Thuận lợi, khó khăn và thách thức khi Việt Nam xuất khẩu sang Nga

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam và nêu ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường (Trang 70)

VIII. THỊ TRƯỜNG NGA

3. Thuận lợi, khó khăn và thách thức khi Việt Nam xuất khẩu sang Nga

a) Thuận lợi và cơ hội:

- Hai thị trường hồn tồn có thể bổ sung cho nhau: Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm đặc biệt là sản phẩm nhiệt đới; Nga có điểm mạnh về máy móc, thiết bị luyện kim, phân bón, dầu khí… đây là điểm thuận lợi trong phát triển thương mại hai nước.

- Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, khơng địi hỏi hàng hố phải đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy, hàng hố của Việt Nam dễ xâm nhập thị trường bạn hơn.

- Người Việt đang kinh doanh tại Nga đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước. Nhiều trung tâm thương mại của Người Việt đã ra đời và hoạt động rất hiệu qủa tại Nga như: Togi, Sông Hồng, Bến Thành…Trước đây cộng đồng người Việt Nam chủ yếu là buôn bán nhỏ, nay nhiều cơ sở kinh tế, hệ thống phân phối đã được thành lập với quy mô không nhỏ, hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Đó chính là cánh tay nối dài của doanh nghiệp Việt Nam để đưa hàng hóa vào thị trường này

- Nga chính thức trở thành thành viên thứ 155 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO sau 18 năm. Đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, bởi thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 3-5%. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn thương mại cũng được quốc tế hoá theo Luật WTO. Sau khi Nga gia nhập WTO, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước sẽ thuận lợi hơn, vì có nhiều điểm tương đồng về hành lang pháp lý, quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa…

- Ngồi việc là thành viên WTO, Nga còn là thành viên của Liên minh hải quan Nga- Blarus- Kazakhstan đang tiến hành đàm phán với về Hiệp định thương mại tự do FTA. Nếu FTA được

ký kết, hàng hóa Việt Nam vào Nga sẽ được miễn thuế hồn tồn hoặc hạ xuống mức tối thiểu. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng cũng như chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên thị trường Nga

- Với diện tích lớn nhưng dân số khơng đơng, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét, do vậy việc tiêu dùng của người Nga diễn ra ở nhiều mức độ chất lượng hàng hóa khác nhau. Đây là cơ hội phong phú cho hàng hóa của nhiều quốc gia với nhiều chỉ tiêu chất lượng khác nhau thâm nhập vào Nga.

b) Khó khăn và hạn chế:

- Khó khăn trong khả năng thanh tốn của thị trường SNG nói chung và thị trường Nga nói riêng. Khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Nga cịn hạn chế, do đó thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam thanh tốn theo hình thức trả chậm 6 tháng đến 1 năm. Ngược lại, khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam, doanh nghiệp Nga yêu cầu đặt tiền trước. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng trong tình trạng thiếu vốn nên u cầu thanh tốn sau khi nhận hàng

- Hệ thống ngân hàng của cả hai nước chưa đáp ứng chuẩn mực quốc tế, khả năng tài trợ tín dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu kém, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp Nga chuyên kinh doanh nhập khẩu của Việt Nam thường khơng mở L/C mà chọn phương thức thanh tốn trực tiếp, tức là bên mua đặt cọc 20-30% và sẽ trả 70-80% còn lại sau khi nhận được hàng. Phương thức thanh toán này gây rủi ro cao cho các doanh nghiệp khẩu xuất của Việt Nam

- Ngồi ra, các ngân hàng của Nga khơng dễ cho mở L/C, đồng thời phí mở L/C rất đắt, ngân hàng Việt Nam chưa có chế độ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bán hàng trả chậm cho Nga.

- Việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Nga còn khá phổ biến và khó dự báo nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu nông sản, thủy hải sản…

- Thiếu những thông tin nghiên cứu sâu về thị trường, khơng có văn phịng đại diện, hệ thống phân phối chưa phù hợp, địa điểm kinh doanh ổn định thiếu, tập trung và uy tín… Vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (Con số quá nhỏ bé cho một thị trường có sức mua lớn)

- Vận tải cũng là một cản trở trong quan hệ thương mại hai nước. Hiện nay phương tiện vận chuyển chủ yếu là container, tuy nhiên chi phí khá cao. Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga, do phải vận chuyển qua các cảng Châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xun Nga từ Đơng sang Tây nên chi phí vận chuyển lớn hơn so với hàng vận chuyển từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ.

- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm, nắm bắt đầy đủ, chính xác và kịp thời các thơng tin, chính sách về mơi trường đầu tư và kinh doanh của thị trường tiềm năng này.

4. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam ở thị trường Nga, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm cách tiếp cận mới.

- Nhu cầu của thị trường Nga bây giờ đã khác trước và người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn để mua các loại hàng hố có chất lượng hơnvì vậy để bảo đảm chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải duy trì ngay từ những cơng đoạn ban đầu trong các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói... mới có thể duy trì, tăng thị phần và đưa thêm các mặt hàng mới vào thị trường Nga. Mặt khác, cần giảm tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu, tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến vào thị trường Nga để tăng giá trị hàng hoá

- Cần đặc biệt quan tâm đến hàng rào kỹ thuật, doanh nghiệp nên thông qua các hiệp hội của mình, các cơ quan chun nghiệp để nắm bắt thơng tin về hàng rào kỹ thuật của thị trường - Các doanh nghiệp Việt Nam trước hết cần giải quyết những tồn tại hiện đang cản trở cơng việc kinh doanh. Đó là những vướng mắc về thủ tục pháp lý, hệ thống phân phối và thanh tốn, thơng tin thị trường…

- Cũng như các thị trường khác, muốn đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nga, cần tạo dựng được một hệ thống phân phối, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, showrom.. để giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình đến với khách hàng Nga như đưa hàng hóa đi tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế ở Nga và cử các đoàn sang thị trường Nga khảo sát, tìm đối tác hợp tác kinh doanh, nhất là đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

- Hiện các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chỉ có mặt ở hầu hết các thành phố lớn, nhất là khu vực Thủ đơ Matxcơva chứ chưa vươn xa được. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng và khai thác có hiệu quả, đừng bỏ phí…

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đóng góp một cách hiệu quả vào tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.Cụ thể, Cán cân thương mại thâm hụt ngày càng lớn là một dấu hiệu khơng thuận lợi cho nền kinh tế, nó chứng tỏ khả năng sản xuất và cạnh tranh của các hàng hố trong nước cịn yếu, hàng hoá trong nước phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

Vì lí do đó, Việc Nghiên cứu, phân tích thị trường xuất khẩu chủ lực và các mặt hàng xuất khẩu vào từng thị trường này sẽ giúp cho nhà nước có những chính sách điều tiết hợp lý nền kinh tế và đề ra chiến lược phát triển ở từng thị trường cụ thể, từng bước đưa Việt Nam trở thành 1 quốc gia có nền kinh tế “xuất siêu”.

Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng có thể đề ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế, khó khăn cịn tồn tại trong Xuất khẩu ở các thị trường…từ đó, giúp Doanh nghiệp nâng năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế nước nhà.

Bài làm của chúng em cịn nhiều thiếu sót, những nhận xét của Thầy Cơ sẽ giúp chúng em hồn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Chúng em Chân thành cảm ơn thầy cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-------o0o------

[1] Sách

1. GS.TS. Võ Thanh Thu, Thạc sĩ Ngô Thị Hải Vân, Kinh tế & phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB tởng hợp TPHCM

2. GS.TS. Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội

[2] Web http://vneconomy.vn http://www.gso.gov.vn http://www.baomoi.com http://epp.eurostat.ec.europa.eu http://www.customs.gov.vn http://www.ttnn.com.vn http://www.vietrade.gov.vn http://vietbao.vn

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam và nêu ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)