Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 25)

2.3.1 Một số nghiên cứu nước ngoài

Shrestha và Eiumnoh (2000) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định đến thu nhập hộ nông hộ ở lưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan”. Với cỡ mẫu là 192 hộ

gia đình nơng thơn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của những nông hộ ở vùng đồng bằng và vùng đồi núi chủ yếu bao gồm: Nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, giáo dục, nhận thức của người dân về môi trường, hiện trạng sở hữu đất đai, hiện trạng sở hữu đất và số thành viên trong độ tuổi lao động.

Nghiên cứu của Yang (2004) về “Giáo dục và phân bổ hiệu quả: sự phát triển

thu nhập hộ gia đình trong thời gian cải cách nơng thơn ở Trung Quốc” trong nghiên

cứu đã phân tích sự đóng góp của giáo dục và sự phân bổ nguồn lực của Hộ trong việc tăng trưởng thu nhập của Hộ gia đình ở nơng thơn Trung Quốc. Dữ liệu phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát thu nhập hộ gia đình của tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1986 đến năm 1995. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm của chủ hộ và các thành viên trong hộ, vị trí nơi ở của chủ hộ, nguồn vốn của hộ,…và nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng để ngành công nghiệp ở nơng thơn phát triển nhanh chóng và cũng tạo nên nguồn thu nhập ổn định, bền vững hơn cho người nơng dân. Các hộ gia đình có thành viên có trình độ học vấn cao hơn sẽ phân bổ nguồn lực của hộ cho các hoạt động phi nông nghiệp và mang lại thu nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng cho rằng kinh nghiệm cũng đóng vai trị quan trọng đối với thu nhập hộ gia đình.

Schwarze (2004), với nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định hoạt

động tạo thu nhập của hộ gia đình nơng thơn trong vùng lân cận vườn quốc gia Lore- Lindu ở Sulawesi, Indonesia”. Số liệu nghiên cứu thu thập thông qua bảng câu hỏi

khảo sát 301 hộ gia đình nơng thơn tại 12 ngơi làng xung quanh vườn quốc gia Lore- Lindu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính cho thấy diện tích đất thuộc quyền sở hữu, giá trị các loại tài sản

khác và số lượng gia súc sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thu nhập của hộ

Nghiên cứu của Naschold (2009) về “Các yếu tố kinh tế vi mơ của sự bất bình

đẳng thu nhập ở nông thôn Pakistan”. Nghiên cứu này đã chứng minh được yếu tố tạo

ra sự khác biệt thu nhập giữa các hộ gia đình bao gồm: việc sở hữu đất đai, số nhân khẩu, trình độ giáo dục của các thành viên trong hộ. Những hộ có số thành viên trong tuổi lao động nhiều và có trình độ cao hơn thì có thu nhập vượt trội hơn so với các hộ có ít lao động và trình độ thấp.

Nghiên cứu của Demurger, Fournier và Yang (2010) về “Quyết định của các hộ

gia đình nơng thơn đối với đa dạng hóa thu nhập” trong q trình cải cách kinh tế ở

nơng thơn Trung Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khảo sát 322 hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất và 627 cá nhân làm việc trong các ngành khác nhau tại một thị trấn phía Bắc Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tham gia hoạt động đa dạng hóa đóng vai trị quan trọng trong tăng thu nhập Hộ gia đình nơng thơn. Các hộ gia đình khá, giàu có thì khả năng tham gia các hoạt động phi nông nghiệp cao hơn so với các hộ nghèo.

Aikaeli (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định đến thu nhập nông thôn ở

Tanzania”. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với cỡ

mẫu hợp lệ là 1.610 hộ gia đình nơng thơn cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, quy mơ hộ gia đình, diện tích đất sản xuất là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn. Ngồi ra nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hộ có chủ hộ là nữ giới thì có thu nhập thấp hơn so với thu nhập của các hộ có chủ hộ là nam giới.

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước:

Nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) đề tài “Một số nhân tố chính ảnh

hưởng đến thu nhập nông hộ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Dữ liệu nghiên cứu được

thu thập điều tra từ 135 hộ nông dân tại 5 xã trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để xác định nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích ruộng đất, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nơng nghiệp có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của

nông hộ. Các biến như tuổi chủ hộ, số lao động, số lần tham dự khuyết nông, số nguồn thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Trần Trọng Tín (2010) với đề tài “Các yếu tố tác động đến thu

nhập hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long” dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 200 hộ nghèo

của tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập hộ nghèo. Kết quả phân tích số liệu đã chứng minh rằng diện tích đất canh tác, tuổi của chủ hộ, vấn đề vay vốn đều tác động đến thu nhập của các hộ nghèo.

Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở

đồng bằng sông Cửu Long”, được tiến hành khảo sát 307 hộ ở các tỉnh Long An, Cần

Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phân tích thống kê mơ tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ gia đình chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp 95%. Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vốn vay, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn ni khác và thu nhập từ phi nơng nghiệp (trích bởi Trương Châu, 2014).

Huỳnh Thanh Phương (2011) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình làm nghề phi nơng nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An”.

Quan phân tích việc nghiên cứu 250 mẫu quan sát và vận dụng phương pháp hồi quy để nghiên cứu. Kết quả cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ, số người làm việc trong hộ, quy mơ hộ gia đình, được vay vốn tín dụng, số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm nghề phi nông nghiệp.

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng

đến thu nhập hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long”. Số liệu

nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp 182 hộ gia đình khu vực nơng thơn huyện Trà Ơn. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mức sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình vẫn có mức thu nhập khá thấp. Nguồn thu nhập chính phần lớn của hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nơng, vì thế

mức sống tương đối thấp và bấp bênh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng số nhân khẩu của hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập có ảnh hưởng đến bình qn/người của hộ gia đình khu vực nơng thơn.

Nghiên cứu Huỳnh Văn Thơng (2012) đề tài “Một số nhân tố chính ảnh hưởng

đến thu nhập nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp”. Với số mẫu điều tra là 300 mẫu ở 06 xã. Thông qua các biến của phương trình hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích ruộng đất, giá lúa,… có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thu nhập của hộ gia đình nơng thơn phụ thuộc vào các yếu tố: Nghề nghiệp của chủ hộ, kinh nghiệm làm việc

của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, số nhân khẩu của hộ (quy mơ hộ), quy mơ diện tích đất, vốn vay và số hoạt động tạo ra thu nhập hộ.

2.4. Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao thu nhập Hộ gia đình nơng thơn:

2.4.1. Ở một số nước khác:

* Kinh nghiệm tại Trung Quốc:

Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã có những thay đổi về tăng đầu tư nông nghiệp, đẩy mạnh việc cải cách thể chế về nơng nghiệp và nơng thơn, kinh tế hộ gia đình từng bước được khơi phục, nơng dân tiếp cận và quản lí tư liệu sản xuất, tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp nông thôn phát triển.

Trải qua hơn ba thập kỷ thực hiện cải cách mở cửa, phát triển kinh tế, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền đạt ở mức cao, từ năm 1978 đến năm 2010 GDP bình quân đầu người mỗi năm tăng 9,6%. Nhất là những năm gần đây 2008 đến 2010 GDP tăng lần lượt là 9,0%, 8,7%, 10,4%. Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập dân cư nông thôn cũng không ngừng tăng lên, năm 2000 thu nhập bình qn đầu người ở nơng thơn là 2.253 nhân dân tệ (NDT), năm 2005 là 3.255 NDT, năm 2006 là 3.587 NDT và năm 2007 là 4.140 NDT, tăng 9,5% so với năm 2006.

Đạt được những kết quả trên, là do Trung Quốc coi việc tăng thu nhập cho người dân ở nông thơn là một vấn đề chính trị lớn. Hầu hết các giải pháp tập trung vào

nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nông dân, đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ, đi sâu vào cải cách nông thôn, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nỗ lực làm cho thu nhập của người nơng dân tăng nhanh, nhanh chóng làm thay đổi tình trạng chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và nông thơn. Các giải pháp đó là:

Một là, thực hiện quy hoạch xây dựng khu vực có ưu thế về nơng sản xuất, hỗ

trợ sản xuất nơng sản xuất có chất lượng tốt, phát triển ngành nông nghiệp đặc sắc, thúc đẩy gia công tinh chế nông sản.

Hai là, thông qua những việc làm phi nông nghiệp để tăng thu nhập như nâng

cao trình độ phát triển xí nghiệp gia đình và ngành du lịch làng xã.

Ba là, thơng qua những hỗ trợ về chính sách để tăng thu nhập như mở rộng mức

độ ưu đãi cho nơng dân, điều chỉnh hợp lí giá cả nơng sản và tư liệu sản xuất.

Bốn là thông qua phát triển ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngay tại

nông thôn để mở rộng thêm nhiều kênh tăng cường để tăng thu nhập cho nông dân.

Năm là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho người

dân tăng thu nhập.

