Thời gian (tháng)
Thành phần % thể tích khí
Nito Cabonic Metan
0 – 3 5,2 88 5 3 – 6 3,8 76 21 6 – 12 0,4 65 29 12 – 18 1,1 52 40 18 – 24 0,4 53 47 24 – 30 0,2 52 48 30 – 36 1,3 46 51 36 – 42 0,9 50 47
42 – 48 0,4 51 48
(Nguồn: Lê Huy Bá,2000).
Theo bảng 1.5 hầu hết khí trong bãi rác là CO2 và CH4 (chiếm 90%) 1.3. Ảnh hưởng CTR đến môi trường và con người
Khơng chỉ tác động có hại trực tiếp đến sức khỏe con người, về lâu dài nếu CTR chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẻ hủy hoại cả mơi trường sống và có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường
1.3.1.1. Gây ô nhiễm nguồn nước
CTR không được thu gom, xả thẳng vào kênh rạch, sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. CTR nặng lắng xuống dưới làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nylon nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và khơng khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hơi thối.
Nước hình thành trong các BCL có hàm lượng các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao với COD từ 7000 – 45.000mg/l, BOD từ 5.000 – 30.000mg/l cùng với hàm lượng cao của P và NH3 gây ô nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt của các hộ dân.
1.3.1.2. Gây ơ nhiễm khơng khí
Bụi phát thải vào khơng khí trong q trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ơ nhiễm khơng khí.
CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí kị khí sinh ra các khí độc hại và có mùi hơi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chơn lấp. Khí metan có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
Ngồi ra q trình đốt CTR sẽ phát sinh nhiều khí ơ nhiễm như SO2, NOx, CO2, THC, bụi…
1.3.1.3. Gây ô nhiễm đất
CTR bị rơi vãi trong q trình thu gom, vận chuyển gây ơ nhiễm đất do trong CTR có các thành phần độc hại như thuốc bảo vệ thực vật hóa chất, vi sinh vật gây bệnh.
Nước rị rỉ từ các BCL mang nhiều chất ơ nhiễm và độc hại khi không được kiểm sốt an tồn thấm vào đất gây ơ nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng trong nước rỉ rác gây độc cho cây trồng và động vật đất.
Tóm lại, CTR là nguồn ơ nhiễm tồn diện đến mơi trường sống: nước, đất, khơng khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng…trong CTR sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này chúng ta rất khó kiểm sốt. Nếu chúng ta khơng biết thương mơi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà nó mang lại.
1.3.2. Ảnh hưởng đến con người
1.3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH có thành phần hữu cơ cao, là mơi trường sống tốt cho các sinh vật gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột… Qua các trung gian truyền nhiễm bệnh có thể phát triển thành dịch. CTRSH có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh.
Nhiều thành phần trong CTRSH như mực viết, bút bi, dầu máy… cũng gây độc cho con người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa kim loại nặng (như chì, thủy ngân…), pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken… Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vơ hại với người dùng, nhưng
khi các thành phần nguy hại trong CTR tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm gây ngộ độc.
1.3.2.2. Chất thải rắn y tế
Trong thành phần của CTRYT có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa… Việc tiếp xúc với các CTRYT có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong CTRYT có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắt nhọn…
1.3.2.3. Chất thải rắn cơng nghiệp
Trong CTCN có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzene, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng…) nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang…
1.4. Khái quát hệ thống quản lý CTRSH tại TP HCM
1.4.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn TP HCM
Theo số liệu thống kê của Sở tài nguyên và môi trường TPHCM, số lượng CTRSH thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng trong khoảng thời gian 1992 – 2007, mặc dù trong một số thời điểm nhất định (các năm 1997, 1998, 2005), lượng CTRSH có xu hướng giảm đi, nhưng sau đó lại tiếp tục gia tăng trở lại. Trong khoảng thời gian 1992 – 2007, khối lượng CTRSH thu gom được đã tăng gấp 4,6 lần, từ 424.807 tấn/năm (năm 1992) lên đến 1.954.236 tấn/năm (năm 2007), tương ứng với khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày tăng từ 1.164 tấn/ngày (năm 1992) lên đến 5.354 tấn/ngày (năm 2007).
