KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
3.2.3. Một số kiến nghị của Công ty đối với Nhà nước
Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo, thu được nhiều lợi ích và có nguồn ngoại tệ ổn định cho Cơng ty Vilexim nói riêng và cho Việt Nam nói chung, Nhà nước cần phải có những biện pháp hỗ trợ phù hợp với các cam kết quốc tế khi hội nhập. Cụ thể là:
Thứ nhất, Nhà nước cần đưa ra những chính sách trong thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo một cách linh hoạt, hợp lý và theo kịp những biến động của thị trường gạo thế giới.
Thứ hai, nên có những hỗ trợ về vốn, kĩ thuật canh tác, chế biến cho cả người sản xuất và các Doanh nghiệp. Gạo là mặt hàng rất đặc biệt để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên Nhà nước nên xem xét và điều chỉnh để tránh tổn hại quá lớn đến lợi ích người dân và Doanh nghiệp.
Thứ ba, xây dựng chiến lược chung trong phát triển ngành gạo, đưa ra những đề xuất cho các Doanh nghiệp xuất khẩu, quản lý tốt thị trường xuất khẩu tránh để rơi vào tình trạng các Doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh lẫn nhau và phải chịu thiệt thòi.
Thứ tư, hỗ trợ tối đa trong việc cung cấp thông tin, xây dựng mạng lưới phân phối tại các quốc gia trọng điểm. Có những hành động kịp thời nhằm bảo vệ lợi ích Doanh nghiệp trong nước khi xảy ra các tình huống rủi ro khơng lường trước được.
chung và mặt hàng gạo nói riêng dễ dàng hơn trong việc lưu thông, xâm nhập các thị trường trên thế giới.
Trên đây là một số kiến nghị của Công ty về việc sản xuất và xuất khẩu gạo đối với Nhà nước. Những kiến nghị này đều là vì mục đích chung là phát triển ngành lúa gạo, đem lại đời sống ổn định cho người nông dân sản xuất gạo, đồng thời, đưa thương hiệu gạo Việt Nam lên một chỗ đứng vững chắc trong ngành lúa gạo toàn cầu.
KẾT LUẬN
Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và tốc độ phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. Diện tích lúa gieo trồng được tăng qua từng năm, năng suất lúa ngày càng được cải thiện, chất lượng giống lúa và chất lượng gạo được cải tiến liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe của thị trường. Tốc độ tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm là khá cao, qua đó đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Có được những thành tựu đáng tự hào đó là nhờ đến sự nỗ lực của người nông dân Việt Nam trong hoạt động sản xuất, những chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng vì mục tiêu chung của các Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong tương lai, địi hỏi sự tham gia xây dựng tích cực hơn nữa của các chủ thể trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ ngành gạo nhằm phát huy những tiềm năng, giải quyết những khó khăn và hạn chế, đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Đối với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim, trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều hạn chế và đối mặt với nhiều những khó khăn khách quan, lãnh đạo và cán bộ nhân cơng nhân viên của Công ty vẫn luôn nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển bền vững và tồn diện của Cơng ty. Thành tựu của Công ty đạt được là không nhỏ khi liên tiếp trong những năm qua nằm trong nhóm các Cơng ty hàng đầu về xuất khẩu gạo tại Việt Nam. Xuất khẩu gạo đã đem lại nguồn thu cho Công ty, cho quốc gia và đem lại thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên của công ty. Trong thời gian tới, Công ty sẽ liên tục hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện hệ thống thu mua và xuất khẩu gạo đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên Công ty nhằm giải quyết triệt để những hạn chế cịn tồn đọng, xây dựng Cơng ty ngày một phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gạo, xứng đáng với những tiềm năng của mình.
Bài viết chuyên đề này đã sử dụng những số liệu và phương pháp phân tích nhằm phân tích và đánh giá tình hình thực tế của hoạt động xuất khẩu gạo tại Cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim. Qua đó, đã đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và với Công ty nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và của Cơng ty nói riêng. Hi vọng rằng