7. Bố cục nghiên cứu khoa học
3.2. Những chính sách tiêu biểu dưới thời Park Chunghee
3.2.2. Các dự án xây dựng xã hội khác ở thành thị
3.2.2.1. Mở rộng đô thị
Từ năm 1963 đến năm 1966, đây là thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để theo đuổi sự phát triển kinh tế. Mặc dù kinh tế đã phục hồi sau chiến tranh tuy nhiên ở thành thị các vấn đề xã hội như cơ sở hạ tầng cũng vẫn còn yếu kém và sự bùng nổ dân số đang được chú ý đến. Dưới tình hình xã hội như vậy, chính phủ đã lên kế hoạch tập trung vào đời sống người dân như vệ sinh, y tế, cứu trợ và trật tự xã hội [45]. Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 4 năm 1970, trong nhiệm kỳ của thị trưởng Seoul Kim Hyunwook nhiều dự án xây dựng diện mạo của thành phố đã được thực hiện. Giai đoạn này, diện mạo của thành phố như cảnh quan và khơng gian có những sự thay đổi nhanh chóng. “Xây dựng xung kích” (돌격 건설) được xem là khẩu hiệu của thành phố lúc này. Các cơng trình được
xây dựng trong giai đoạn này bao gồm: trung tâm mua sắm Sewoon, trung tâm mua sắm Nakwoon, các tuyến đường giao thông và chung cư ven sông, phát triển Yeouido, các khu mua sắm dưới lòng đất và các tuyến cầu vượt. Trong số đó thì trong năm 1966 đến 1967 thành phố đã hoàn thành xong các dự phát như xây dựng các tuyến đường giao thơng chính, giải tỏa các khu nhà ở xuống cấp, hồn thành quy hoạch để phát triển tồn diện sơng Hàn. Đây được xem là nền tảng ban đầu để tiếp tục phát triển đô thị cho đến ngày nay [46]. Từ năm 1968 đến 1970, với khẩu hiệu “Năm vừa chiến đấu vừa xây dựng” (싸우면서 건설하는 해), các dự án quy mô lớn quan trọng như xúc tiến kế hoạch phát triển tồn diện
sơng Hàn, phát triển Yeouido, xây dựng các tuyến cầu vượt đa chiều, xây dựng các khu phức hợp nhà ở cho người dân thành phố, củng cố thành phố Seoul được thực hiện vô cùng gấp gáp. Các dự án đã cho thấy một hình ảnh Seoul mới đang trở nên năng động hơn và từng bước phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển đi đơi với sự gia tăng dân số nhanh chóng ở thành phố. Các vấn đề đô thị khác như nhà ở, giao thơng, hệ thống cấp thốt nước cũng đang từng bước cải thiện. Giao thông được củng cố đầu tiên thể hiện qua việc ưu tiên thúc đẩy xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông, cầu vượt, hầm chui,
các tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thành phố với ngoại ô để giảm thiểu vấn đề tắt nghẽn giao thông do dân số đông [47].
Đáng chú ý, tuyến đường cao tốc Gyeongbu được xây dựng theo lệnh của tổng thống Park Chunghee vào năm 1968. Tuyến đường cao tốc có tổng chiều dài là 428km nối giữa Seoul và Busan được xem là tuyến đường giao thông huyết mạch thay đổi số phận đất nước, với kinh phí xây dựng lên đến 43,9 tỷ won hồn thành trong thời gian 2 năm 5 tháng. Trong lễ khánh thành tuyến đường cao tốc Gyeongbu năm 1970, có sự tham dự của tổng thống Park Chunghee cùng phu nhân, các đại điện cùng với 20.000 người dân Daegu. Thông qua buổi lễ này, Tổng thống Park Chunghee đã phát biểu trước người dân rằng “Tuyến đường cao tốc Gyeongbu chứa đựng ý chí kiên cường bất khuất được làm nên từ chính đơi bàn tay của chúng ta sẽ trở thành tuyến đường huyết mạch trong việc phát triển đất nước10” đồng thời cũng công bố kế hoạch sẽ xây dựng thêm tuyến đường cao tốc Honam và Yeongdong [48].
