Công tác xây dựng cơ chế quản lý và các bước triển khai thủ tục hành

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở hưng yên (Trang 86)

.1.3.3 Tiềm năng phát triển công nghiệp

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên

2.2.3.3. Công tác xây dựng cơ chế quản lý và các bước triển khai thủ tục hành

chính

Cơ chế quản lý Nhà nước đối với FDI được thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Cơ chế một cửa trong hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, được tiến hành vào năm 2004… Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu

mối giải quyết mọi thủ tục như: hướng dẫn thủ tục hành chính cấp phép, triển khai dự án phối hợp các ngành trong quá trình quản lý.

Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên trách quản lý FDI xuyên suốt từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đàm phán đăng ký cấp phép, kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án. Trong quá trình quản lý sở Kế hoạch và Đầu tư có thể phối hợp với các cơ quan, các địa phương như: sở lao động và thương binh xã hội, sở tài chính, sở thương mại và các cơ quan, các địa phương khác có liên quan để nhằm đảm bảo dự án được tiến hành đúng theo quy định.

Việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã góp phần tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa sở kế hoạch đầu tư với các cơ quan liên quan, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho nhà đầu tư từ việc đưa dự án vào triển khai đến việc giải

Sinh viên: Lê Thị Như 43 Lớp: CQ46/08.02

quyết các cơng việc trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ cơ chế này, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều dự án đầu tư vào Hưng Yên, đặc biệt năm 2008 số lượng dự án tăng lên rất cao.

2.2.3.4. Công tác xúc tiến, vận động đầu tư

Xúc tiến, vận động đầu tư là mảng công tác quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với việc thu hút FDI vào tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư được tiến hành ngày càng tích cực và có nhiều đổi mới. Nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Hưng Yên, trong thời gian qua tỉnh đã có chủ trương là tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư ở các nước có nền kinh tế phát triển.

Hàng năm, tỉnh đã xây dựng các chương trình, quy hoạch đầu tư trình lên Trung ương để giới thiệu qua các hội chợ quốc tế, các triển lãm, và giới thiệu qua đồn cơng tác của lãnh đạo cấp Nhà nước. Qua đó góp phần cung cấp thơng tin nhằm thu hút vận động đầu tư vào Hưng Yên.

2.2.3.5. Cơng tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

cách thường xuyên từ việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI đến việc giám sát kiểm tra việc thực hiện các dự án và giải quyết các vấn đề liên quan như là giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng cơ bản, xác định đơn giá thuê đất, các thủ tục về xuất nhập cảnh, tuyển lao động, đăng ký lao động, thủ tục xuất nhập cảnh cho người lao động và các vấn đề khác… và đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Tỉnh thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp xem có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và mục đích của dự án khơng, đồng thời doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ phải thơng báo kết quả hoạt động của mình cho Ban quản lý ĐTNN tỉnh hay sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo quy định thì doanh nghiệp FDI phải thơng báo kết quả hoạt động của mình trong các chu kỳ 6 tháng và một năm.

Sinh viên: Lê Thị Như 44 Lớp: CQ46/08.02

2.3. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, trong những năm đổi mới và mở cửa gần đây, nhờ thu hút và

sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, kinh tế Hưng n đã có nhiều thay đổi lớn và loại hình kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ngày càng có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các mặt nổi bật do tác động của FDI tại Hưng Yên như sau:

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tăng trưởng nhanh và ổn định trong những năm vừa qua. Hiện đã có 144 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thường xuyên cho trên 3,1 vạn lao động.

+ FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội ở Hưng Yên.

Hưng Yên là một tỉnh nhỏ, thu nhập chưa cao, vốn đầu tư khơng nhiều, sự đóng góp của vốn FDI vào nguồn đầu tư của tỉnh cũng đáng kể trong đầu

tư phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Vốn FDI ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản của Hưng Yên. FDI góp phần tạo thêm tài sản cố định mới, cơ sở vật chất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tiền đề quan trọng để tăng khối lượng của cải vật chất và phi vật chất được tạo ra trên địa bàn tỉnh, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Với số vốn đầu tư như vậy, FDI đóng góp ngày càng nhiều vào sự tăng trưởng của tỉnh thông qua việc triển khai các dự án FDI.

+ FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hưng Yên.

