điểm hết sức quan trọng của văn chương nhân bản chủ nghĩa Anh thời đại Phục hưng: nó khơng những chống phong kiến mà còn chống cả tư sản.

Văn chương nhân bản Anh và cùng với nó là nghệ thuật sân khấu trong suốt thời đại Phục hưng đã đi qua những giai đoạn phát triển sau đây:

- Giai đoạn đầu tiên (cuối TK XV và ¾ đầu của TK XVI)

Được đánh dấu bằng sự hình thành dần dần của thế giới quan nhân bản chủ nghĩa và sự tìm kiếm của những hình thức mới để biểu hiện về mặt nghệ thuật những vấn đề xã hội do thời đại đề xuất ra. Trong sân khấu đây là giai đoạn của sự chuyển biến dần dần từ các thể loại cũ sang các thể loại mới; từ kịch luân lý và màn xen kẽ thời Trung cổ sang bi kịch và hài kịch.

- Giai đoạn thứ hai (cuối TK XVI và đầu TK XVII cho đến khi Sêc- xpia mất – 1616)

Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của kịch Anh thời đại Phục hưng. Trong thời gian khoảng mươi năm, kịch Anh đạt đến đỉnh cao nhất của nó. Đó là

thời kỳ phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong kịch. Trong thời kỳ này, ở những năm đầu của thế kỷ XVII, những mô-tip bi kịch thống trị trong sân khấu nhân bản chủ nghĩa. Sự diễn biến của một trong những nhà soạn kịch vĩ đại nhất của thời đại – Sêch xpia – phản ánh rất rõ ràng hai thời kỳ cơ bản này trong nghệ thuật sân khấu Anh lúc phát triển rực rỡ nhất.

- Giai đoạn thứ ba (từ 1616 cho đến khi các rạp hát phải đóng cửa năm 1642)

Được đánh dấu bằng sự khủng hoảng, sự suy sụp của chủ nghĩa nhân bản và sự xuống dốc của chủ nghĩa hiện thực trong sân khấu.

Kịch Anh thời đại Phục hưng hồn tồn khơng có tính thuần nhất về mặt khuynh hướng xã hội và nghệ thuật. Thể loại cơ bản, chủ đạo của nó là kịch nhân dân nhân bản chủ nghĩa, mà người đại diện ở giai đoạn thứ nhất là các nhà văn viết ra các vở hài kịch và bi kịch đầu tiên. Ở giai đoạn thứ hai là Mác-lô, Gơ-rin, Sêch- xpia và Ben Giôn-xơn. Ở giai đoạn thứ ba là Ben Giôn- xơn, Đec-cơ và T. Hây-ut.

Bên cạnh kịch nhân dân còn phát triển loại kịch quý tộc cung đình, những đại diện của khuynh hướng này là Li-li, Bô-mơn-tơn và Phơ-let-sơ…

Sân khấu Anh thời đại Phục hưng đạt được những thành tựu rực rỡ nhất của nó là nhờ vào các nhà soạn kịch mà tác phẩm gần gũi với nhân dân và được diễn chủ yếu trên sân khấu của những rạp hát nhân dân.

2. Tác giả và tác phẩm

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XVI, nền kịch Anh thời đại Phục hưng bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Mỗi một tác gia mới, gần như một tác phẩm mới lại làm cho kịch phong phú thêm bằng những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mới. Sự sáng tác kịch trở nên chuyên nghệp. Xuất hiện một loạt các nhà soạn kịch được gọi là “các trí tuệ đại học”. Họ là những người có trình độ đại học và học vị khác nhau. Họ có học vấn về nền văn hóa cổ đại, đọc nhiều văn chương về Hy lạp, La mã, hiểu thấu các cơng trình của các nhà nhân bản Ý và Pháp như Rô-bơt Gơ- rin và Cri-xtô-phơ mac-lô, Giôn Li-li, Tô-mơx Lôt-giơ, Gioc-giơ Pi-lơ…

Bi kịch của Xơ-li-mơn và Pơc-xê-đa, trong đó miêu tả sự chung thủy trong tình yêu, sự trớ trêu của số phận và thắng lợi của cái chết. Pôm-pê đại đế và nàng coc-nê-li xinh đẹp, vở kịch là bản dịch vở bi kịch của nhà thơ Pháp Rô-be Gac-ni- ê. Và cuối cùng là vở Hămlet trước Sêch-xpia. Vở này được diễn trên sân khấu trong những năm 1587–1588, mặc dầu văn bản của nó khơng cịn đến ngày nay.

