Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 42)

Đề này nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng

thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành các bước như sau:

Bước đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, đề xuất mơ hình nghiên cứu sơ bộ. Từ cơ sở lý thuyết và thông qua kết quả nghiên cứu định tính tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức cho đề tài nghiên cứu. Sau đó lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát thử nhằm mục đích hồn thiện bảng câu hỏi.

Tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn các chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi với cỡ mẫu n=270 mẫu. Mẫu điều tra sau khi thu về được kiểm tra và mã hóa trên máy vi tính.

Cuối cùng, phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 18. Phân tích hồi quy được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến so với giả thuyết đề ra ban đầu, kiểm tra mức độ phù hợp mơ hình đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu, từ đó gợi ý một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao thu nhập của Hộ gia đình khu vực nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định tính (Tham khảo ý kiến)

Xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức

Phát thảo bảng câu hỏi

Khảo 8 mẫu kiểm tra tính hợp lí bảng câu hỏi

Hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức

Tiến hành thu thập dữ liệu các xã (n=270)

Làm sạch dữ liệu, mã hóa trên SPSS 18

Phân tích dữ liệu Viết báo cáo kết quả

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu

4.2. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện qua 2 bước: nghiên

cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng).

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tiến hành thảo luận và tham khảo ý kiến cán bộ Chi cục Thống kê huyện Lai Vung, lãnh đạo, cán bộ UBND một số xã thuộc địa bàn nghiên cứu (bằng cách gửi câu hỏi, đề nghị phản hồi ý kiến hoặc

thảo luận) và thông qua sự giới thiệu của UBND huyện, Chi cục Thống kê huyện tiến

hành tham khảo ý kiến một số hộ trên địa bàn huyện Lai Vung để lấy ý kiến, những hộ này là những hộ gia đình có thu nhập hàng năm tương đối ổn định, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm việc.

Nghiên cứu bước đầu này là cơ sở để kiểm tra các yếu tố mơ hình lý thuyết, là căn cứ quan trọng để đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức và xây dựng bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Khi có kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, nghiên cứu định lượng thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các Hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi thiết kế dựa trên mơ hình nghiên cứu chính thức và tiến hành khảo sát thử 8 mẫu để kiểm tra tính chính xác phù hợp của ngơn từ bảng câu hỏi.

Sau khi khảo sát thử 8 mẫu, tiến hành kiểm tra xem có phù hợp hay khơng để chỉnh sửa bổ sung phỏng vấn chính thức.

4.3. Mơ hình nghiên cứu chính thức

Căn cứ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong Chương 2, qua tìm hiểu đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước đó. Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức cho đề tài “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng

thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” như sau:

I = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 +….+ b9X9 + e. Trong đó:

I: là biến phụ thuộc (Thu nhập bình qn), đơn vị tính (ngàn đồng). b0: là hằng số hồi quy.

b1, b2, b3,……..b9: là hệ số hồi quy. e: là sai số

X1, X2, X3,….., X9: Là các biến độc lập. X1: Nghề nghiệp chính của chủ hộ (biến giả). X2: Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ (số năm). X3: Số năm đi học của chủ hộ (số năm).

X4: Giới tính của chủ hộ (biến giả). X5: Số nhân khẩu của hộ (người). X6: Tỷ lệ phụ thuộc (%).

X7: Quy mơ diện tích đất (m2). X8: Số hoạt động tạo thu nhập. X9: Vay vốn (biến giả).

4.4. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc:

I: là biến phụ thuộc biểu thị thu nhập của Hộ gia đình/năm (ĐVT: ngàn đồng). Thu nhập của Hộ gia đình/năm được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của Hộ trừ đi các khoản chi phí (chi phí đầu vào mà hộ gia đình phải mua hay thuê trong quá trình sản xuất). Riêng đối với bình quân thu nhập bình quân người/năm ta lấy tổng thu nhập của Hộ chia cho số nhân khẩu của Hộ; nếu tính thu nhập bình qn người/tháng tiếp tục chia cho 12 tháng.

Biến độc lập:

X1: (Nghề nghiệp chính của chủ hộ): Là biến giả nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận giá trị 2 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhận giá trị 3 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại. Trong 03 lĩnh vực trên người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thường chịu nhiều thiên tai, rủi ro,… và có thu nhập thấp hơn so với 02 lĩnh vực cịn lại. Giả thuyết rằng biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X2: (Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ): Là số năm làm việc của chủ hộ (đơn vị tính: năm). Các Hộ gia đình khu vực nơng thơn đều tham gia sản xuất nông nghiệp nên vấn đề kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm. Người càng có nhiều kinh nghiệm thì thường thu nhập sẽ cao hơn so với người ít kinh nghiệm. Giả định đối với biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X3: (Số năm đi học của chủ hộ): Là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ (ĐVT:năm). Nếu không biết chữ nhận giá trị 0. Đối với bậc Trung học Phổ thơng thì được tính theo lớp đã học (trình độ văn hóa). Bậc sơ cấp được tính là 13 năm, Trung cấp là 14 năm, Cao đẳng là 15 năm, Đại học là 16 năm, Thạc sĩ là 18 năm, Tiến sĩ là 22 năm. Người có trình độ học vấn thấp thường thiếu hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến chun mơn kém hơn so với người có trình độ cao và thường có thu nhập thấp hơn so với người trình độ cao. Giả định biến này có mỗi quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X4: (Giới tính của chủ hộ): Là biến giả nhận giá trị 1 nếu là nam, nhận giá trị 0 nếu là nữ. Đối với vùng nơng thơn Hộ gia đình mà chủ hộ là nữ thường có thu nhập thấp hơn so với những chủ hộ gia đình là nam giới, đặc biệt nhất là ở những vùng sâu, vùng xa phụ nữ thường ít được tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao, một mặt do đặc điểm về thể chất, mặt khác thường xuyên làm việc nội trợ trong gia đình, cuộc sống đa số dựa vào thu nhập của nam giới. Giả định biến này có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc (I).