Sáu là thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng khó khăn

về sản xuất và đời sống đối với người nghèo và gặp nhiều thiên tai rủi ro.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung các giải pháp để nâng cao trình độ người nơng dân, đẩy mạnh việc triển khai công tác đào tạo kỹ năng nghề cho nông dân. Đồng thời, đẩy nhanh phát triển giáo dục phổ thông cơ sở ở nông thôn, coi trọng việc phổ cập và củng cố giáo dục 9 năm ở nông thôn. Năm 2006, Trung Quốc đã thực hiện miễn tồn bộ học phí, cung cấp sách vở miễn phí, trợ cấp sinh hoạt và ký túc xá cho học sinh thuộc diện gia đình có hồn cảnh khó khăn. Đến năm 2008, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ (trích bởi Trương Châu, 2014)

* Kinh nghiệm Nhật Bản:

Nhật Bản bị giới hạn bởi tài nguyên thiên nhiên đất đai ngày càng ít và dân số ngày càng đơng (diện tích đất trung bình một hộ nông dân của Nhật Bản năm 1878 là 01 ha và năm 1962 chỉ cịn 0,8 ha). Trong hồn cảnh đó, một chiến lược khơn khéo và có hiệu quả đã được thực hiện thành cơng đó là: Muốn tăng năng suất thâm canh phải tăng năng suất trên một đơn vị sản xuất và trên một đơn vị lao động. Từ đó, nơng nghiệp đi ngay vào phát triển chiều sâu từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu.

Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa nơng thơn. Thu nhập công nhân tăng nhanh do chính sách phi trung hóa cơng nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, tạo việc làm cho lao động nơng thơn. Từ đó, cơ cấu kinh tế nơng thơn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nơng nghiệp trong thu nhập cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 phi nơng nghiệp đóng góp 29% năm 1990 chiếm 85% thu nhập của hộ nơng dân). Bên cạnh đó nhờ phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, giáo dục,… đã thúc đây nông nghiệp tăng trưởng, tạo nên năng suất đất đai cao và tạo điều kiện phát huy tác dụng máy móc thiết bị, hóa chất cho hóa trình cơ giới hóa, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp.

2.4.2. Kinh nghiệm trong nước:

Theo Trần Thiện Thanh (2011), nhiều năm nay, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đa dạng hóa các đối tượng v ậ t nuôi cây tr ồ ng được các ngành chức năng huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu xác định hướng đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Để tăng thu nhập thêm cho các Hộ gia đình nơng thơn trên địa bàn huyện nhiều Hộ gia đình đã áp dụng thành thạo các mơ hình sản xuất tổng hợp như: tôm – cua kết hợp, tôm – trồng rau màu trên liếp vuông tôm, nuôi heo kết hợp thả cá…và đem lại hiệu quả rất khả quan, góp phần cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng. Điển hình cho phong trào này là ơng Ong Văn Có ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, xuất thân từ một gia đình diện tích canh tác chỉ có 3.500 m2, nhưng nhờ sự cần cù, siêng năng, ham học hỏi ơng đã tận dụng diện tích trên để ni cá bống tượng. Đến nay ơng đã có 6.000 m2 với 10 ao nuôi cá, mỗi năm thu hoạch được hơn 850 kg cá, thu nhập trên 150 triệu đồng, trừ chi phí lãi từ 100 – 120 triệu đồng kết hợp với nuôi heo, làm kinh tế vườn mỗi năm ơng có thu nhập thêm khoảng 70 triệu đồng.

Trong q trình tìm hiểu ơng thấy rằng cá bống tượng có đầu ra tương đối ổn định hơn các đối tượng khác, giá bán lại khá cao. Từ đó ơng quyết định tìm hiểu về kỹ thuật qua báo đài, các lớp tập huấn, hội thảo, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi về kỹ thuật nuôi đối tượng này. Vào năm 2004 ông quyết định đào 3.500 m2 đất vườn lên nuôi cá bống tượng, thả nuôi khoảng 800 con, sau 15 tháng nuôi ông thu hoạch được 300 kg cá (giá thương phẩm 320 ngàn đồng/kg) lãi trên 30 triệu đồng. Nhờ thành công năm đầu tiên, ông mạnh dạn ủi thêm 2.500 m2, nâng tổng số ao nuôi cá đến nay là 10

ao (mỗi ao diện tích 500 m2) và vay mượn thêm vốn bà con mua cá giống về thả. Thành cơng với mơ hình ni cá bống tượng, mỗi năm ơng thu trên 100 triệu đồng. Khơng dừng lại ở đó trên bờ ao ông tận dụng trồng nhiều loại cây ăn trái như: đu đủ,

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w