2.1. Giơn Li-li (1553 – 1606)

Giôn Li-li đã viết tám vở kịch: A-lêc-xan-đơ và Cam-pa-xtơ (1584), Xa-phô

và Pha-ô (1584), Ga-la-tê (1588), En-đi-mi-ơn hay là Người trên cung trăng

(1588), Mi-đax (1589-1590), Mẹ bom-bi (khoảng 1590), Những cuộc biến hóa của

tình u (khoảng 1590), Người đàn bà trên cung trăng (khoảng 1594). Sáng tác

kịch của ơng có màu sắc hiện đại, mặc dầu các nhân vật dều mang tên Hy lạp. Vay mượn cốt truyện từ thần thoại và lịch sử cổ đại, trang trí chúng bằng những yếu tố đồng quê theo tinh thần chủ nghĩa nhân bản Ý. Ông là người đại diện cho chủ nghĩa nhân bản quý tộc cung đình, hồn tồn ủng hộ chế độ hiện hành. Theo ông: chủ nghĩa nhân bản phải tự hạn chế trong nhiệm vụ giáo dục con người quý tộc lý tưởng, có đầy đủ văn hóa bên trong và bên ngồi.. Ơng là người sáng tạo ra loại hài kịch “cao cấp”, là người đầu tiên đưa hài kịch ra ngồi phạm vi của kịch hề.

2.2. Rơ-bơt Gơ-rin (1558 – 1592)

Rô-bơt Gơ-rin viết nhiều thể loại khác nhau: thơ, truyện thơ, tiểu thuyết, văn đả kích và kịch. Thể nghiệm sân khấu đầu tiên của ông là vở An-phôn-xơx vua xứ A-ra-gơn (1587), miêu tả những thành tích phi thường và những chiến công rực rỡ

của một người anh hùng, chiếm đoạt ngai vàng và tình u của một cơ gái đẹp. Vở

Thầy Bê-cơn và thầy Bon-gay (1589), cũng giống như Phao-xtơ của Mac-lô, phản

ánh một hiện tượng tiêu biểu của thời đại: Ý muốn hiểu biết những bí mật của tự nhiên và khuất phục chúng nhờ vào khoa học. Cũng như Mac-lô, Gơ-rin không tách rời khoa học khỏi phép thuật. Nhân vật của ông, thầy tu Bê-cơn, là một pháp sư có thể làm phép lạ. Thế nhưng kịch của ơng hồn tồn khơng có ý nghĩa bi kịch như sáng tác của Mac-lơ. Các nhân vật của Gơ-rin khơng có tầm vóc hùng vĩ và tồn bộ tác phẩm có màu sắc tiểu thuyết. Hồng tử Uây-lơ và gã cận thần le-xi tranh nhau tình yêu của con gái người gác rừng, nàng Ma-gơ-rit xinh đẹp. Sự ganh đua giữa hai anh phù thủy, Bê-cơn và Bon-gay, hình như chỉ là cái bối cảnh hài hước cho câu chuyện tình trên.

Thái độ của Gơ-rin đối với khoa học cũng có tính dân chủ. Thầy tu Bê-cơn dùng sức mạnh pháp thuật của mình khơng phải vì những mục đích riêng tư mà để giúp đỡ mọi người. Ở cuối vở kịch, ơng đọc lới tiên đốn về tương lai nước Anh, cho rằng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh nước Anh sẽ đạt tới cuộc sống thanh bình.

