Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim (Trang 47 - 51)

KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM

3.2.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường và thu thập thông tin:

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản ở Việt nam đều găp khó khăn trong việc thu thập thong tin và tìm kiếm các thị trường mới. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là khơng đủ kinh phí cho hoat động nghiên cứu thị trường một cách thoả đáng. Hơn nữa thị trường gạo trên thế giới biến động rất

nhanh và chính xác. Trong khi việc tiếp nhận các thông tin này ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất chậm.

Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước cũng như các bộ, ngành có liên quan, các tham tán thương mại ở nước ngoài cần phải đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường để kịp thời nắm chắc nhu cầu về gạo trên thị trường thế giới. Qua đó thơng tin kịp thời về thị trường, thông tin về giá cả cho các doanh nghiệp để tránh tình trạng bị ép giá. Việc làm này cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội nếu họ muốn thăm dị, tìm kiếm thị trường.

Đối với một số đầu mối xuất khẩu lớn thì nên phân đoạn thị trường đối với họ. Điều đó sẽ giúp tạo điều kiện chuyên sâu về thị trường cho các doanh nghiệp của chúng ta. Đồng thời tránh được sự cạnh tranh không cần thiết lẫn nhau của chính các doanh nghiệp trong nước và dẫn đến thiệt hại đến lợi ích quốc gia. Nhà nước cũng nên thành lập các trung tâm xúc tiến thương mạỉ một số vùng trọng điểm trên thế giới nhằm kịp thời cung cấp các thông tin thương mại, thông tin kinh tế phục vụ nghiên cứu thị trường cho các công ty.

Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp:

Đối với mặt hàng gạo, việc sản xuất và thu mua thường mang tính thời vụ với chu kỳ sản xuất tương đối dài. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu lại diễn ra suốt năm và được giá cao ở những kỳ giáp vụ. Vì vậy, địi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn đủ lớn để có đủ sức thu mua trong vụ thu hoạch và dự trữ được cho việc xuất khẩu cả năm. Trong khi tại các ngân hàng cịn đang diễn ra tình trạng ứ đọng vốn thì các Cơng ty XNK vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn vay.

Thời gian tới Nhà nước cần đưa ra những biện pháp để khuyến khích các ngân hàng cho các Công ty vay vốn để thu mua gạo. Trong những trường hợp như giá gạo trên thị trường thế giới có xu hướng thấp hay giá gạo thu mua trong nước tăng gây thua lỗ cho các Công ty, Doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo thì nhà nước nên xem xét bằng quỹ bình ổn giá cả nhằm trợ giúp và làm giảm đi một phần lãi suất tín dụng.

Về phía các ngân hàng, Nhà nước cũng cần xem xét lại các quy định về tài sản thế chấp vay vốn để nó thực sự giữ vai trị là điều kiện bảo đảm an tồn vốn cho vay chứ không phải chỉ làm vật căn cứ giữa Ngân hàng và Công ty.

Hồn thiện các chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn

giản, thơng thống và phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay:

Những quy định về XNK (đặc biệt là xuất khẩu gạo vì nó cịn ảnh hưởng đến các yếu tố trong nước khác) và các hàng rào thương mại là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng và xuất khẩu hàng hố dịch vụ nói chung ở nước ta thì cần một sự đổi mới và hồn thiện hơn các hệ thống các chính sách và quy định về xuất khẩu, cụ thể là:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý theo hướng đồng bộ: Hệ thống các quy định, văn bản pháp lý phải được đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào việc sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định và lâu dài cho các Công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu, tránh lâm vào những tình trạng như việc khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại khơng quan tâm đến vấn đề sản xuất mặt hàng đó. Việc khuyến khích xuất khẩu trực tiếp, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay chỉ mới nhìn đến các Cơng ty có sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu và các Công ty kinh doanh XNK. Trong thực tế cịn vơ số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho các Công ty lớn hơn hoặc sản xuất bán thành phẩm không được hưởng các ưu đãi. Đó là sự khơng đồng bộ trong các chính sách kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, các chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp này cần phải được xem xét từ phía Nhà nước.

- Hồn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: Trên thực tế, cơng tác quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước cịn một số bất cập với diễn biến của hoạt động xuất nhập khẩu nhiều khi cịn khơng ít thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục và giải quyết.

