.Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

Thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, trước khi hình thành thang đo chính thức cho việc nghiên cứu được phỏng vấn, điều tra sâu được thực hiện nhằm khẳng định những đối tượng được phỏng vấn, hiểu sâu các khái niệm và ý nghĩa của câu từ. Dùng thang đo Likert với 5 mức độ phổ biến như: Hồn tồn khơng đồng ý, Không đồng ý, Đồng ý một phần, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý.

3.3. Bảng hỏi phỏng vấn, điều tra

Bảng hỏi phỏng vấn, điều tra thực hiện qua 2 bước:

Thứ nhất dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế cần nghiên cứu, từ đó bảng hỏi sơ bộ được hình thành. Trong q trình khảo sát sơ bộ tác giả tổng hợp các ý kiến của người được khảo sát và phỏng vấn ý kiến của nhân viên phòng kỹ thuật quản lý khai thác, nhân viên phụ trách truyền thông nước sạch của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre về ý kiến và bố cục của bảng hỏi, phỏng vấn trình bày phụ lục 1

Thứ hai từ những ý kiến đóng góp trên tác giả điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ thành bảng hỏi chính thức trình bài ở phụ lục 2

3.4. Phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu

Tổng thể nghiên cứu là những người dân chưa sử dụng nước máy (nước sạch) nông thôn tỉnh Bến Tre

Số lượng mẫu quan sát: Quy định số mẫu theo Bollen (1989) dẫn trong Cao Hào Thi và Swierczek (2010), tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo 5:1. Theo Bollen (1989) có 30 biến thì số mẫu tối thiểu là 150.

Cách lấy mẫu bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp cho người dân nông thôn chưa sử dụng nước sạch (nước máy). Việc phát bảng câu hỏi được thực hiện tại các xã có nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

3.5. Thông tin về mẫu thu thập số liệu nghiên cứu

Có 180 mẫu khảo sát. Trong q trình thu thập, khảo sát có 24 người chưa biết về nước sạch (nước máy), một số khảo sát có một số phiếu khơng hợp lệ trả lời trùng nhau từ trên xuống dưới nên khi đưa vào phân tích bằng SPSS sẽ bị loại bỏ. Trong 180 phiếu gửi đi thì có 150 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ 83,33%. 150 phiếu hợp lệ này được xử lý bằng SPSS 16.0 để tiến hành phân tích tương quan, phân tích nhân tố khám phá, phân tích độ tin cậy, phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết.

Phần trên đã trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Bảng câu hỏi được xây dựng từ cơ sở lý thuyết, việc khảo sát thực hiện bằng phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp. Dữ liệu thu thập hợp lệ được phân tích bằng phần mềm SPSS theo quy trình.

Để định lượng được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch (nước máy) cần tiến hành ba bước sau:

Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA). Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA). Kết quả phân tích hồi quy sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước máy của người dân nông thôn Bến Tre và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?”.

Tóm lại: Chương này tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn nhân viên phụ trách truyền thông nước sạch. Việc khảo sát chính thức được thực hiện bằng phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp. Dữ liệu thu thập được sẽ phân tích bằng phầm mềm SPSS theo quy trình, bắt đầu là kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố rồi tới phân tích hồi quy. Sau khi thực hiện các bước xong thì dựa vào kết quả sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài là Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn Bến Tre và mức độ tác động của các yếu tố nào đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre như thế nào?

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w