Bảng 1.6 Tỷ lệ gia tăng CTRSH từ năm 1992 – 2007
Năm Khối lượng CTRSH phát sinh Tỷ lệ gia tăng CTR
hàng năm (%)
(tấn/năm) (tấn/ngày)
1993 562.227 1.540 32,35 1994 719.889 1.972 28,04 1995 978.084 2.680 35,87 1996 1.058.488 2.900 8,22 1997 983.811 2.695 -7,06 1998 939.943 2.575 -4,46 1999 1.066.272 2.921 13,44 2000 1.172.958 3.214 10,01 2001 1.369.358 3.752 16,74 2002 1.568.477 4.297 14,54 2003 1.662.849 4.556 6,02 2004 1.763.866 4.833 6,07 2005 1.744.976 4.781 -1,07 2006 1.888.199 5.173 8.21 2007 1.954.236 5.354 3,5
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở tài ngun & Mơi Trường).
Hình 1.1 Diễn biến khối lượng CTRSH tại TPHCM.
Khối lượng CTRSH thu gom được của thành phố gia tăng rất nhanh trong thời kỳ 1992 – 1996 (tương ứng với mức gia tăng bình quân mỗi năm là 26,12%), sau đó giảm xuống trong các năm 1997 (giảm 7,06%) và năm 1998 (giảm 4,46%) và tiếp tục gia tăng trở lại từ năm 1999. Trong giai đoạn 2000 – 2004, tốc độ gia tăng khối lượng CTRSH của TP bình qn ở mức 10,7% năm, sau đó giảm xuống trong năm 2005 (giảm 1,07% so với năm 2004) và tiếp tục tăng trở lại vào năm 2006 và 2007.
Sự gia tăng khối lượng của CTRSH trên địa bàn thành phố trong thời gian qua phụ thuộc vào các yếu tố:
- Dân số thành phố liên tục gia tăng. - Tốc độ xây dựng tăng nhanh. - Tốc độ cơng nghiệp hóa tăng cao.
- Sự phát triển chung của nền kinh tế thành phố.
- Mức sống của người dân thành phố ngày một tăng lên…
Sự tụt giảm khối lượng tuyệt đối của CTRSH trên địa bàn thành phố một số năm (1997,1998, 2005) có thể là do:
- Tình trạng khủng hoảng kinh tế chung ở khu vực Đông Nam Á trong khỏng thời gian 1997 – 1998 làm ảnh hưởng đến mức tiêu dùng của người dân thành phố. - Hệ thống thu gom CTRSH của thành phố khơng đáp ứng đủ nhu cầu thu gom
tồn bộ lượng CTRSH trên địa bàn.
- Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng tới sự sụt giảm tỉ lệ thu gom và khối lượng CTR là trong năm 2005 là giai đoạn thành phố cơ cấu lại tổ chức của bộ máy thu gom (quàn lý lại lượng thu gom CTR dân lập và thực hiện khốn thu gom, vận chuyển CTR đơ thị năm 2005). Tỉ lệ CTR khơng thu gom được ước tính chiếm khoảng 10% khối lượng CTR của năm đó.
Cần lưu ý rằng, các số liệu về CTRSH được trích dẫn sử dụng ở trên là tính trên lượng CTR thu gom được (khoảng 90%). Ngồi lượng CTRSH thu gom được, cịn có một lượng đáng kể CTR được đổ xuống kênh, mương (vùng ven), thậm chí đổ cả vào trong các hố ga thoát nước dọc các đường phố, đổ nhờ nhà hàng xóm, đổ vào thùng chứa cơng cộng (một số hộ dân ở Quận 4)…
Phân tích mối quan hệ giữa khối lượng CTRSH phát sinh với dân số trên địa bàn cho thấy rằng tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người cũng biến động một cách tương tự như sự biến động khối lượng của CTRSH thu gom được.
