5.2 quả Kết nghiên cứu định lượng
5.2.3. Giải thích các biến có ý nghĩa
5.2.3.1.Kết quả hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficient)
Qua kết quả hồi quy (Bảng 5.12), cho thấy có 6 biến có ý nghĩa. Cụ thể thu nhập bình qn của Hộ gia đình nơng thơn tương quan với các biến: nghề nghiệp của chủ hộ, kinh nghiệm, số năm đi học, diện tích đất, số hoạt động tạo thu nhập, vay vốn. Sự tác động của các biến được giải thích như sau:
Biến NGHENGHIEP (X1) có hệ số Sig = 0,000 nên có ý nghĩa thống kê ở mứ 1% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là + 33.965,197 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với giả định các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ gia đình có chủ hộ làm việc trong lĩnh vực phi nơng nghiệp thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ cao hơn các hộ có chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp 33.965,197 ngàn đồng. Kết quả phân tích này cho thấy nghề nghiệp của chủ hộ tác động mạnh mẽ đến thu nhập bình quân của hộ gia đình.
Biến KINHGHIEM (X2) có hệ số Sig = 0,088 nên có ý nghĩa thống kê mức 10% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 1.787,442 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. Với giả định các yếu tố khác không đổi, nếu kinh nghiệm làm việc của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ tăng 1.787,442 ngàn đồng. Như vậy có thể thấy rằng số năm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011). Đồng thời, qua khảo sát thực tế các xã trên địa bàn huyện Lai Vung thể hiện trong phần thống kê mô tả (Bảng 5.4) cũng đã chỉ
ra rằng chủ hộ có nhiều năm kinh nghiệm hơn thì thu nhập bình quân của hộ sẽ cao hơn.
Biến SONAMDIHOC (X3) có hệ số Sig = 0,017 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là +5.695,103 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. Người có số năm đi học ít (trình độ thấp) thường thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn để phục vụ cho sản xuất tạo thu nhập ni sống bản thân và gia đình. Họ thường bị thất bại trong sản xuất nông nghiệp nên dẫn đến thu nhập thấp. Tương tự như thế trong sản xuất cơng nghiệp, người cơng nhân có học vấn thấp cũng gặp khó khăn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới theo u cầu cơng việc, khó có khả năng thăng tiến lên vị trí cao hơn
trong doanh nghiệp nên thu nhập của họ thấp hơn những người có học vấn cao. Kết quả này hồn toàn phù hợp với nghiên cứu của Okurut và cộng sự (2002) trong phân tích về nghèo ở Uganda đã kết luận rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình càng giàu có. Bên cạnh đó Bùi Quang Bình (2008), Nguyễn Đức Thắng (2002) cũng cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập của hộ gia đình càng cao.
Đồng thời, qua thực tế nghiên cứu tại các trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, yếu tố trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Kết quả hồi quy cho thấy với giả định các yếu tố khác khơng đổi, nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 năm học thì thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm 5.695,103 ngàn đồng.
Biến DIENTICHDAT (X7) có hệ số Sig = 0,037 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là + 2,908 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. giả định các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ gia đình có thêm 1 m2 đất sản xuất thì thu nhập bình quân của hộ sẽ tăng 2,908 ngàn đồng hay nói cách khác, nếu hộ gia đình có thêm 1.000 m2 đất sản xuất thì thu nhập bình quân của hộ sẽ tăng 2.908 ngàn đồng. Theo kết quả điều tra thực tế tại các xã Địa bàn huyện Lai Vung (Bảng 5.11) cho thấy, các hộ có diện tích đất sản xuất càng nhiều thì thu nhập trung bình càng cao. Điều này hồn tồn có thể giải thích được, bởi tại các hộ nơng thơn trên địa bàn huyện Lai Vung, đa số đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mà đất sản xuất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất nhất là ngành trồng trọt (quýt, cam,…) để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Hộ gia đình thiếu đất sản xuất hoặc khơng có đất sản xuất nếu muốn tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình thì phải thuê đất, phải đi làm thuê hoặc chuyển sang các ngành nghề phi nơng nghiệp khác. Vì vậy, có thể nói đất sản xuất là nguồn lực cơ bản và cần thiết nhất để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình nơng thơn có sản xuất nơng nghiệp. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Sinh Công (2004), Schwarze (2004) và Mwanza (2011), Trương Châu (2014). Như vậy, kết quả mơ hình hồi quy cũng như phân tích thống kê mơ tả khá phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu, nên có thể kết luận rằng diện tích đất sản xuất có tác động đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung.