Rơ-bơt Gơ-rin là một trong những bộ mặt lý thú nhất nhưng đồng thời lại bí ẩn nhất của thời đại Phục hưng Anh. Năm sinh và năm mất của ông người ta khơng biết chính xác (khoảng 1557 - 1595). Một số vở kịch của ông khi in ra không mang tên tác giả, những vở khác chỉ được đánh dấu bằng chữ đầu của tên. Tư liệu chính để xác định quyền tác giả của ông là những cuốn sách ghi tiền chi của nhà kinh doanh sấn khấu Phi-lip Hen-xlâu, chép lại số tiền nhuận bút trả cho tác giả kịch bản. Ông là tác giả của 5 vở kịch: Tấm thảm kịch Tây Ban Nha, mở đầu cho loại bi kịch “đẫm máu”. Nó bắt đầu bằng bóng ma An-đrê địi phải trả thù cho mình, vì đã chết do bàn tay của tên Bồ Đào Nha là Ban-ta-da. Bạn của người đã chết - Hô-ra- xi-ô, đứng ra nhận lấy nhiệm vụ này. Anh ta bắt Ban-ta-da làm tù binh rồi dẫn về Tây Ban Nha. Nhưng ở đây, Ban-ta-đa lại tìm cách đánh bạn được với con trai của vị công tước Ca-xti là Lô-ren-xô. Nhờ tác động của Lô-ren-xô, Ban-ta-da sắp sửa làm lễ cưới với người yêu cũ của An-đrê, nàng Bê-lim-pê-ri xinh đẹp, nhưng nàng lại u Hơ-ra-xi-ơ. Để loại trừ tình dịch, Ban-ta-đa và Lô-ren-xô giết chết Hô-ra- xi-ô. Chúng treo thi thể người chết lên một cái cây trước cửa nhà. Cha của Hô-ra- xi-ô là Hi-ê-rơ-ni-mơ nhìn thấy xác con và thề sẽ tìm ra kẻ sát nhân để trả thù. Mẹ của Hơ-ra-xi-ơ vì q đau buồn, tự vẫn chết. Khi đã biết ai là nguyên nhân tất cả những nỗi bất hạnh của mình, cha của Hơ-ra-xi-ơ liền tìm cách trả thù. Ơng mời những kẻ đã giết con trai mình đến dự một buổi diễn kịch trong ngày hội nhân dịp lễ cưới của Ban-ta-da và Bê-lim-pê-ri. Tất cả các nhân vật chính đều thủ vai trong vở kịch này. Trong q trình diễn kịch, Hi-ê-rơ-ni-mơ phải giết Lơ-ren-xơ và Ban- ta-da, và điều đó ơng đã làm thực. Be-lem-pe-ri tự sát, cha của Lô-ren-xô cũng bị giết, và thế là Hi-ê-rô-ni-mô đã trả thù xong. Khi nhà vua ra lệnh bắt ông, ông đã cắn đứt lưỡi và phun ra ngồi để khỏi nói lộ bí mật của mình. Sau đó ơng tự đâm mình bằng dao găm.

Tấn thảm kịch Tây Ban Nha là vở kịch của những mưu mơ cung đình và của sự

trả thù khủng khiếp. Nó có ý nghĩa lớn về mặt đặc điểm nghệ thuật cũng như về phương hướng tư tưởng.

Khước từ những cốt truyện có sẵn có nguồn gốc cổ đại hay trung cổ, Kit tự đặt ra trong câu chuyện trong bi kịch của mình, mà hành động xẩy ra trong nước Tây Ban Nha đương thời, vào những năm 80 của thế kỷ XVI. Vở kịch của ông tràn đầy những dục vọng sôi nổi, những sự kiện phát triển dồn dập và những lời nói thống thiết. Xây dựng hành động một cách tài tình, ông dẫn dắt một lúc mấy tình tiết song song, làm cho người xem kinh ngạc bằng những tình huống trùng hợp bất ngờ và những thay đổi đột ngột trong số phận các nhân vật. Tính cách nhân vật được khắc họa sắc sảo, bằng những nét bút đậm đà biểu cảm. Sự sơi động trong nhân vật

kết hợp với tính kiên trì hướng tới đích, với một ý chí thơi thúc mãnh liệt. Ơng tạo ra hình tượng của những tên hung thủ xảo trá và độc ác khơng có giới hạn. Sự khao khát trả thù trong Hi-ê-rơ-ni-mơ hóa thành một điều ám ảnh gần như điên loạn.