Bảng 1.7: Tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người ở TPHCM từ 1995 – 2007 Năm Khối lượng CTRSH phát sinh Dân số Tốc độ phát sinh CTR bình quân đầu người (kg/người/ngày) Tốc độ gia tăng lượng CTR bình quân đầu người năm (%) (tấn/năm) (tấn/ngày) 1995 978.084 2.680 4.640.117 0,58 1996 1.058.488 2.900 4.748.596 0,61 5,17 1997 983.811 2.695 4.852.590 0,56 -8,2 1998 939.943 2.575 4.957.856 0,52 -7,14 1999 1.066.272 2.921 5.063.871 0,58 11,54 2000 1.172.958 3.214 5.248.702 0,61 5,17 2001 1.369.358 3.752 5.449.203 0,69 13,11 2002 1.568.477 4.297 5.658.997 0,76 10,14 2003 1.662.849 4.556 5.867.496 0,78 2,63 2004 1.768.866 4.833 6.062.993 0,8 2,56 2005 1.744.976 4.781 6.239.938 0,77 -3,75 2006 1.888.199 5.173 6.424.519 0,81 5,19 2007 1.954.236 5.354 6.650.942 0,81 0
Hình 1.2: Tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người tại TPHCM
1.4.2. Hiện trạng thu gom CTRSH trên địa bàn TP HCM
1.4.2.1. Phương tiện thu gom
TP hiện có 517 xe thu gom vận chuyển CTR các loại như lavi, xe xuồng, xe ép… có tải trọng từ 1 – 15 tấn với 52 nhãn hiệu khác nhau. Đây là số lượng xe của 22 Cơng ty dịch vụ cơng ích, Cơng ty Mơi trường đơ thị và Hợp tác xã cơng nơng. Quy trình bố trí thu gom và vận chuyển CTR cho các loại xe này như sau:
Thu gom về TTC: có 175 xe ép, xe tải ben với tải trọng dưới 4 tấn thực hiện thu gom 1.915 tấn/ngày từ điểm phát sinh đến TTC và sau đó đổ sang các xe chuyên dụng khác có tải trọng lớn hơn để vận chuyển đến BCL với cự ly vận chuyển trung bình là 13,98 km.
Tuy nhiên, dung tích chứa của các phương tiện hiện nay đều không đáp ứng khối lượng CTR được thu gom trong một chuyến, phần lớn các phương tiện đều phải được cơi nới cao lên. Hầu hết các phương tiện thu gom của lực lượng dân lập đều đáp ứng được nhu cầu thu gom, các phương tiện này đều có khả năng thu gom CTR với khối lượng lớn (gấp 1,5 – 2 lần so với các loại thùng 660 l), vận tốc vận chuyển nhanh như xe lam, lavi, xe bagac máy… Do hầu hết các phương tiện này là tự chế, không
theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trường nên các phương tiện này thường gây ô nhiễm về khơng khí (mùi, tiếng ồn), nước (nước rỉ rác)…
1.4.2.2. Phương pháp quét dọn và thu gom CTR
Quét đường phố: do lực lượng 24 Cơng ty Dịch vụ cơng ích Quận, Huyện thực
hiện thu gom CTR tại khu vực công cộng (các tuyến đường, vỉa hè, tiểu đảo, hàm ếch miệng cống) trên phần địa bàn của mình.
Thu gom CTR hộ dân: do lực lượng Cơng ty dịch vụ cơng ích Quận, Huyện
(khoảng 40%) và lực lượng tư nhân (khoảng 60%) cùng thực hiện. CTRSH từ nguồn thải ra được chứa dựng trong các thùng chưa 660 l hoặc thùng chứa xe tay được công nhân vệ sinh chuyển bằng xe tay đưa đến các điểm hẹn trên đường phố hoặc các bô, TTC gần nhất.
Hằng ngày CTRSH được thu gom bằng xe đẩy tay hay thùng 660 l và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép CTR kín, sau đó đổ trực tiếp và xe ép rác chuyển đến TTC, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào TTC khi thu gom CTR ở khu vực gần TTC. Tại TTC xe tải và xe ép lớn (7 – 10 tấn) nhận CTR và đổ tại BCL Gị Cát (Bình Chánh – đã đóng cửa 7/2007), Phước Hiệp (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh). Tại một số điểm, CTR sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp qua xe ép lớn và chở thẳng đến BCL.
