D1 Đối với gia đình tơi việc sử dụng nước máy là thuận tiện, dễ dàng
D2 Tôi là người quyết định việc tham gia sử dụng nước máy D3 Nguồn nước máy đã được xử lý đảm bảo vệ sinh
D4 Đối với gia đình tơi sử dụng nước máy (nước sạch) tránh bệnh phụ khoa
D5 Sử dụng nước máy con cái không phải mất thời gian đi lấy nước từ kênh, rạch
2.5.5.Nhận thức môi trường
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới, có tới 80% các loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Ở nước ta, tại các vùng đô thị đã đảm bảo nguồn nước sạch cho
người dân sử dụng, nhưng tại các vùng nông thôn người dân chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt. Đối với nước ngầm khai thác ở tầng sâu thường bị ô nhiễm bởi các yếu tố kim loại như: Sắt, Mangan… đặc biệt là nguyên tố kim loại nặng Asen – một nguyên tố rất nguy hại đối với sức khỏe con người; đối với các cơng trình khai thác nước ở tầng nơng, có nguy cơ ơ nhiễm bởi chất thải, nước thải từ các nhà máy công nghiệp hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm bảo vệ, cải thiện đời sống, sức khỏe của cư dân khu vực này.
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH) mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành nước lợ, hàng triệu người sẽ có nguy cơ mất chổ ở, từ đó gia tăng sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy gây ngập lụt đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL dẫn đến mất nhiều đất nơng nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Sự suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nơng nghiệp, nghề cá… Q trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm.
Nằm trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu tồn cầu, Bến Tre là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao và xâm nhập mặn lấn sâu vào nội địa. Trong khu vực ĐBSCL có thể thấy Bến Tre là tỉnh chịu ảnh hưởng trên diện rộng và nặng nề hơn cả.
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra, hạn hán kéo dài hơn, nguồn nước có tại chỗ như giếng khoan, giếng đào ngày càng cạn kiệt, nhiễm mặn, phèn càng lúc càng tăng cao, làm cho lưu lượng, chất lượng nước giảm đi, người dân khó cịn sử dụng được nguồn nước này.