1. Nâng cao nền nếp chất lượng sinh hoạt của tổ chủ nhiệm
- Về công tác tổ chức: Thành lập tổ chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể tổ trưởng, tổ phó, thư ký. Mỗi cấp cử ra một nhóm trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn cho các giáo viên còn lại cùng khối cách thức quản lý và xử lý học sinh vi phạm.
- Tổ chủ nhiệm họp định kỳ mỗi tháng 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng. Qua đó, đánh giá tình hình hoạt động của tháng, kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề 2 lần / học kỳ để thảo luận các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong tình hình mới, giáo dục lý tưởng , KNS, hành vi ứng xử trong nhà trường cho học sinh.
2. Nâng cao năng lực cho GVCN lớp
- Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho tất cả GV làm công tác GVCN lớp để chủ động trong phân công nhiệm vụ.
52
- Có yêu cầu cho GVCN lớp là: Nắm chắc kiến thức về tâm lý lứa tuổi, có khả năng vận động thuyết phục học sinh; có khả năng tư vấn về tâm lý, giới tính, hướng nghiệp, KNS…Có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể; sẵn sàng đối thoại với cha mẹ học sinh; hiểu biết xã hội, những tác động của xã hội đối với nhà trường và có biện pháp ngăn ngừa khắc phục.
- XD tiêu chí đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp cụ thể .
3. Biện pháp phối hợp
- Thường xuyên phối hợp với các bộ phận trong nhà trường như: Giáo viên bộ mơn, Giáo viên phụ trách phịng ở , đội cờ đỏ , ban GDNGLL, Tổ GV-KTX, tổ QTĐS
- Đối với PHHS: Bước đầu làm quen và sử dụng mơ hình “sổ liên lạc điện tử” theo nội dung tập huấn phần mềm SMAS, VNED do nhà trường tổ chức để phối hợp với PHHS trao đổi thông tin về kết quả giáo dục,quản lý học sinh .
- Đối với cấp uỷ chính quyền địa phương: Báo cáo kết quả 2 mặt giáo dục học sinh 2 lần / năm học và những trường hợp đặc biệt.
4. Biện pháp kiểm tra: Thường xuyên kiêm tra giám sát các hoạt động của các
lớp học, của học sinh. Lấy tự giám sát và kiêm tra giám sát giữa học sinh với học sinh. Đa dạng hình thức kiêm tra ( Kiêm tra định kỳ , kiêm tra đột xuất, kiêm tra chéo …)
5. Các biện pháp khác