Từ năm 1970 đến năm 1974, nhiệm kỳ của thị trưởng Yang Taeksik, thành phố Seoul tiếp tục được phát triển biến Seoul thành một vùng đô thị lớn với quy mô dân số 10 triệu người ở thời điểm này. “Quản lý đời sống” (생활행정) là khẩu hiệu phát triển của giai
đoạn này bằng việc chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân. Nỗ lực tiến hành các dự án cải thiện mức sống cho người dân, mở rộng cơ sở hạ tầng thành phố nhằm phục vụ cho đời sống người dân bao gồm: cải tạo nguồn nước, xây dựng hệ thống cấp thốt nước, xây dựng các nhà máy khí đốt thành phố cũng như hệ thống xử lý nước thải [49]. Đặc biệt, việc khởi công xây dựng tàu điện ngầm từ đầu năm 1971 và hoàn thành vào năm 1974 được xem là một bước tiến lớn trong việc thay đổi lịch sử giao thông vận tải của thành phố Seoul. Để giảm đến mức tối thiếu các vấn đề giao thông bằng cách cho xây dựng thêm các khu dân cư ở vùng ngoại ô và đi lại bằng tàu điện ngầm. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến đường tàu điện ngầm phân biệt các điểm đến cũng đã trở thành nét đặc trưng của Seoul hiện đại [50]. Đáng chú ý, “Kế hoạch xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 1 và tuyến
10
đường tàu điện ngầm Seoul” được chính thức cơng bố vào tháng 10 năm 1970 và khởi công xây dựng vào năm 1971 với tổng chiều dài 7,8km gồm 9 ga bắt đầu từ Seoul đi đến ga Cheongnyangni, hồn thành trong vịng ba năm. Đây là cơng trình nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân cả nước. Ngày khánh thành có sự tham dự của tổng thống Park Chunghee cùng với hơn 30.000 người dân địa phương. Tính đến năm 2019, “Tuyến tàu điện ngầm số 1 Seoul vẫn là “tuyến đường hoàng kim” vận chuyển hơn 500.000 người mỗi ngày, đồng thời cũng được xem là di tích lịch sử chứa đựng nguyên vẹn giá trị lịch sử của tàu điện ngầm trong nước11” [51].
Tiếp đó, các dự án như chỉ định làm khu vực tái phát triển, mở rộng đường ưu tiên dành cho cứu hỏa, giải tỏa triệt để các khu nhà xuống cấp thay thế bằng các tòa nhà cao tầng cỡ lớn cũng được thực hiện ở khu vực Gangnam. Các khu vực chỉ định làm khu vực tái phát triển bao gồm: khu vực Sogong-Mugyeo, ga Seoul-Seodaemun, ga Euljiro tuyến số 1, Janggyeo, Dadong và Seorin. Bên cạnh đó, các dự án di dời các cơng trình trọng điểm như bên xe buýt tốc hành và cả các ngôi trường danh tiếng đến Gangnam. Xây dựng quận Gangnam trở thành khu vực hành chính chính thức và độc lập của thành phố. Ngồi ra, cịn có kế hoạch phát triển quận Jamsil thành khu chung cư, khu đô thị mở rộng về phía Nam sơng Hàn như Yeouido thuộc quận Yeongdeungpo. Mở rộng các tuyến đường liên kết với trung tâm, đảm bảo không gian đường giao thông, xây dựng không gian xanh và các bãi đậu xe trong thành phố. Từ năm 1974 đến năm 1978 là thời kỳ mà thành phố Seoul có những bước chuyển mình nhanh chóng và dần được công nhận là “Vùng đất mới” (신천지)
xứng đáng để sinh sống [52].