Cơng tác thu gom diễn ra nhanh chóng khơng mất nhiều thời gian do các hộ dân thường chứa rác trong các bịch nylon và để sẵn trước cửa nhà hay trên lề đường. Thời gian thu gom trong ngày khác nhau tùy theo mỗi quận.
Quy trình thu gom:
- Thu gom sơ cấp: CTRSH được thu gom từ hộ dân ra các bô rác, điểm hẹn, bãi chuyển tiếp… và chở đến các bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp. - Thu gom thứ cấp: CTRSH được chở từ các bô rác và điểm hẹn đến TTC hay
BCL để xử lý.
1.4.3. Hiện trạng vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP HCM
Vận chuyển thẳng lên BCL có 342 xe ép, xe tải ben, xe hooklift với tải trọng trên 4 tấn thu gom 6.059 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh CTR (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản xuất, trạm ép kín, nơi có nguồn CTR lớn) vận chuyển CTR trực tiếp lên bải xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km.
1.4.3.2. Phương thức vận chuyển
Cty Môi trường Đô thị là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cơng ty Dịch vụ cơng ích Quận, Huyện tổ chức tiếp nhận, thu gom CTR tại điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh CTR trên đường phố, sau đó:
- Sử dụng xe ép < 4 tấn chuyển CTR đến các TTC.
- Sử dụng xe ép > 4 tấn chuyển CTR đưa thẳng đến khu xử lý.
Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển CTR thông qua hợp đồng với ủy ban nhân dân Quận – Huyện.
1.4.3.3. Bô rác
Là các khu đất trồng được xây tường bao làm nơi lưu chứa CTR tạm thời, thường khơng có mái che, khơng được xây dựng kiên cố và không được xử lý các vấn đề liên quan đến mơi trường.
Hiện nay, tồn thành phố có khoảng 39 bơ rác trong đó nội thành có 4 bơ, ngoại thành 35 bơ.
1.4.3.4. Điểm hẹn
Là vị trí tập kết các xe tay chở CTR để chuyển sang xe cơ giới.
Trong tương lai, các điểm hẹn nằm trong thành phố cần phải được giảm dần, thay thế bằng các TTC với công nghệ tốt hơn.
1.4.3.5. Trạm trung chuyển
Là nơi tiếp nhận CTR từ các xe thu gom nhỏ để chuyển sang xe có tải trọng lớn vận chuyển đến khu xử lý.
Trạm được xây dựng kiên cố, có nền bêtơng cứng, mái che và có hệ thống xử lý mùi, bụi…
Có 2 TTC chính nhận CTR từ các xe ép nhỏ, xe tải nhỏ, xe đẩy tay: - TTC 12B Quang Trung – Gò Vấp.
- TTC Vận chuyển số 2 (345/2 Lạc Long Quân, Quận 11)
1.4.4. Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn TP HCM
Công nghệ truyền thống được sử dụng để xử lý CTRSH ở nước ta là chôn lấp vệ sinh với rất nhiều nhược điểm như chiếm đất, tạo thành nước rị rỉ có nồng độ ơ nhiễm cao, khí BCL gây hiệu ứng nhà kính…
Tuy nhiên, hiện nay TP đã có chiến lược quản lý CTR ngày càng hiệu quả, việc tìm kiếm các loại hình cơng nghệ mới và kêu gọi đầu tư để tăng tỷ lệ tái chế, tái sinh và đề ra các giải pháp nhằm làm giảm lượng CTR đổ vào BCL. Giải quyết triệt đề một cách căn cơ khối lượng CTRSH của TPHCM đang được thành phố từng bước triển khai.
1.4.4.1. Trạm phân loại thứ cấp
Cty Mơi trường Đơ thị đã hồn thiện phần thiết kết cơ sở dự án xây dựng trạm phân loại thứ cấp có cơng suất 200 tấn/ngày tại Cơng trường xử lý CTR Gị Cát để tiếp nhận CTR sau khi phân loại CTR tại nguồn từ các Quận 1, 4, 5, 6 và 10 nhằm phân loại CTR tái chế một lần nữa để tách riêng các thành phần CTR cho mục đích tái chế và tái sử dụng khác nhau và tăng hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn