Các thị trường xuất khẩu chính của Cơng ty

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim (Trang 31 - 32)

Năm 2011, Công ty là một trong năm Doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất trên cả nước với sản lượng xuất khẩu của Công ty đạt trên 100.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50 triệu USD.

Các thị trường gạo trải rộng khắp thế giới, với nhiều chủng loại gạo khác nhau như gạo nếp, gạo thơm đặc sản..., nhưng chiếm thị phần nhiều nhất vẫn là các loại gạo tẻ 5,10,15% tấm.

Bảng 2.8: Một số thị trường xuất khẩu gạo của Công ty Vilexim năm 2011

Quốc gia Sản lượng

(Tấn) Kim ngạch (USD) Senegal 27.896 14.162.512 Đài Loan 25.034 11.942.593 Congo 10.301 4.525.217 Philippine 4.775 3.211.500 Trung Quốc 4.500 2.286.880 Indonesia 4.250 2.775.855 Algeria 2.375 1.379.375 Hongkong 1.088 556.750 Mozambique 300 197.400 Israel 240 109.200 Malaysia 50 34.250

Thị trường xuất khẩu chính mà Cơng ty nhắm tới đó là các quốc gia thuộc Châu Phi với Senegal là nước nhập khẩu nhiều nhất, hơn 27.896 tấn gạo, kim ngạch đạt 14.162.512 USD. Tiếp sau đó là Đài Loan và Congo với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 11.942.593 USD và 4.525.217 USD. Châu Phi luôn là một thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và Cơng ty nói riêng với tiềm năng thực tế vẫn cịn rất lớn để có thể xuất khẩu gạo trực tiếp vào thị trường này. Hăng năm, các thành viên của Tổ chức hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực Nam châu Phi nhập khẩu khoảng 140.000 tấn gạo và muốn nhập 50% con số đó từ Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 5 trong số các quốc gia cung cấp gạo cho thị trường nay, chưa xứng tầm đối với một quốc gia lớn về xuất khẩu gạo như Việt Nam. Điều đó cho thấy rõ ràng đây là một thị trường có tiềm năng cực kì lớn cho chúng ta khai thác và phát triển.

Bên cạnh đó là các quốc gia như Đài Loan, Philippines, Trung Quốc và Indonesia cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Cơng ty. Đây là các quốc gia có vị trí địa lý gần với Việt Nam, có thị trường gần gũi với Việt Nam và cũng là những thị trường hết sức tiềm năng với dân số đông đặc biệt là Trung Quốc và Indonesia. Ngoài ra, lợi thế khi xuất khẩu vào các thị trường này đó là thời gian và chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn, thu hồi vốn nhanh hơn và chịu ít các rủi ro hơn.

Trong thời gian tới, Công ty sẽ chú trọng tới việc phát triển các thị trường đang đem lại nguồn lợi nhuận cao đồng thời tìm kiếm các thị trường mới cũng như thúc đẩy mạnh mẽ các thị trường tiềm năng nhằm phát huy tối đa khả năng kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)