Các dự án FDI tại Hưng Yên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực và hợp lý, góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu GDP

Sinh viên: Lê Thị Như 45 Lớp: CQ46/08.02

của tỉnh Hưng Yên cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể tỉ trọng ngành nông nghiệp năm 2008 (27,95%) giảm 2,55% so với năm 2005 (30,50%), tỉ trọng ngành cơng nghiệp có xu hướng tăng mạnh năm 2008 (42,17%) cơng nghiệp tăng 4,14% so với năm 2005 (38,03%), với dịch vụ trong 2 năm gần đây 2007, 2008 lại có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hưng Yên đang theo chiều hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nơng nghiệp hay nói cách khác sự chuyển dịch đang theo chiều hướng tiến bộ.

Hiện nay, các dự án FDI của tỉnh tập trung vào các ngành công nghiệp ngày càng nhiều. Với xu hướng như vậy cơ cấu kinh tế Hưng n sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu CNH - HĐH nhanh chóng.

Ngồi ra FDI cịn góp phần cho việc thu ngân sách từ các loại thuế, và cho thuê đất; góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, cán cân xuất nhập khẩu

vốn đầu tư nước ngoài đạt 215.930 triệu đồng.

Thứ hai, tỉnh đã có kế hoạch thu hút FDI cụ thể theo từng ngành, lĩnh

vực và từng địa phương. Danh mục các dự án FDI đã được phối hợp xây dựng và công khai cho nhà đầu tư biết.

Thứ ba, tỉnh Hưng Yên cũng đã không ngừng tạo điều kiện, mơi trường

đầu tư, góp phần đưa ra các cơ chế quản lý nhà nước về FDI và thực hiện hiệu quả văn bản quản lý của cấp trên, vừa đảm bảo công tác quản lý FDI phù hợp với địa phương, vừa tạo nên hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hưng Yên.

Thứ tư, hoạt động cấp phép, trong giai đoạn năm 1995-2011 trên địa

bàn tỉnh Hưng Yên đã có 213 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi được cấp phép và cịn hiệu lực, đến từ các quốc gia với tổng số vốn là 1.880 triệu USD.

Sinh viên: Lê Thị Như 46 Lớp: CQ46/08.02

Điều này cho thấy nhận thức cũng như những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua.

Thứ năm, bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ và thông suốt từ trên

xuống dưới, làm cho hoạt động quản lý về FDI trên địa bàn Hưng Yên nhanh chóng và thống nhất, đối tượng bị quản lý chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của chính quyền địa phương nhằm hạn chế các vị phạm pháp luật có thể xảy ra. Đồng thời hệ thống thủ tục hành chính cũng được cải cách đáng kể đặc biệt đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong thời gian qua, làm giảm sự phức tạp về lệ thuộc của thủ tục hành chính và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động FDI, khi có các vấn đề vướng mắc các doanh nghiệp FDI chỉ liên hệ với cơ quan này và sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Mọi hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp FDI đều được sự cho phép của UBND tỉnh (trừ trường hợp khẩn cấp). Điều này làm cho các doanh nghiệp

FDI tại Hưng n hài lịng bởi họ khơng mất nhiều thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ sáu, công tác vận động xúc tiến đầu tư cũng đạt được các kết quả

đáng khích lệ. Vì vậy, số lượng dự án và tổng vốn đầu tư ngày càng tăng lên. Với những kết quả đạt được trên, hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng FDI của Hưng Yên, ngày càng có hiệu lực hiệu quả, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà tỉnh đề ra.

2.3.2. Những hạn chế

Một là, công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch thu hút và sử dụng FDI

chưa mang tính chất lâu dài, hiệu quả và chưa được thực hiện đồng bộ.

Sinh viên: Lê Thị Như 47 Lớp: CQ46/08.02

Chiến lược thu hút FDI tại Hưng Yên vẫn chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI hiệu quả và lâu dài mà chủ yếu chỉ được nêu qua một cách tổng thể thông qua các chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay khi FDI ngày càng có tính cạnh tranh cao và có nhiều biến đổi thì việc khơng xây dựng chiến lược thu hút FDI trong tương lai là một hạn chế rất lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về FDI của tỉnh Hưng Yên. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn còn chưa hiệu quả như:

+ Nhiều dự án triển khai chậm, thậm chí có một số dự án tự rút lui khơng theo cam kết. Ví dụ như dự án Nhà máy Ask Việt Nam của Nhật không triển khai, thành lập Công ty TNHH Dongjin Vina của Hàn Quốc, và một số dự án được đưa vào danh sách giám sát.

+ Phân bổ vốn đầu tư theo địa phương và lĩnh vực ngành đầu tư còn bất hợp lý. Các dự án chủ yếu là tập trung ở Văn Lâm với 54 dự án, Yên Mỹ với 37 dự án, Mỹ Hào 32 dự án, ngoài ra ở các địa phương phân chia khơng đồng đều, có địa phương rất ít hoặc khơng có các dự án đầu tư như thành phố Hưng

Yên, Tiên Lữ.