Về lâu dài, các quy định về xuất nhập khẩu hiện hành phải được bổ sung và sửa đổi theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu phát triển một cách thuận lợi. Hiện nay, tại Việt Nam, thủ tục xuất khẩu vẫn còn khá rườm rà, phức tạp mặc dù đã có những cải cách được đưa ra, gây lãng phí thời gian, cơng sức, tiền bạc đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đôi khi, các cơ quan hải quan cịn tỏ ra quan liêu, cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Đối với các mặt hàng có sự hạn chế như mặt hàng gạo, Nhà nước nên áp dụng đấu thầu để tránh hiện được các tượng tiêu cực, hối lộ, đem lại sự công bằng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trước mắt, khi hình thức chưa được áp dụng, các cơ quan quản lý Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Công thương phải lựa chọn ra các Công ty đáng tin cậy (cả các Công ty Nhà nước và các Công ty tư

người sản xuất. Mặt khác, Bộ cũng cần phải có những giám sát chặt chẽ và phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh bằng cách hạ giá thu mua một cách bất hợp lý, gây thiệt hại cho Công ty cũng như cho Nhà nước.

- Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái hợp lý, thuận lợi cho người xuất khẩu: Đây là chính sách có tính chất hỗ trợ và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung. Tuy nhiên, chính sách này cần được phối hợp một cách nhịp nhàng và thận trọng với các chính sách khác. Dựa vào tình hình thực tế của từng thời kỳ khác nhau để đưa ra các chính sách phù hợp về tỷ giá hối đối.

Mục đích của chính sách phá giá đồng bản tệ là để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Quốc gia, nhằm cải thiện cán cân thanh tốn. Về lý thuyết, các chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ làm giảm kim ngạch nhập và khiến hàng hóa trong nước trở nên rẻ một cách tương đối so với hàng hóa nước ngồi, từ đó, dẫn đến việc tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là một chính sách khá là nhạy cảm đối với một Quốc gia. Thường thì việc phá giá làm cho đồng nội tệ nằm ở mức giá tương đối thấp hơn so với ngoại tệ và việc làm này thường bị chỉ trích bởi cộng đồng Quốc tế khi giá đồng nội tệ trở nên quá thấp so với giá trị thực. Bên cạnh đó, việc phá giá đồng nội tệ cịn có thể gây ra tình trạng lạm phát đối với nền kinh tế.

Do vậy, muốn thành cơng, chính sách phá giá cần phải đi kèm với các chính sách khác và lựa chọn thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển tồn diện của nền kinh tế và hạn chế việc gây ra các khủng hoảng không cần thiết.

Mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế:

Việc tham gia vào cộng đồng Quốc tế, tham gia các liên kết khu vực, các hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại cho hoạt động ngoại thương của các Công ty và Doanh nghiệp trong nước nhiều thuận lợi. Các hoạt động này sẽ nâng tầm vị thế của Quốc gia, nhận được sự coi trọng của bạn bè Quốc tế, dễ dàng hơn trong lưu thơng hàng hóa và hạn chế được các rào cản thương mại đối với hàng hóa của Quốc gia mình.

Bên cạnh việc mở rộng các quan hệ song phương, tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do, Nhà nước ta cũng cần phải tham gia vào các mối quan hệ đa chiều của khu vực và trên thế giới theo phương thức đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ thương mại theo đúng nghị quyết của Đảng. Việc chúng ta tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO là một thành cơng của nền kinh tế nhưng đó cũng sẽ là thách thức khơng nhỏ địi hỏi sự nỗ lực của các nhà lãnh đạo Quốc gia và chính lãnh đạo các Doanh nghiệp trong nước.

Một số giải pháp khác:

- Theo dõi sát sao việc thi hành thu thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp để kịp thời có các biện pháp xử lý những phát sinh vướng mắc nhằm đảm bảo k gây thiệt hại cho cả Nhà nước cũng như các Doanh nghiệp xuất khẩu.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các bến cảng, đường giao thông thuận lợi giúp các Doang nghiệp xuất khẩu thuận tiện hơn trong việc luân chuyển hàng hóa và giảm thiểu chi phí.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)