7. Bố cục nghiên cứu khoa học
2.1. Nền kinh tế Hàn Quốc trước thời Park Chunghee
Sau hơn 35 năm dưới sự thống trị của Nhật Bản (1910-1945) nền kinh tế của Korea vẫn còn lạc hậu, mang đậm bản sắc phong kiến. Suốt thời gian chiếm đóng, Nhật Bản đã biến Korea trở thành nơi cung cấp lương thực cho Nhật. Vì vậy giá trị xuất khẩu gạo của Korea ngày càng tăng cao nhưng chỉ số tiêu dùng trong nước lại giảm. Do đó mà cuộc sống của người dân Korea vô cùng khổ cực.
Bảng 2.1: Sản lượng tiêu dùng và xuất khẩu gạo từ năm 1912 đến 1936
Giai đoạn Sản lượng trung bình
Tiêu dùng trung bình ở Triều Tiên
Xuất khẩu trung bình
Triệu sok Chỉ số Triệu sok Sok đầu người Triệu sok Chỉ số 1912 - 1916 12,3 100 11,24 0,72 1,06 100 1917 - 1921 14,1 115 11,9 0,69 2,2 208 1922 - 1926 14,5 118 10,16 0,59 4,34 409 1932 - 1936 17,0 138 8,24 0,4 8,76 826
Nguồn 2.1 Ki – Baik Lee, lịch sử Hàn Quốc tân biên, Lê Anh Minh dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 504.
Chú thích 1: 1 sok = 180,39 litres
Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy giá trị sản lượng lương thực của Korea từ năm 1912 đến năm 1936 tăng từ 12,3 triệu sok lên 17,0 triệu sok – tức là tăng gần 1,5 lần và chỉ
số xuất khẩu tăng hơn 8 lần từ 1,06 triệu sok lên 8,76 triệu sok. Thế nhưng ngược lại, giá trị tiêu dùng cho nhân dân Korea lại suy giảm nghiêm trọng, từ 11,25 triệu sok xuống 8,24 triệu sok - giảm gần 1,5 lần. Do đó, đời sống nhân dân Korea ngày càng khó khăn, đói khổ. Đó là một sự trớ trêu và đáng buồn.
Sau đó vào năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền Nam và Bắc. Miền Bắc là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên – theo chế độ xã hội chủ nghĩa là được nhận hỗ trợ từ Liên Xô. Miền Nam là Đại Hàn Dân Quốc – theo chế độ tư bản chủ nghĩa xen kẽ với chuyên quyền và được thế giới cơng nhận là chính quyền hợp pháp trên bán đảo Triều Tiên.
Năm 1950 chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc diễn ra gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Chỉ khi có sự can thiệp từ Liên Hợp Quốc và Trung Quốc thì chiến tranh mới được tạm ngừng. Dù vậy cả hai vẫn khơng thể hịa hợp và đều xem mình là chính quyền hợp pháp trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngay sau khi đình chiến thì Hàn Quốc lại phải trải qua một thời gian vơ cùng khó khăn dưới sự cầm quyền độc đốn của tổng thống Rhee Sungman (tiếng Hán: Lý Thừa Văn). Vào năm 1954 khi Rhee Sungman giành được quyền kiểm soát quốc hội đã bắt đầu đưa Hàn Quốc bước vào công cuộc đổi mới nề kinh tế.
Tuy nhiên các vấn đề xã hội như cướp giật, bóc lột xảy ra liên tiếp nên quân đội buộc phải tiến hành đảo chính. Năm 1961, Rhee Sungman chính thức bị lật đổ. Lúc đó Park Chunghee đã là thiếu tướng nắm trọng trách cao trong quân đội. Và không lâu sau ông được bổ nhiệm trở thành Tổng thống.
Sau khi dành được độc lập, tình hình kinh tế ở Hàn Quốc cũng khơng mấy chuyển biến. Tuy người dân được nhận đất để canh tác nhưng phải nộp địa tô đến 60% hoa lợi cho địa chủ. Thêm vào đó đất chủ yếu ở Hàn Quốc đều là đồi núi và rất khô cằn. Chiến tranh cũng đã gây ra rất nhiều thiệt hại nặng nề. Từ đó nền kinh tế cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Riêng thủ đô Seoul sau bốn lần bị chiến tranh tàn phá thì cũng chỉ còn lại đống
tro tàn. Thiệt hại vật chất lên đến 3 tỷ USD trong khi tổng GNP của nền kinh tế chỉ khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 1953 [4, tr 92]. Tuy nhiên khi đó chính quyền của Rhee Sungman lại không đưa ra được các giải pháp hợp lý.