X5: (Số nhân khẩu của hộ): Là biến thể hiện số người trong hộ, khơng tính đến người làm thuê, ở nhờ (ĐVT: người). Các Hộ gia đình nơng thơn phần lớn lao động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, do vậy việc cần lao động tham gia sản xuất là tương đối lớn, tuy nhiên diện tích đất sản xuất của chủ hộ thường hạn chế, do vậy số lượng nhân khẩu nhiều thường ảnh hưởng đến nhập của hộ theo hướng giảm. Giả định rằng biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (I).

X6: (Tỷ lệ phụ thuộc): Biến này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi và trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam) so với tổng số lao động nằm trong độ tuổi (từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam). Khi trong hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao điều đó cũng có nghĩa là

Hộ gia đình đó có ít người tạo ra thu nhập và có nhiều người khơng tạo ra thu nhập dẫn đến thu nhập bình quân của hộ sẽ giảm. Giả định biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (I).

X7: (Diện tích đất sản xuất): Làm biến thể hiện diện tích đất sản xuất của chủ hộ (ĐVT: m2). Đối với hộ gia đình nơng thơn đất sản xuất là tư liệu chính và có tính chất quyết định đến thu nhập nhập của hộ. Do đó, thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất thì Hộ gia đình thường có thu nhập thấp. Giả định biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X8: (Số hoạt động tạo thu nhập): Là số hoạt động tạo ra thu nhập của Hộ. Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu và thường sản xuất theo mùa vụ vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do vậy việc tạo ra thêm thu nhập bằng cách đa dạng hóa từ nhiều nguồn giúp gia đình giảm thiểu được rủi ro và tăng thu nhập. Giả định biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X9: (Vay vốn): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu có vay vốn từ các định chế chính thức, nhận giá trị 0 nếu khơng vay vốn. Việc vay vốn có ảnh hưởng đến vấn đề mở rộng đầu tư sản xuất góp phần tăng thu nhập Hộ gia đình. Giả định biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

Bảng 4.1: Tóm tắt các biến trong mơ hình và dấu kỳ vọng

Biến số Tên biến Diễn giải Cơ sở chọn biến Dấu kỳ

vọng Biến phụ thuộc I Biến phụ thuộc Thu nhập

Thu nhập của Hộ gia đình/năm (ngàn đồng) Biến độc lập X1 Nghề nghiệp chính của chủ hộ

Là biến giả nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh

vực nông nghiệp, nhận giá trị 0 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng hoặc lĩnh vực thương

Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Sinh Công (2004), Nguyễn Hữu Tịnh (2010), Nguyễn Thị Yến Mai (2011)

mại dịch vụ. X2 Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ

Nhận giá trị tương ứng với số năm làm việc của chủ hộ

(năm)

Nguyễn Xuân Thành (2006), Nguyễn Quang Bình (2008),

Nguyễn Quốc Nghi (2011) (+) X3 Số năm đi học của chủ hộ

Thể hiện số năm đi học của chủ hộ (năm) Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Đức Thắng (2002), Okurut và cộng sự (2002), Nguyễn Xuân Thành (2006), Bùi Quang Bình (2008), Karttunen (2009), Aikaeli (2010). (+) X4 Giới tính của chủ hộ

Biến giả nhận giá trị 1 nếu là nam và nhận giá trị 0 nếu là

nữ Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2006), Bùi Quang Bình (2008), Karttunen (2009), Aikaeli (2010), Nguyễn Trọng Hồi (2010). (+) X5 Số nhân khẩu của hộ

Thể hiện số người sống trong Hộ gia đình, khơng tính người

th người ở (người) Shrestha và Eiumnoh (2000), Okurut và cộng sự (2002), Nguyễn Sinh Công (2004), Đinh Phi Hổ (2006), Aikaeli (2010) (-) X6 Tỷ lệ phụ thuộc

Đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ tuổi lao động trong tổng số

Nguyễn Sinh Công (2004), Schwarze (2004), Karttunen

người trong độ tuổi lao động (%) (2009), Nguyễn Trọng Hồi (2010) X7 Diện tích đất sản xuất

Thể diện tích đất sản xuất của chủ hộ (m2)

Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Sinh Công

(2004), Schwarze (2004), Lê Thanh Sơn (2008), Aikaeli

(2010) Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011), Mwanza (2011) (+) X8 Số hoạt động tạo ra thu nhập

Thể hiện số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ

Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010), Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn

Nam (2011)

(+)

X9 Vay vốn

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có vay vốn từ định chế chính thức, giá trị 0 nếu hộ khơng

có vay vốn Đinh Phi Hổ (2008), Nguyễn Bích Đào (2008), Mwanza (2011) (+)

4.5. Dữ liệu nghiên cứu

4.5.1. Nguồn dữ liệu thu thập

Số liệu thứ cấp: Các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Lai Vung, Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp, Kết quả điều tra Nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2011 tỉnh Đồng Tháp và huyện Lai Vung, Báo cáo kinh tế xã hội của UBND huyện lai Vung giai đoạn 2011-2015, Báo cáo kết quả điều tra giảm nghèo của UBND tỉnh Đồng Tháp,…

Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 270 hộ gia đình bằng bảng câu hỏi (phụ lục 3), chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong 11xã.

4.5.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu

Nghiên cứu thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các Hộ gia đình tại địa bàn huyện Lai Vung với kích thước mẫu là 270. Tổng số hộ của 11 xã trên địa bàn huyện Lai Vung là 37.766 hộ.

Theo Green (1991, trích dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) giới thiệu một cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy tuyến tính đa biến (hồi quy bội) như sau: n = 50 + 8p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với 09 biến độc lập, do đó kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n = 50 +8*9 =122 mẫu. Số lượng trong nghiên cứu này là 270 mẫu lớn hơn 122 mẫu vì vậy đáp ứng được yêu cầu về kích thước mẫu.

4.5.3. Mẫu nghiên cứu

Bảng câu hỏi sau khi thiết kế hoàn chỉnh được phát ra 270 mẫu cho các cộng tác viên cùng tác giả đi khảo sát theo phương pháp chọn mẫu hệ thống. Cụ thể, trong mỗi xã có nhiều ấp tác giả sẽ chọn ngẫu nhiêu mỗi xã từ 2 đến 3 ấp để tiến hành khảo sát, tùy theo tỷ lệ dân số và số lượng ấp của mỗi xã nhiều hay ít mẫu khảo sát. Số lượng mẫu khảo sát mỗi ấp sẽ dao động từ 8-15 mẫu. Tổng số ấp được khảo sát lấy mẫu là 22/60 ấp của 11 xã. Do phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nên tổng số thu về đầy đủ với 270 mẫu như ban đầu, khơng xảy ra tình trạng thất thốt trong q trình khảo sát. Tuy nhiên, đến khi sàng lọc sơ bộ trước khi đưa vào nhập liệu thì cịn có 263 mẫu là có thể sử dụng được (7 mẫu chưa trả lời đầy đủ thông tin hoặc do người phỏng vấn ghi sót thơng tin). Trong q trình nhập liệu tiếp tục loại bỏ 6 mẫu khơng phù hợp vì thơng tin cung cấp có phần mâu thuẫn. Như vậy, mẫu nghiên cứu cuối cùng đạt yêu cầu là 257 mẫu, đạt tỷ lệ 95,2% so với mẫu ban đầu. Trong 257 mẫu phù hợp, được khảo sát tại 11 xã trên địa bàn huyện Lai Vung (Bảng 4.2)

Bảng 4.2. Bảng thể hiện số liệu mẫu khảo sát tại 11 xã của huyện Lai Vung

Tên xã Số lượng mẫu Tỷ lệ % Lũy kế %

Hòa Long 23 8,9 8,9 Hòa Thành 27 10,5 19,4 Tân Phước 34 13,2 32,6 Phong Hòa 24 9,3 41,9 Long Thắng 20 7,8 49,7 Tân Thành 14 5,4 55,1 Vĩnh Thới 20 7,8 62,9 Định Hòa 18 7,0 69,9 Tân Dương 21 8,2 78,1 Long Hậu 37 14,4 92,5 Tân Hòa 19 7,5 100 Tổng cộng 257 100.0 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại 11 xã trên địa bàn huyện Lai Vung) Bảng 4.3: Bảng số liệu thể hiện mẫu khảo sát phân bổ theo ấp

(có 22/60 ấp) được khảo sát

Tên ấp Số mẫu Tỷ lệ % Lũy kế %

Long Thành 13 5.1 5.1 Long Hòa 13 5.1 10.1 Long Khánh 11 4.3 14.4 Tân Thuận 11 4.3 18.7 Tân Phú 12 4.7 23.3 Tân Khánh 15 5.8 29.2 Thới Mỹ 1 10 3.9 33.1 Thới Mỹ 2 10 3.9 37.0 Hịa Bình 14 5.4 42.4 Hòa Tân 9 3.5 45.9 Định Tân 12 4.7 50.6 Định Phong 14 5.4 56.0 Tân An 13 5.1 61.1 Tân Phong 11 4.3 65.4 Hịa Ninh 11 4.3 69.6

Hoa Bình 8 3.1 72.8

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w