Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở hưng yên (Trang 95 - 103)

.1.3.3 Tiềm năng phát triển công nghiệp

2.3. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên

2.3.2. Những hạn chế

Một là, công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch thu hút và sử dụng FDI

chưa mang tính chất lâu dài, hiệu quả và chưa được thực hiện đồng bộ.

Sinh viên: Lê Thị Như 47 Lớp: CQ46/08.02

Chiến lược thu hút FDI tại Hưng Yên vẫn chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI hiệu quả và lâu dài mà chủ yếu chỉ được nêu qua một cách tổng thể thông qua các chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay khi FDI ngày càng có tính cạnh tranh cao và có nhiều biến đổi thì việc khơng xây dựng chiến lược thu hút FDI trong tương lai là một hạn chế rất lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về FDI của tỉnh Hưng Yên. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn còn chưa hiệu quả như:

+ Nhiều dự án triển khai chậm, thậm chí có một số dự án tự rút lui khơng theo cam kết. Ví dụ như dự án Nhà máy Ask Việt Nam của Nhật không triển khai, thành lập Công ty TNHH Dongjin Vina của Hàn Quốc, và một số dự án được đưa vào danh sách giám sát.

+ Phân bổ vốn đầu tư theo địa phương và lĩnh vực ngành đầu tư còn bất hợp lý. Các dự án chủ yếu là tập trung ở Văn Lâm với 54 dự án, Yên Mỹ với 37 dự án, Mỹ Hào 32 dự án, ngoài ra ở các địa phương phân chia khơng đồng đều, có địa phương rất ít hoặc khơng có các dự án đầu tư như thành phố Hưng

Yên, Tiên Lữ.

+ Các nước có vốn đầu tư lớn như Mỹ, EU… vẫn chưa nhiều tại Hưng Yên mà chủ yếu là các nước thuộc châu Á, có nhiều nguyên nhân cũng do khâu QLNN chưa tốt như vấn đề đưa ra chính sách khuyến khích thu hút FDI chưa hiệu quả, vấn đề xúc tiến đầu tư chưa tốt và việc tạo môi trường đầu tư chưa thơng thống….

+ Hình thức đầu tư hợp đồng kinh doanh vẫn hạn chế trong đó phần lớn là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn trong các hình thức đầu tư FDI (Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN chiếm 79,59% tổng số dự án và 89,91% tổng số vốn trong đó doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm 18,3% tổng số dự án và 14,01% tổng số vốn và hợp đồng kinh doanh chỉ chiếm 2,13% tổng số dự án và 1,08% tổng số vốn). Điều này cho thấy khả năng của các

Sinh viên: Lê Thị Như 48 Lớp: CQ46/08.02

doanh nghiệp trong tỉnh còn rất yếu kém, đồng thời do sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền chưa cao.

+ Các dự án FDI vào Hưng n có rất ít các dự án có cơng nghệ cao, cơng nghệ chủ yếu là cơng nghệ lắp ráp mà chưa có cơng nghệ nguồn.

Hai là, tỉnh chưa có một chính sách ưu đãi đặc biệt nào ngồi các chính

sách ưu đãi khuyến khích đầu tư do Trung ương đưa ra. Chính sách ưu đãi mà Trung ương đưa ra chủ yếu là chính sách ưu đãi về thuế, cho nên nó cũng có xu hướng khơng cịn phù hợp và khơng có hiệu quả nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vì trong bối cảnh chúng ta gia nhập ASEAN, WTO, và các tổ chức quốc tế khác thì thuế sẽ dần bị xóa bỏ. Do vậy, Nhà nước cũng như tỉnh phải có các chính sách ưu đãi khác hiệu quả và linh hoạt hơn để thu hút FDI trong bối cảnh cạnh tranh găy gắt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ba là, hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động thu hút đầu tư

Cơng tác xúc tiến đầu tư cịn thiếu kinh nghiệm và chưa được tiến hành một cách thường xuyên do thiếu kinh phí. Hiện nay, tỉnh chưa phê duyệt văn bản nào về bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động xúc tiến đầu tư, các kênh cung cấp thông tin cho nhà đầu tư rất hạn chế như là vấn đề cung cấp thông tin giới thiệu tiềm năng qua internet chưa có. Hơn nữa trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cịn hạn chế.

Bốn là, cơng tác giải quyết thủ tục hành chính vẫn cịn chậm chạp và

thủ tục rườm rà.

Mặc dù tỉnh đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Nhưng việc giải quyết thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn cịn giải quyết chậm chạp, nên thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý dự án vẫn cịn rườm rà

Sinh viên: Lê Thị Như 49 Lớp: CQ46/08.02

đặc biệt là thủ tục xây dựng cơ bản như thủ tục phê duyệt địa điểm, thiết kế kỹ thuật….

Năm là, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp

luật.

Ngoài luật đầu tư 2005, các luật và các văn bản pháp lý do Trung ương ban hành về vấn đề quản lý FDI thì tỉnh chưa ban hành một văn bản mang tính pháp lý nào để quản lý hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh. Tức là các hoạt động FDI đều dựa trên các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành. Hơn nữa hệ thống pháp luật mà Trung ương ban hành vẫn cịn nhiều hạn chế thiếu sót. Điều này gây hạn chế trong việc khuyến khích hợp đồng kinh doanh và và hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, chưa phù hợp với xu hướng phát triển đa dạng của các loại hình kinh doanh, các loại hình đầu tư. Nhà nước chưa tích cực thúc đẩy việc tham gia các tổ chức quốc tế đặc biệt là các tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế và các tổ chức kinh tế khác để nâng cao khả năng hội nhập kinh tế nhanh và giúp

giải quyết các vấn đề tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài với nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài với người lao động và các tổ chức khác. Đồng thời việc thi hành pháp luật trong thời gian qua chưa thực sự nghiêm túc. Điều này, thể hiện trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã không làm đúng theo hợp đồng cam kết, vi phạm luật đầu tư nhưng tỉnh khơng có căn cứ pháp lý nào để xử lý các vi phạm đó.

Sáu là, hạn chế trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ.

- Mặc dù sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn của tỉnh chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước chung về FDI trên địa bàn tỉnh. Song hoạt động FDI phức tạp và rộng lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và địa phương nên trong quá trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI, các

Sinh viên: Lê Thị Như 50 Lớp: CQ46/08.02

cơ sở ban ngành vẫn chưa phối hợp tốt trong công tác quản lý, gây ra những sai sót và xảy ra tình trạng đổ lỗi cho nhau, chồng chéo trong tổ chức quản lý.

- Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý FDI tại Hưng Yên vẫn cịn hạn chế về trình độ chun mơn, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật trong khi tỉnh cịn hạn chế trong cơng tác triển khai việc cử cán bộ công chức đi đào tạo ở nước ngoài. Hạn chế của đội ngũ cán bộ cũng làm hạn chế tính năng động, sáng tạo, hạn chế hiệu quả thu hút và quán lý FDI tại Hưng Yên. Bởi vì họ là những người trực tiếp đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, trực tiếp đàm phán, đón các doanh nghiệp FDI và trực tiếp quản lý quá trình hoạt động của FDI.

Như vậy, với những nghiên cứu trên về tình hình thu hút, sử dụng vốn FDI và quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đã bộc lộ những hạn chế của hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng FDI tại Hưng Yên. Những hạn chế này chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng thu hút và việc sử dụng FDI vào Hưng Yên chưa đạt

hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, u cầu cấp bách hiện nay là phải tìm ra được phương hướng thu hút và sử dụng FDI cũng như những giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, qua đó góp phần thúc đẩy thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI tại Hưng Yên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở hưng yên (Trang 95 - 103)