Hàn Quốc đã từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Chính phủ Hàn Quốc khi đó đã quyết định sản xuất mì gói để cung cấp cho người dân. Đây từng là thực phẩm chủ yếu lúc bấy giờ. Vào những năm 1960 lạm phát ở Hàn Quốc gia tăng nhanh chóng. Nhanh chóng dẫn đến giá cả vật chất leo thang. Và chỉ trong một thời gian ngắn số người thất nghiệp ở Hàn Quốc đã lên đến con số hàng triệu. Vì vậy tội phạm cũng gia tăng gấp đôi [4, tr 92].
Hình 1: Hàn Quốc những năm 60
Nguồn: https://ajc.hcma.vn/daotao/Pages/khoa-quan-he-quoc-te.aspx?CateID=849&ItemID=10559
Không những vậy nền công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng vơ cùng to lớn. Phần lớn các mỏ khống sản và nguồn tài nguyên đều nằm trên phần đất của Triều Tiên. Vì vậy Hàn Quốc buộc phải nhập khẩu hàng hóa từ bên ngồi vào. Trong khi cuộc sống người dân còn khổ cực, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nên buộc Hàn Quốc phải tiếp nhận trợ cấp và trở thành đồng minh với Mỹ.
Từ năm 1945 đến năm 1950 Mỹ đã viện trợ khoảng 521 triệu USD để Hàn Quốc giải quyết khó khăn và xây dựng lại đất nước. Nhờ công cuộc xây dựng đất nước của Tổng
thống Rhee Sungman nên nền kinh tế cũng có một số chuyển biến tích cực như: năm 1950, sản lượng lương thực tăng 11%, sản xuất than tăng khoảng 40%... Dù chuyển biến khơng lớn nhưng đây cũng có thể được xem là bước đệm để phục hồi lại nền kinh tế.
Trong cuộc chiến tranh chống lại CHDCND Triều Tiên, Hoa Kỳ cũng đã giúp đỡ Hàn Quốc rất nhiều. Tuy nhiên thiệt hại để lại quá nặng nề nên đã làm đình trệ sự phát triển kinh tế. Chiến tranh tạo ra hơn 300.000 quả phụ và 100.000 trẻ mồ côi. Nhiều thành phố, làng mạc khơng cịn hình dáng ngun vẹn mà chỉ như đống tro tàn. Nhà máy, hầm mỏ bị vùi lấp và không thể hoạt động. Nền nông nghiệp vốn lạc hậu lại thêm thiếu thốn về mọi mặt dẫn đến nền kinh tế khơng thể phục hồi và khó phát triển. Nạn thất nghiệp thì ngày càng tăng, đồng thời lạm phát cũng theo đó mà tăng chóng mặt.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc từ năm 1954-1960
Năm Tốc độ tăng trưởng Năm Tốc độ tăng trưởng
1954 5.5% 1958 5.2%
1955 5.4% 1959 3.9%
1956 0.4% 1960 1.9%
1957 7.7%
Nguồn 2 Nguyễn Vĩnh Sơn, Tìm hiểu Hàn Quốc, Trung tâm quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1996, tr.38.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 1957 là 7,7%. Năm 1958 giảm xuống 5,2% và tiếp tục giảm còn 3,9% năm 1959 và 1,9% năm 1960. Sự suy giảm nhanh chóng của nền kinh tế (giảm gần 4 lần trong vòng 3 năm) đã khiến xã hội lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thực trạng này chứng minh chính phủ Tổng thống Rhee Sungman đã khơng có những biện pháp phù hợp với điều kiện Hàn Quốc bấy giờ. Chiến lược kinh tế hướng nội, chú trọng thị trường trong nước của chính phủ khơng phù hợp và khơng đủ sức để đưa đất nước thốt khỏi khủng hoảng.