Biến SOHOATDONG (X8) có hệ số Sig = 0,000 nên có ý nghĩa thống kê mức 1% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là +53.236,229 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên các hoạt động nông nghiệp thường theo mùa vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc đa dạng hoá nguồn thu nhập từ nhiều hoạt động sản xuất giúp hộ gia đình nơng thơn có thể giảm thiểu rủi ro và cải thiện thu nhập. Tại tỉnh Phú Thọ, Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010), kết luận rằng: mơ hình đa dạng có ảnh hưởng thuận chiều đến thu nhập. Thu nhập của hộ sẽ tăng lên 0,85% nếu hộ gia đình đa dạng hóa sản xuất. Đồng thời, kết quả khảo sát thực tế tại các xã thuộc địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng cho thấy nếu hộ gia đình có nhiều hoạt động tạo thu nhập thì thu nhập của hộ càng tăng. Với giả định các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình có thêm một hoạt động tạo thu nhập thì thu nhập bình quân của hộ sẽ tăng 53.236,229 ngàn đồng.
Biến VAYVON (X9) có hệ số Sig = 0,047 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là + 2.9951,1 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. Với giả định các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ gia đình có vay vốn từ các định chế chính thức thì thu nhập bình qn của hộ sẽ tăng 2.9951,1 ngàn đồng, Mwanza (2011) cũng cho thấy kết quả tương tự.
Theo kết quả điều tra thực tế tại các xã thuộc địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho thấy mức thu nhập trung bình của các hộ có vay vốn là 2.654.020 đồng/người/tháng cao hơn rất nhiều so với thu nhập của các hộ gia đình khơng được vay vốn 1.765.590đồng/người/tháng. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay từ các định chế chính thức của người dân khá hiệu quả. Tuy nhiên chỉ có 38,9% số hộ trong mẫu điều tra là có vay vốn và đa số đây đều là những hộ gia đình có thu nhập tương đối cao và có nhiều đất sản xuất. Các hộ nghèo thường rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức do họ khơng có đủ tài sản bảo đảm thế chấp tại ngân hàng hoặc khơng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi từ vốn vay để giải trình với tổ chức tín dụng. Như vậy có thể kết luận rằng: khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của Nhà nước có tác động đến thu nhập của Hộ gia đình. Hộ gia đình càng dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của Nhà nước thì thu nhập của hộ càng được nâng cao và ngược lại.
5.2.3.2.Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficient)
Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficient) xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Trong cột Standardized Coefficient hệ số các biến có ý nghĩa thống kê như sau:
Bảng 5.16: Vị trí quan trọng của các yếu tố
Hệ số hồi Biến độc lập quy chuẩn hóa Giá trị % tuyệt đối Thứ tự ảnh hưởng
Nghề nghiệp (NGHENGHIEP) 0,196 0,196 17,7 2
Kinh nghiệm (KINHNGHIEM) 0,095 0,095 8,60 6
Số năm đi học (SONAMDIHOC) 0,129 0,129 11,7 3
Số hoạt động tạo thu nhập 0,455 0,455 41,2 1
(SOHOATDONG)
Diện tích đất sản xuất 0,128 0,128 11,6 4
(DIENTICHDAT)
Vay vốn (VAYVON) 0,102 0,102 9,20 5
Tổng cộng 1,105 100
Thứ tự và đóng góp ảnh hưởng đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn trên địa bàn huyện Lai Vung như sau: Biến SOHOATDONG (số hoạt động tạo thu nhập) đóng góp 41,2%, NGHENGHIEP (nghề nghiệp của chủ hộ) đóng góp 17,7%, SONAMDIHOC (số năm đi học của chủ hộ) đóng góp 11,7%, DIENTICHDAT (diện tích đất sản xuất) đóng góp 11,6%, VAYVON (vay vốn) đóng góp 9,2%, KINHNGHIEM (kinh nghiệm chủ hộ) đóng góp 8,6%.
5.2.4. Giải thích các biến khơng có ý nghĩa
Biến GIOITINH (X4) có hệ số Sig = 0,246 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do thực tế tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung, đa số chủ hộ gia đình là nam giới chiếm phần lớn trong khảo sát (91,4%) do vậy biến GIOITINH khơng ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu.
Biến SONHANKHAU (X5) có hệ số Sig = 0,248 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích địa bàn huyện Lai Vung vấn đề dân số (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổ định 1%) và công tác dân số được các ngành các cấp chỉ đạo quan tâm thực
hiện khá tốt, tỷ lệ sinh thứ 3 rất thấp, số lượng nhân khẩu trong các gia đình khơng đơng. Theo số liệu khảo sát thực tế các Hộ gia đình có từ 2 đến 5 người chiếm đến 71,2%. Do vậy biến GIOITINH khơng ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu.
Biến TYLEPHUTHUOC (X6) có hệ số Sig = 0,293 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích tương tự như SONHANKHAU, đa phần các hộ đều ít người Theo số liệu mẫu khảo sát cho thấy hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao nhất chỉ chiếm 67%. Do vậy TYLEPHUTHUOC khơng ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu.