3.2.2.2. Thiết lập trật tự xã hội
Từ thập niên những năm 60 đến giữa những năm 70 dân số ở cả nông thôn và thành thị đều rất đơng. Khi đó, ở thành thị số dân thất nghiệp q đơng dẫn đến tình trạng người đi ngồi đường nhiều mà khơng có đèn tín hiệu giao thơng, mặc dù có lối sang đường nhưng người bất chấp vi phạm vẫn rất đông. Hơn nữa, việc vận hành xe buýt thành phố
11 Nguyên văn: “서울 지하철 1 호선은 지금도 서울 도심에서 하루 50 만 명 가까이 수송하는
cịn rất ít nên ở mỗi trạm xe buýt đều đông nghịt người nên rất hỗn loạn và cịn xảy ra tình trạng trộm cắp vặt. Cảnh sát được điều động để giữ trật tự xã hội, tuy nhiên tình hình vẫn khơng được khả quan. Do đó, chính phủ bắt đầu chiến dịch thiết lập vững chắc thuần phong mỹ tục và trật tự đường phố. Để thiết lập trật tự xã hội, người dân ở bất cứ đâu trong trung tâm thành phố nếu vi phạm luật đường bộ, vi phạm trật tự xã hội và cả vi phạm thuần phong mỹ tục đều bị xử phạt. ‘체벌교육’ - “Giáo dục bằng cách trừng phạt” là chính sách xử phạt cơng khai được thực thi như một phần của việc thiết lập vững trật tự xã hội. Ban đầu, đường phố luôn trong trạng thái hỗn loạn vì các vụ đơi co giữa người vi phạm và cảnh sát thực thi nhiệm vụ. Chính phủ lắp đặt những chiếc hộp làm bằng gỗ có thể di chuyển được có in chữ “Nơi xử phạt vi phạm trật tự đường phố” và đặt ở lề đường những nơi có nhiều trường hợp vi phạm xảy ra, mỗi hộp chứa được khoảng 5 đến 10 người. Người vi phạm sẽ bị đứng trong hộp khoảng một tiếng và nếu là nữ cúi mặt xuống đất không ngẩng đầu lên cho đến khi hết thời gian thực hiện hình phạt. Đa phần những người vi phạm là nam giới với các tội như đi sai làn đường, vứt rác bừa bãi, vi phạm nồng độ cồn,... Sau “Cuộc đảo chính ngày 16 tháng 5”, hình thức xử phạt này được lực lượng hiến binh thực hiện rất nghiêm khắc. Ở thành phố Gwangju nơi đặt trụ sở quân phiệt, mỗi khu vực trong thành phố đều bị giăng dây và truy lùng những người vi phạm. Những cơ gái trang điểm lịe loẹt hoặc sử dụng những sản phẩm do nước ngoài sản xuất nếu bị phát hiện xa xỉ quá mức sẽ bị đưa vào khu vực giăng dây thực hiện hình phạt quỳ gối trong 10 phút và nhận “giấy chứng nhận giáo dục” sau khi chịu phạt mới được thả tự do [53].
3.2.2.3. Các chính sách về giáo dục
Hàn Quốc là đất nước xem trọng giáo dục từ thời xa xưa, trải qua nhiều giai đoạn hình thành phát triển và những chính sách ưu tiên trong phát triển giáo dục luôn được chú trọng đổi mới phù hợp với từng thời kỳ. Thời hiện đại, các chính sách phát triển nền giáo dục của Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1948 khi chính thể đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc được thành lập. Điều 31 trong luật giáo dục Hàn Quốc được ban hành năm 1949 gồm các điều khoản sau:
(1) Mọi cơng dân có quyền bình đẳng trong việc nhận một nền giáo dục tương ứng với khả năng của mình;
(2) Mọi cơng dân có con cái có trách nhiệm cung cấp cho chúng ít nhất là giáo dục tiểu; (3) Giáo dục bắt buộc là miễn phí;
(4) Tính độc lập, chun nghiệp và khơng thiên vị về chính trị của giáo dục, quyền tự chủ của các tổ chức giáo dục cao đẳng, đại học được đảm bảo theo các điều kiện luật định;
(5) Nhà nước khuyến khích giáo dục suốt đời;
(6) Các vấn đề cơ bản liên quan đến hệ thống giáo dục, bao gồm cả trường học và giáo dục suốt đời, hàn chính, tài chính và tình trạng của giáo viên được xác định bởi pháp luật [16, tr 44-45].
Năm 1968, Chính phủ Park Chunghee mua bản quyền sách giáo khoa của Nhật Bản rồi dịch sang tiếng Hàn để đưa vào giảng dạy (trừ các môn như văn, sử, địa). Đây được xem là một quyết định đúng đắn của chính phủ vì nhờ đó mà tiếp cận được những tinh hoa mà mất rất nhiều năm mới có được của Nhật Bản đưa Hàn Quốc đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, ban đầu quyết định này cũng đã gánh chịu khơng ít chỉ trích.
Tháng 12 năm 1968, chính phủ Park Chunghee ban hành Hiến chương Giáo dục Quốc gia (Charter for National Education) nhằm thống nhất công tác quản lý giáo dục [1, tr221]. Bộ luật giáo dục này được kế thừa và phát triển bộ luật năm 1949 và được bảo lưu đến năm 1987. Nội dung là việc xây dựng một nền tảng tinh thần cho sự nghiệp kế tục dân tộc cùng với các giá trị nhân văn và đạo đức của xã hội là những giá trị cơ bản luôn được nhấn mạnh và đề cao. Đồng thời sáng tạo thần tượng mới về dân tộc Hàn Quốc trên tinh thần thống nhất và hòa hợp dân tộc. Khơi dậy sự yêu thích và ham hiểu biết về lịch sử quốc gia dân tộc và nhìn ra cả thế giới. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại các tác nhân tiêu cực bên ngồi, bên cạnh việc kết hợp, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của thời đại [14, tr 61]. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển đất nước là mục tiêu hàng đầu của chính phủ.
