Về vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Về vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp năm 2014) (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp năm 2014)

Tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cách Thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 3.238 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL. Phía Bắc và Tây Bắc giáp với Campuchia, đường biên giới dài 48,7 km với hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà; phía Nam và Đơng Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long; phía Đơng giáp với tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Tây giáp với An Giang và Cần Thơ.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc và 9 huyện, thị gồm: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nơng, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vị, Lai Vung, Châu Thành với 9 thị trấn, 14 phường và 119 xã. Riêng huyện Lai Vung có 1 thị trấn và 11 xã.

Đồng Tháp có hai nhánh sơng chính là sơng Tiền và sơng Hậu chảy qua: Sông Tiền đã chia Đồng Tháp thành hai vùng rộng lớn.

Vùng phía Bắc sơng Tiền: thuộc khu vực Đồng Tháp Mười (các huyện gồm Tân

Hồng, Hồng Ngự, Tam Nơng, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, thị xã Hồng Ngự và Thành phố Cao Lãnh). Đây là vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là sản xuất lúa, trồng rừng và nuôi, đánh bắt thủy sản.

Vùng phía Nam sơng Tiền: là nơi nằm giữa hai nhánh sông lớn sông Tiền và sơng Hậu (gồm các huyện Lấp Vị, Lai Vung, Châu Thành, Thành phố Sa Đéc). Vùng này đất đai trù phú, phát triển đa dạng từ trồng lúa đến cây ăn trái, có tiềm năng phát triển cơng nghiệp, thương mại – dịch vụ.

Tài nguyên nước: với chiều dài 114 km sông Tiền và 30 km sông Hậu cùng với

những con sông lớn như sông Sở Thượng, sông Sở Hạ và khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dịng chảy là 6.273 km mật độ sơng trung bình là 1,86km/km2, đã cung cấp nguồn nước dồi dào quanh năm phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Tài nguyên đất đai: Đồng Tháp có lợi thế về đất phù sa và nguồn nước ngọt

quanh năm, đất phù sa chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên, đất phèn chiếm 25,99% đất tự nhiên, đa số đã được ngọt hóa, trồng được lúa, ni trồng thủy sản với năng suất và chất lượng cao. Còn lại là đất xám chiếm tỷ lệ 8,67% đất cát khoảng 0,04% diện tích đất tự nhiên chủ yếu tập trung ở địa hình cao ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Hồng Ngự. Hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới thuận lợi cho việc canh tác các sản phẩm nông nghiệp ngắn ngày: đậu nành, mè, đậu phọng, cây ăn quả như: quýt, xoài, nhãn,….và thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nhất là cá basa, cá tra, tôm càng xanh,…

Huyện Lai Vung là địa bàn thuộc khu vực phía Tây Nam của vùng Sa Đéc, phía Bắc giáp với huyện Lấp Vị, phía Đơng giáp với Thành phố Sa Đéc và huyện Châu Thành, phía Tây – Tây Nam giáp với quận Thốt Nốt và Ơ Mơn thuộc Thành phố

Cần Thơ, phía Nam giáp với huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 238 km2, chiếm 6,79% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

Điều kiện khí hậu huyện Lai Vung mang đặc điểm khí hậu chung của vùng khí

hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sánh dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bổ thành hai mùa rõ rệt.

Về đất nông nghiệp chiếm khoảng 19.540 ha (tương đương 82% diện tích tự nhiên trong đó: 99% diện tích đất canh tác nơng nghiệp, 1% là đất có có nước ni trồng thủy sản và đất nơng nghiệp khác. Trong đó:

Đất cây hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao với trên 15.200 ha (78% diện tích đất

canh tác nơng nghiệp, trong đó hơn 14.800 ha lúa và luân canh lúa-màu, phân bố trên hầu hết trên địa bàn các xã, các loại hoa màu trồng cạn khác chiếm khoảng 400 ha chủ yếu là khu vực ven sông.

Đất cây lâu năm chiếm 22% tỷ trọng đất canh tác nông nghiệp với 4.178 ha phần lớn là vườn cây ăn trái.

Đất có mặt nước ni trồng thủy sản chiếm 130 ha, chủ yếu ao hầm nuôi cơng

nghiệp, bán cơng nghiệp và khu vực bãi bồi.

Bình qn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp/người ở nơng thơn là 1.078 m2

trong đó có 968 m2 cây hàng năm, 266 m2 đất cây lâu năm và 8 m2 đất có mặt nước ni trồng thủy sản, thuộc vào loại thấp so với chỉ số bình quân của tồn tỉnh.

Diện tích đất phi nơng nghiệp (kể cả sông rạch) chiếm 4.275 ha chiếm 18% diện tích tự nhiên của huyện trong đó 25% là diện tích đất ở, 19% là đất chuyên dùng, 1% là diện tích đất các loại đất phi nơng nghiệp khác và đến 55% là sơng rạch. Đất ở chiếm 1.072 ha, bình qn đất ở thuộc vào loại cao (65 m2), trong đó bình qn đất ở đơ thị/người là 51m2, bình qn đất ở nơng thơn là 65 m2 thuộc vào loại trung bình so với tồn tỉnh. (theo Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Lai Vung đến năm 2020, 2010).

Huyện Lai Vung bao gồm: 01 thị trấn và 11 xã: Tân Dương, Hòa Thành, Long Thắng, Hòa Long, Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa. Dân số của huyện là 161.154 người, mật độ dân số 677 người/ km2 bằng 1,4 lần bình qn của tồn tỉnh, đây là một trong những hạn chế dẫn đến thu nhập/người trên địa bàn huyện không cao, đặc biệt là trong bối cảnh nơng nghiệp cịn

chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế (Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 của huyện Lai Vung, 2011).

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w