Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở hưng yên (Trang 75 - 80)

.1.3.3 Tiềm năng phát triển công nghiệp

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên

2.2.2.1. Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh

 Quy mơ vốn đầu tư

Tính từ 1995 đến trước năm 2007, Hưng Yên chỉ mới có 85 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 515,959 triệu USD. Trong đó giai đoạn từ năm 2007 – 2011 – khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tình hình thu hút FDI có sự thay đổi lớn cả về chất lượng và số lượng so với giai đoạn

Sinh viên: Lê Thị Như 37 Lớp: CQ46/08.02

trước năm 2007, trong giai đoạn này Hưng Yên đã thu hút được 150 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.447,758 triệu USD (Chi tiết xem bảng 2.2 phần phụ lục).

Biểu đồ 2.1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Hưng Yên từ năm 1995-2011.

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên)

Riêng trong 2008, Hưng Yên đã thu hút được 43 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 568,419 triệu USD. Như vậy riêng trong năm 2008 số dự án FDI bằng một nửa số dự án FDI của cả giai đoạn 1995 - trước 2007, tổng vốn đầu tư của năm 2008 gấp 1,1 lần so với cả giai đoạn từ 1995 - trước 2007. Tuy nhiên, do cuối năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nên nền kinh tế thế giới gặp khó khăn và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Vì vậy, năm 2009 số dự án đầu tư vào Việt Nam đã suy giảm, chỉ có 21 dự án với số vốn đầu tư 77,455 triệu USD. Số dự án vào năm 2010 lên 23 dự án với tổng vốn đầu tư 182,941 triệu USD do các nền kinh tế trên thế giới dần hồi phục. Năm 2011, Hưng Yên đã thu hút được 32 dự án với số vốn

Sinh viên: Lê Thị Như 38 Lớp: CQ46/08.02

đầu tư 338 triệu USD. So với năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh bằng 1,39% về số dự án và 185% về vốn đầu tư.

 Các hình thức đầu tư FDI

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn FDI theo hình thức đầu tư ở Hưng Yên

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên)

Yên thời gian qua thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế nhất (187 dự án/tổng số 235 dự án), và chiếm 84,91% tổng số vốn. Hình thức liên doanh chỉ chiếm (43dự án/tổng 235 dự án) chiếm 14,01% tổng số vốn FDI. Cịn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 5 dự án, chiếm 1,08% tổng số vốn FDI (chi tiết xem bảng 2.3 phần phụ lục).

Tình trạng trên địi hỏi tỉnh cần phải có những chính sách khuyến khích phát triển các hình thức liên doanh, hợp đồng kinh doanh và các hình thức khác nhằm nâng cao khả năng hợp tác sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước để họ có thể học tập, những kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và tiếp thu những khoa học cơng nghệ của các doanh nghiệp nước ngồi…

Sinh viên: Lê Thị Như

39

Lớp: CQ46/08.02

Qua bảng 2.4 phần phụ lục, trong tổng số 16 quốc gia đầu tư FDI vào Hưng Yên có thể thấy các nhà đầu tư ở châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn về số dự án đầu tư (với 93 dự án/tổng số 235 dự án). Tuy nhiên, Nhật Bản giữ vị trí thứ 2 về số dự án đầu tư (với 50 dự án) nhưng chiếm tỷ trọng lớn về vốn đầu tư (với 1.060.843 nghìn USD trên tổng số vốn đầu tư đăng ký 1.963.717 nghìn USD), và ngày càng gia tăng về số dự án cũng như vốn đầu tư. Điều này, khẳng định một mặt do trong thời gian qua, Hưng Yên đã tích cực hợp tác và thu hút nhà đầu tư tại các nước láng giềng và khu vực mặt khác do vị thế và tiềm năng của tỉnh. Tuy nhiên, phạm vi thu hút phần lớn là ở khu vực châu Á. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tỉnh phải làm thế nào để thu hút được nhiều dự án từ các nhà đầu tư ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới vào Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở hưng yên (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)