+ Các nước có vốn đầu tư lớn như Mỹ, EU… vẫn chưa nhiều tại Hưng Yên mà chủ yếu là các nước thuộc châu Á, có nhiều nguyên nhân cũng do khâu QLNN chưa tốt như vấn đề đưa ra chính sách khuyến khích thu hút FDI chưa hiệu quả, vấn đề xúc tiến đầu tư chưa tốt và việc tạo mơi trường đầu tư chưa thơng thống….

+ Hình thức đầu tư hợp đồng kinh doanh vẫn hạn chế trong đó phần lớn là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn trong các hình thức đầu tư FDI (Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN chiếm 79,59% tổng số dự án và 89,91% tổng số vốn trong đó doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm 18,3% tổng số dự án và 14,01% tổng số vốn và hợp đồng kinh doanh chỉ chiếm 2,13% tổng số dự án và 1,08% tổng số vốn). Điều này cho thấy khả năng của các

Sinh viên: Lê Thị Như 48 Lớp: CQ46/08.02

doanh nghiệp trong tỉnh còn rất yếu kém, đồng thời do sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền chưa cao.

+ Các dự án FDI vào Hưng n có rất ít các dự án có cơng nghệ cao, cơng nghệ chủ yếu là cơng nghệ lắp ráp mà chưa có cơng nghệ nguồn.

Hai là, tỉnh chưa có một chính sách ưu đãi đặc biệt nào ngồi các chính

sách ưu đãi khuyến khích đầu tư do Trung ương đưa ra. Chính sách ưu đãi mà Trung ương đưa ra chủ yếu là chính sách ưu đãi về thuế, cho nên nó cũng có xu hướng khơng cịn phù hợp và khơng có hiệu quả nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vì trong bối cảnh chúng ta gia nhập ASEAN, WTO, và các tổ chức quốc tế khác thì thuế sẽ dần bị xóa bỏ. Do vậy, Nhà nước cũng như tỉnh phải có các chính sách ưu đãi khác hiệu quả và linh hoạt hơn để thu hút FDI trong bối cảnh cạnh tranh găy gắt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ba là, hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động thu hút đầu tư

Cơng tác xúc tiến đầu tư cịn thiếu kinh nghiệm và chưa được tiến hành một cách thường xuyên do thiếu kinh phí. Hiện nay, tỉnh chưa phê duyệt văn bản nào về bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động xúc tiến đầu tư, các kênh cung cấp thông tin cho nhà đầu tư rất hạn chế như là vấn đề cung cấp thông tin giới thiệu tiềm năng qua internet chưa có. Hơn nữa trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cịn hạn chế.

Bốn là, cơng tác giải quyết thủ tục hành chính vẫn cịn chậm chạp và

thủ tục rườm rà.

Mặc dù tỉnh đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Nhưng việc giải quyết thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn còn giải quyết chậm chạp, nên thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý dự án vẫn cịn rườm rà

Sinh viên: Lê Thị Như 49 Lớp: CQ46/08.02

đặc biệt là thủ tục xây dựng cơ bản như thủ tục phê duyệt địa điểm, thiết kế kỹ thuật….

Năm là, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp

luật.

Ngoài luật đầu tư 2005, các luật và các văn bản pháp lý do Trung ương ban hành về vấn đề quản lý FDI thì tỉnh chưa ban hành một văn bản mang tính pháp lý nào để quản lý hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh. Tức là các hoạt động FDI đều dựa trên các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành. Hơn nữa hệ thống pháp luật mà Trung ương ban hành vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót. Điều này gây hạn chế trong việc khuyến khích hợp đồng kinh doanh và và hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, chưa phù hợp với xu hướng phát triển đa dạng của các loại hình kinh doanh, các loại hình đầu tư. Nhà nước chưa tích cực thúc đẩy việc tham gia các tổ chức quốc tế đặc biệt là các tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế và các tổ chức kinh tế khác để nâng cao khả năng hội nhập kinh tế nhanh và giúp

giải quyết các vấn đề tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài với nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài với người lao động và các tổ chức khác. Đồng thời việc thi hành pháp luật trong thời gian qua chưa thực sự nghiêm túc. Điều này, thể hiện trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã khơng làm đúng theo hợp đồng cam kết, vi phạm luật đầu tư nhưng tỉnh khơng có căn cứ pháp lý nào để

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở hưng yên (Trang 86)