Làm ra màu sắc của bi kịch cịn có các hình tượng nữ, đặc biệt là nữ nhân vật Bi-lim-pê-ri, khơng thua kém đàn ơng gì về dục vọng, sự kiên nghị, tính kiên trì. Nhân vật của Kit tn bày tình cảm trong những lời nói đầy xúc động căng thẳng, đầy những ngoa ngữ táo bạo và những tán thán sôi sục. Về phương diện này, vở bi kịch của Kit giống với nhiều vở kịch khác của thời đại.

Nhưng Tấn thảm kịch Tây Ban Nha có một nét khiến nó khác biệt với tồn bộ sáng tác sân khấu đương thời đó là tính kịch và sức biểu đạt sân khấu đặc biệt của nó. Khác với những vở kịch khác, ở đó hành động xảy ra phía sau sân khấu. Cịn ở Kít tồn bộ sự việc xảy ra trên sân khấu, trước mắt công chúng. Vượt qua tính chất sơ lược của kịch “hàn lâm” văn học, Kit dường như phục hồi lại trên cơ sở mới tính nhãn tiền và quang cảnh sống động vốn là kịch thánh thời trung cổ. Kịch của ông tạo ra một quang cảnh xúc động, những sự kiện trình diễn trong đó khêu gợi khi thì sự thương tiếc và thơng cảm, khi thì sợ hãi và kinh hồng. Trong suốt hành động của Tấn thảm kịch Tây Ban Nha, xẩy ra tám vụ giết người, mỗi vụ tiến hành theo lối riêng. Ngoài ra người ta cịn trình diễn cho khán giả xem cảnh treo cổ, cảnh điên dại, cảnh cắn đứt lưỡi và nhiều điều khủng khiếp khác. Những nhân vật của Kit không những nói năng mà cịn thực hiện những hành động đủ loại, việc này đòi hỏi những thủ pháp diễn xuất mới mẻ đối với thời đại, như sự phát triển của động tác kịch câm, cử chỉ điệu bộ và sự vận động trên sân khấu. Trong những yếu tố cách tân của Kit, cịn phải nói đến việc đưa “kịch vào kịch”, một thủ pháp chứa đựng những khả năng sân khấu phong phú và sau này được Sêch-xpia sử dụng nhiều lần.

Những cách tân sân khấu của Kit không phải là một mục đích tự thân. Chúng gắn liền với phương hướng tư tưởng của sáng tác của ông. Những điều khủng khiếp và tội ác tràn đầy trong vở kịch phản ánh cảm quan bi kịch của riêng Kit đối với hiện thực.

Sự chồng chất những điều khủng khiếp và tội ác trong bi kịch đẫm máu cịn phản ánh sự tháo lồng của tính tùy tiện cá nhân chủ nghĩa và sự sụp đổ của mọi giềng mối phong kiến trong điều kiện của một xã hội tư sản đang hình thành. Sự đổ vỡ của những quy phạm đạo đức cũ được biểu hiện trong việc bỏ rơi những nguyên lý vốn kiềm chế con người. Độc ác, thâm hiểm, phản trắc, xảo trá, bạo lực, tàn sát và nhiều hiện tượng tương tự, được ghi lại trong bi kịch đẫm máu, người ta đã tạo

ra một số lớn tác phẩm, không phải là sự bịa đặt của các nhà soạn kịch, mà là hồi quang của những sự kiện có thực trong đời sống. Khơng phải tình cờ mà chính trong thể loại bi kịch đẫm máu, người ta đã tạo ra một số lớn tác phẩm được xây dựng bằng chất liệu hiện đại, chứ không phải theo những cốt truyện vay mượn trong văn học hay lịch sử.

Đại bộ phận bi kịch đẫm máu đều miêu tả cuộc sống của tầng lớp trên của xã hội, thuộc giới cung đình và quý tộc. Khuynh hướng dân chủ của thể loại này lộ ra ở chỗ, về thực chất, các bi kịch đẫm máu bao giờ cũng phê phán sự tàn bạo và thói vơ đạo đức của xã hội thượng lưu.

Trong số các bi kịch đẫm máu, vở Ac-đơn ở Pha-vơ-sem (khoảng 1590), không

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI (Trang 43 - 67)

w