Bộ giáo dục Hàn Quốc đặt ra kế hoạch giáo dục 5 năm. Theo đó, giáo viên và giáo sư sẽ được huấn luyện lại và phương pháp giảng dạy của họ được đổi mới cho phù hợp hơn. Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện và phân cấp rõ ràng hơn.
Cơ cấu hệ thống giáo dục chính quy của Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở, ba năm trung học phổ thông, bốn năm cao đẳng hoặc đại học và các lớp trên đại học để đào tạo tiến sĩ. Bên cạnh đó cịn có các trường chun nghiệp hai năm và trường dạy nghề. Các loại hình giáo dục gồm: giáo dục trước tuổi học phổ thông, giáo dục tiểu học phổ cập, giáo dục phổ thông cơ sở, giáo dục phổ thông trung học, giáo dục đại học, giáo dục cao học.
Giáo dục trước tuổi phổ thông là giai đoạn quan trọng đối với những em bé độ tuổi 4
– 5 nhằm tạo cơ sở ban đầu cho sự phát triển hài hịa của trẻ em và hình thành nhân cách thông qua học tập, vui chơi, tập thể dục... Bên cạnh đó, chú trọng phát triển cơ thể, năng lực ngơn ngữ, trí thơng minh, khả năng thích ứng tình cảm, khả năng nắm bắt cơ hội.
Giáo dục tiểu học phổ cập cung cấp những yếu tố cơ bản về năng lực trí tuệ và tâm
hồn trẻ em và chương trình học bao gồm nhiều mơn học đi kèm các hoạt động ngoại khóa. Đây là hình thức giáo dục bắt buộc trong vịng sáu năm đồng thời khơng đóng học phí. Dưới thời tổng thống Park Chunghee giáo dục tiểu học rất được chú trọng, chính phủ đã rất cố gắng nâng cao chất lượng giảng dạy và quan tâm đến đời sống giáo viên, thực hiện thuế giáo dục,... nhằm đẩy mạnh loại hình giáo dục này.
Trung học cơ sở là giai đoạn phát triển và củng cố các phẩm chất cần thiết cho công
dân trong tương lai như nâng cao sự hiểu biết nghề nghiệp, năng cao nâng lực định hướng công ăn việc làm, bồi dưỡng thể chất cũng như tinh thần của học sinh để trở thành một người phát triển hoàn thiện mọi mặt. Sau khi hồn thành chương trình giáo dục tiểu học phổ cập thì phải thi chuyển cấp lên phổ thông cơ sở, tuy nhiên vấn đề thi vào các trường phổ thơng cơ sở lại gặp nhiều khó khăn. Từ năm 1968 – 1969, tình trạng rất nhiều học sinh phải thi lại nhiều lần dẫn đến việc dạy thêm và học thêm tràn lan làm nhiều phụ huynh phàn nàn. Để giải quyết tình trạng này chính phủ đã quyết định xóa bỏ hình thức thi tuyển
[17, tr 5]. Từ năm 1969 tỉ lệ học sinh học xong tiểu học chuyển cấp lên trung học cơ sở chiếm gần như 100% nhờ vào việc cắt bỏ quá trình thi tuyển để vào phổ thông cơ sở.
Trung học phổ thông là giai đoạn phát triển phẩm chất, năng lực của một công dân
dân chủ, có quan điểm cũng như quan niệm sống về quốc gia dân tộc. Có các loại trường trung học phổ thông như trường dạy nghề, trường nghệ thuật, trường văn hóa cơ bản - đây là nơi tập trung đông học sinh nhất.
Đại học là giai đoạn trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản và các biện pháp
áp dụng trong thực tiễn cuộc sống và bồi dưỡng những nhân tài có khả năng quản lý và lãnh đạo mang tầm vĩ mơ và vi mơ. Giáo dục đại học được chính phủ hết sức chú trọng thông qua việc mở rộng mạng lưới trường học cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Giáo dục khoa học vào công nghệ được đặc biệt chú trọng ở bậc đại học nhằm ngày càng hồn thiện về nhân lực có trình độ cao. Tiến hành tuyển chọn đào tạo trong trước và đẩy mạnh đào tạo ở nước ngoài đồng thời có những chính sách trọng đãi thu hút nhân tài phục vụ đất nước.
Cao học là giai đoạn bồi dưỡng và nâng cao trình độ khoa học, lý luận và thực tiễn