- Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động, giải quyết những ách tắc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
- Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật của các cấp các, các nghành có liên quan đến hoạt động đầu tư, kiểm tra kiểm soát và xử lý
những vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo qui định của nhà nước về giấy phép đầu tư, các cam kết của các nhà đầu tư.
- Đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình hợp tác đầu tư từ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đến đội ngũ các nhà quản lý kinh tế tham gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng như đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khu vực này.
- Đội ngũ cán bộ q u ả n lý cần được tuyển chọn phù hợp với yêu cầu và thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình độ, kiến thức chun mơn và phẩm chất đạo đức, tinh thần tự hào, tự cường dân tộc, dám hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển của đất nước.
Cán bộ quản lý là khâu trọng tâm của hoạt động quả lý, có vai trị cực
Sinh viên: Lê Thị Như 15 Lớp: CQ46/08.02
kì quan trọng trong quản lý về đầu tư. Mục tiêu đặt ra đối với FDI, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, các quan hệ pháp luật có liên quan đến khu vực FDI có được thực hiện hay khơng phụ thuộc vào năng lực tổ chức, điều hành, trình độ hiểu biết về luật pháp, khả năng vận dụng sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư.
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn FDI của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nói đến sự thành cơng của Trung Quốc trong những thập niên gần đây cũng có nghĩa là nói đến sự thành cơng trong việc quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngồi và việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa của họ. Một số chủ trương, biện pháp lớn mà Trung Quốc đang sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay theo hướng sau:
- Tăng cường cải cách thể chế kinh tế trong nước phù hợp với tốc độ mở cửa đối ngoại, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. - Lập qui hoạch ngành nghề và vùng lãnh thổ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đa dạng hố các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi.
- Có chính sách thoả đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người Hoa ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư tại Trung Quốc. Mở rộng địa bàn hoạt động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.
1.3.2. Kinh nghiệm của Indonesia
Trong những năm vừa qua, Indonesia liên tục cải thiện các quy định trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Cụ thể, báo cáo về Môi trường Kinh doanh
Sinh viên: Lê Thị Như 16 Lớp: CQ46/08.02
của Ngân hàng Thế giới năm 2009 cho biết Indonesia đã có những cải cách đáng kể trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và bảo vệ nhà đầu tư. Do vậy, Indonesia được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những nước tích cực nhất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Một điểm đáng lưu ý là song song với việc đơn giản hóa thủ tục, Indonesia cũng tìm cách để quản lý tốt hơn các nguồn tiền nóng do kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng 1997.
Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nơng nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thơng vận tải, kho hàng và viễn thơng chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực thương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và hàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thông chiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1%. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản.
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Ngồi những ưu đãi do chính phủ Việt Nam qui định, các dự án có vốn ĐTNN vào Quảng Ninh cịn được hưởng các ưu đãi lớn như sau:
Thứ nhất, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật:
Tỉnh Quảng Ninh đảm bảo xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào doanh nghiệp với dự án có vốn đầu tư từ 15 triệu USD trở lên. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp thuộc vùng nông thôn, xây dựng các cơng trình hạ tầng đến hàng rào doanh nghiệp sẽ được hoàn trả bằng cách trừ dần các chi phí đầu tư đó vào tiền sử dụng các dịch vụ tương ứng cho đến lúc bài đáp đủ chi phí bỏ ra hoặc thanh tốn bằng tiền.
Sinh viên: Lê Thị Như 17 Lớp: CQ46/08.02
Thứ hai, áp dụng đơn giá thuê đất ưu đãi đối với dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài thuê đất của tỉnh.
Các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khoá khăn sẽ được áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất và được miễn tiền thuê đất thêm 3 năm ngoài thời gian qui định chung, đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được áp dụng giá thuê đất bằng 50% mức thấp nhất và được miễn tiên thuê đất thêm 5 năm ngoài thời gian qui định chung, các dự án khuyến khích đầu tư, nếu đầu tư vào khu vực đặc biệt khó khăn thì sẽ được miễn tiền th đất trong vịng 7 năm ngồi thời hạn qui định chung, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư nếu đầu tư vào khu vực kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn hồn tồn tiền th đất. Những cơng trình phục vụ dự án nếu mang tính phục vụ cơng cộng như giao thông, cây xanh công viên, trường học, bệnh viện... ngoài hàng rào doanh nghiệp sẽ được miễn tiền thuê đất.
Các nhà ĐTNN được hướng dẫn thủ tục: Lập hồ sơ xin thuê đất, đăng ký kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng vật tư nguyên liệu... Hướng dẫn và hỗ trợ giải quyết nhanh chóng thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Ban quản lý các khu cơng nghiệp và ĐTNN có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và thu xếp các buổi làm việc với các doanh nghiệp để không chồng chéo về nội dung, khơng để nhiều đồn đến làm việc với doanh nghiệp trong cùng một thời gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết ít nhất 5 ngày.
Các ngành địa phương khơng được tuỳ tiện đặt ra các qui định dưới dạng "giấy phép con" đối với doanh nghiệp FDI.
Sinh viên: Lê Thị Như 18 Lớp: CQ46/08.02
Ngồi ra, có các ưu đãi khác như: được hưởng giá máy, phí thu gom rác, nước thải, phí xây dựng, phí thiết kế, phí thẩm định thiết kế, và giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương thống nhất như các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cùng lĩnh vực tại Quảng Ninh.