Kết luận: Thơng qua 5 kiểm định có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của Hộ gia đình ở nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung theo thứ tự tầm quan trọng như sau: “số hoạt động tạo thu nhập”, “nghề nghiệp”, “số năm đi học”, “diện tích đất sản xuất”, “vay vốn” và cuối cùng là “kinh nghiệm”.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 5 đã xác định được các nhân tố tác động đến thu nhập của Hộ gia đình nơng thơn huyện Lai Vung, chương này sẽ trình bày những kết luận tổng quát của đề tài và đưa ra những khuyến nghị một số giải pháp đến chính quyền địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời cũng nêu ra thêm những hạn chế của kết quả nghiên cứu trong đề tài và những định hướng nghiên cứu sắp tới.
6.1. Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết về thu nhập, kết quả nghiên cứu trước, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu và qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, luận văn nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tổng số mẫu dữ liệu thu thập là 270 mẫu, tuy nhiên chỉ có 257 mẫu đảm bảo được yêu cầu đưa vào phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập phần đơng của Hộ gia đình ở nơng thơn tại huyện Lai Vung phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp. Tuy mức độ đang dạng hóa (nghề nghiệp phụ) có chú trọng nhưng do hạn chế về trình độ chun mơn nên thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp. Các nhân tố tác động chính đến thu nhập bình quân đầu người gồm: (1) số hoạt động tạo thu nhập, (2) nghề nghiệp, (3) số năm đi học, (4) diện tích đất sản xuất, (5) vay vốn và cuối cùng là (6) kinh nghiệm.
6.2. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu này mặc dù chưa được tồn diện và cịn nhiều hạn chế, tuy nhiên với kết quả nghiên cứu của đề tai là cơ sở khoa học thiết thực đối với chính quyền địa phương, các hộ gia đình để tham khảo và có những giải pháp thiết thực hơn nhằm nâng cao thu nhập bình cho các Hộ gia đình trên địa bàn huyện góp phần phát triển kinh tế, giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.
6.3. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong Chương 5, luận văn này sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp như sau:
Thứ nhất, huyện cần có chính sách giải pháp phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp, khuyến khích đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình khu vực nơng thơn. Qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ gia đình các xã trên địa bàn huyện Lai Vung, ngành sản xuất chính là: trồng trọt (cây ăn trái quýt hồng, đường, cam,..), lúa và một số hoa màu (mè, đậu bắp nhật, huệ, dưa lê,..). Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có phát triển nhưng khơng nhiều đa số ở các lĩnh vực (chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản, dệt may,..). Về dịch vụ thương mại chủ yếu là mua bán hàng hóa, vật tư nơng nghiệp, vật liệu xây dựng, mua bán thức ăn thủy sản,…
Do vậy việc tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp như lao động công nghiệp hay thương mại dịch vụ là rất cần thiết. - Cần có chính sách đãi ngộ đối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phổ thông
tại chỗ, đào tạo và sử dụng.
- Liên kết với các Trung tâm các cơ sở mở rộng các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn, các nghề phi nông nghiệp để người lao động có khả năng chuyển đối ngành nghề. Việc đào tạo cần chú trọng đào tạo theo nhu cầu thị trường và theo nguyện vọng của người lao động, đồng thời phải có mối liên kết mật thiết với các doanh nghiệp có nhu cầu để tạo điều kiện cho người lao động học xong là có cơng ăn việc làm ổn định
- Phối hợp các Trung tâm của tỉnh mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt những cây có hiệu quả kinh tế, theo kết quả điều tra khảo sát ý kiến (phụ lục 10 ) có vấn đề kỹ thuật canh tác có thứ tự vị trí quan trọng hàng thứ 3 sau vấn đề bao tiêu sản phẩm và vốn. Cần chú trọng hỗ trợ nghiên cứu sâu về loại cây có múi, đặc biệt địa bàn huyện Lai Vung giá trị nông nghiệp đối với cây quýt, cam là rất cao, mang lại lợi nhuận cho nhà vườn khá, vì vậy cần có chính sách hoặc Đề án phát triển phát triển loại cây trồng này. Bên cạnh đó cần thường xun tìm hiểu thị trường, thơng tin thị trường cho nơng dân nắm để có định hướng trong sản xuất.
Thứ hai, cần hỗ trợ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong vấn đề bao
tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Kết quả khảo sát ý kiến (phụ lục 10) hỗ trợ từ phía Nhà nước có đến 51,8% ý kiến hỗ trợ về vấn đề bao tiêu sản phẩm đầu
ra (đứng hàng thứ 1). Vì vậy vấn đề này rất quan trọng đặc biệt là trong quá trình thực hiện tiến trình phát triển nơng nghiệp nơng dân và nơng thơn như hiện nay.
Vì vậy cần phải có chính sách, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề liên kết sản xuất và bao tiêu sản giữa doanh nghiệp và nông dân. Cần tuyên truyền vận động người dân hiểu hơn về lợi ích khi hợp tác làm ăn với quy mô lớn (hợp tác xã) và liên kết sản xuất – tiêu thụ để giảm chi phí đầu tư tăng lợi nhuận và đảm bảo đầu ra