KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
3.1.1. Định hướng của Việt Nam trong phát triển xuất khẩu gạo
Việt Nam là một Quốc gia có rất nhiều lợi thế và những tiềm năng to lớn trong việc sản xuất mặt hàng nơng sản nói chung cũng như gạo nói riêng. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai phong phú, nguồn lao động dồi dào, Việt Nam có rất nhiều triển vọng trong việc xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây là làm sao để có thế khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm năng nói trên với mục đích đảm bảo an ninh lương thực trong nước, trở thành Quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu và giá trị xuất khẩu gạo, đồng thời, đảm bảo được cuộc sống cho người nông dân, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm lúa gạo. Để thực hiên được mục tiêu nói trên, Đảng và Nhà nước đã vạch ra những chủ trương, đường lối mang tính chất cấp thiết nhằm giúp ngành xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đối mặt với những khó khăn hiện tại và tăng trưởng bền vững trông tương lai.
Định hướng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua thể hiện sự ưu tiên cho các thị trường tập trung. Hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là các các hợp đồng xuất khẩu gạo trắng các loại vào các thị trường do Chính phủ nước nhập khẩu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện. Các thị trường tập trung thông thường như Philipine, Iraq, Cuba... Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm đến trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó là các thị trường khơng tập trung thì có Singapore là đáng chú ý, chiếm tới 7,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng chủ yếu là để tái xuất. Trong khi đó, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam thể hiện định hướng nhắm đến sự ổn định với các bạn hàng lớn. Tuy nhiên, việc ổn định này được đánh đổi bằng rất nhiều hạn chế trong ngành xuất khẩu gạo. Giá xuất khẩu của chúng ta là thấp hơn tại một số thị trường tập trung, hạn chế trong đa dạng thị trường và chủng loại cùng với đó là những rủi ro trong tương lai khi các thị trường lớn của chúng ta tập trung đầu tư sản xuất gạo nhằm tự túc lương thực. Do vậy, định hướng chiến lược của chúng ta trong những năm tới cần có sự thay đổi, đó là đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, mở rộng và nhắm đến các thị trường tiềm năng trên thế giới nhằm tận dụng và nâng cao tối đa hiệu quả của xuất khẩu gạo.
Thái Lan không cho thấy một sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, đối với các chủng loại gạo xuất khẩu khác nhau, sự chênh lệch về giá cả là tương đối lớn. Trong khi giá gạo thấp nhất của Thái Lan là gạo trắng cũng gần tương đương với loại gạo 5% và 29% tấm chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam, còn gạo thơm và Mali cho mức giá cao hơn rất nhiều so với đa phần gạo của Việt Nam, và ngang bằng với gạo giống Nhật vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam. Định hướng vào các phẩm cấp gạo trung bình giúp kết cấu loại gạo trong cơ cấu xuất khẩu cố định cùng với đó là giảm thiểu sự rủi ro trong các chính sách điều hành đã khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong những năm gần đây thường hướng đến ngắn hạn, tập trung vào cơng tác thương mại, có khả năng quay vịng vốn nhanh. Do đó, chiến lược phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới sẽ mang đến những thay đổi đáng kể. Sự hiện đại hóa chuỗi giá trị ngành gạo, đa dạng hóa sản phẩm nhưng cần có những sản phẩm đặc sản là những việc làm hết sức cấp thiết nhằm phát triển ngành gạo theo một xu hướng mới đem lại nhiều giá trị hơn.
Nói tóm lại, xu hướng phát triển mới của ngành lúa gạo Việt Nam đó là đa dạng hóa về thị trường, về chủng loại, cải thiện và nâng cao chuỗi giá trị ngành gạo đồng thời khuyến khích đầu tư, nghiên cứu và hình thành những chủng loại gạo đặc sản của Việt Nam.