Với những chính sách ưu đãi này, Quảng Ninh đã thu được nhiều nguồn vốn FDI phục vụ CNH - HĐH của tỉnh. Với những chính sách ưu đãi trên trong thời gian tới Quảng Ninh sẽ còn tiếp tục thu được nhiều nguồn vốn ĐTNN vào Quảng Ninh.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Phòng
Hải Phịng là một tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam, Hải Phịng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có cảng biển lớn nhất miền Bắc và có tốc độ phát triển đứng thứ 3 trong cả nước Việt Nam.
Trong những năm qua Hải Phịng đã tích cực thu hút FDI và có những chính sách ưu đãi cho FDI sau:
Tiền thuê đất được áp dụng lĩnh hoạt ở mức độ thấp và có lợi cho nhà ĐTNN. Đất thuê có thể được miễn giảm tiền thuê tới 15 năm.
Thứ hai, bồi thường và chi phí di dời, giải phóng mặt bằng:
UBND thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện việc bồi thường, di dời, giải phóng mặt bằng và giải quyết các thủ tục đất cho nhà đầu tư, chi phí này do UBND thành phố Hải Phòng bỏ ra từ 50 đến 100%.
Thứ ba, hỗ trợ chi phí cho việc san lấp:
UBND thành phố sẽ hỗ trợ một phần chi phí lên tới 25% cho việc san lấp tuỳ thuộc theo khu vực đất đai. UBND thành phố cũng đảm bảo việc xây dựng ranh giới đất dự án cho nhà ĐTNN.
Thứ tư, hỗ trợ đào tạo nhân lực: Nhân lực được tuyển dụng cho các dự
án FDI sẽ được đào tạo miễn phí tại các trường đào tạo nghề của thành phố.
Sinh viên: Lê Thị Như 19 Lớp: CQ46/08.02
Thời gian đánh giá dự án được rút ngắn lại từ 3 đến 5 ngày.
Với những chính sách ưu đãi trên hiện nay, Hải Phịng đã thu hút được 140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, cịn hiệu lực tổng vốn đăng ký lên tới 1.445 triệu USD.
1.5. Bài học trong quản lý FDI của tỉnh Hưng Yên
Qua nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý FDI của Trung Quốc, Indonesia, Hải Phịng và Quảng Ninh, có thể rút ra một số bài học đối với Hưng Yên trong công tác quản lý vốn FDI trong thời gian tới.
Thứ nhất: cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh
tế chình trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương đường lối một khi đã được đề ra phải được quán triệt thơng suốt, phải được cụ thể hóa kịp thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo thành công.
Thứ hai: các chủ trương, phương hướng phải được thể chế hóa thành pháp
luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Pháp luật và văn bản có liên quan đến ĐTNN phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thơng lệ quốc tế có chú ý đến điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
Thứ ba: Bài học về đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quản lý hoạt
động của FDI và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong cả việc thu hút lẫn quản lý vốn FDI bởi vì nó liên quan đến lợi ích của các nhà ĐTNN và trước khi tiến hành đầu tư họ phải nghiên cứu về khung pháp lý của quốc gia đó, đồng thời thuận tiện cho việc quản lý của cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư: tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu
tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc
Sinh viên: Lê Thị Như
20
Lớp: CQ46/08.02
thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước về đầu tư nhằm bảo đảm mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm: Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng chất lượng nguồn
nhân lực để đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà ĐTNN. Cơng tác cán bộ cần ln được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác kinh tế đối ngoại không những tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu kinh tế đối ngoại mà còn trong sạch về phẩm chất, đạo đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà, là nguyên nhân của mọi thành cơng hay thất bại.
Tóm lại: Để quản lý hiệu quả vốn FDI, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trên và thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh, các nước khác, ln hồn thiện hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính phù hợp với những thay đổi của môi trường, điều kiện phát triển của tỉnh.
Sinh viên: Lê Thị Như
21 Lớp: CQ46/08.02
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở HƯNG YÊN 2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh
2.1.1.1.Vị trí địa lý
H ưng n có đ ặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng n là cửa ngõ phía Đơng của Hà Nội, là trục giao thơng quan trọng nối các tỉnh Tây-Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Đ ịnh, Thanh Hố…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Hưng n gần các cảng biển Hải Phịng, Cái Lân; Sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.
2.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên
địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nơng nghiệp 61.037 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), cịn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, tồn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sơng Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sơng Hồng có lưu lượng dịng chảy 6.400m3/s). Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sơng Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than.
Sinh viên: Lê Thị Như 22 Lớp: CQ46/08.02
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1.Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của Hưng Yên trong những năm qua khơng ngừng được nâng cấp, tu bổ, đó cũng là một trong những nhân tố đóng góp cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh vào địa bàn tỉnh. Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho tất cả các ngành như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thơng, văn hóa, y tế, giáo dục… và được thể hiện cụ thể như sau:
- Đối với ngành nông-lâm nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất, cây trồng, vật nuôi đã được nâng cấp. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Cơng tác phịng chống lũ lụt được thực hiện tốt. Một số cơng trình thủy lợi của trung ương trên địa bàn như: Trạm bơm La Tiến, Trạm bơm Mai Xá, nâng cấp trạm bơm Triều Dương A… Bên cạnh đó, vùng đã xây dựng các vùng chuyên canh như trồng rau, cây ăn quả… ở các khu vực như Quảng
Châu thị xã Hưng yên (nay là thành phố Hưng Yên), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào chế biến nông sản, thực phẩm…