7. Bố cục nghiên cứu khoa học
2.2. Nền kinh tế Hàn Quốc sau khi Park Chunghee lên làm tổng thống
2.2.4. Phát triển sản xuất và xuất khẩu
Tổng thống Park Chunghee luôn nhận định được rằng viện trợ của Mỹ sẽ không là mãi mãi. Và một ngày nào đó sẽ kết thúc. Sau khi nhận viện trợ lần thứ 3 từ Mỹ, ơng khuyến khích người dân tập trung sản xuất để xuất khẩu. Ơng từng nói: “Nếu sản xuất hàng
rẻ mà tốt thì hàng hóa Hàn Quốc vẫn cịn nhiều chỗ tiêu thụ trên thị trường thế giới” [23,
tr 147].
Với khẩu hiệu “xuất khẩu: tốt, nhập khẩu: xấu” người dân đã không ngừng nỗ lực. Đối với các doanh nghiệp đạt hoặc vượt chỉ tiêu hàng năm sẽ được giảm thuế, ưu tiên chính sách và tín dụng. Ngược lại với các doanh nghiệp khơng đạt sẽ bị thay thế hoặc xóa bỏ. Cùng với đó các tập đồn cơng nghiệp đa quốc gia cũng được chú trọng phát triển. Ngoài ra ơng cịn chi ngân sách để tiến hành hiện đại hóa nơng thơn.
Vốn dĩ xuất thân từ gia đình nơng thơn nên ơng rất hiểu cảm giác tuyệt vọng của người dân khi ln quanh quẩn trong cái đói nghèo. Sau khi Hàn Quốc thoát khỏi sự thống trị của Nhật cũng có rất nhiều cuộc cải cách nơng thơn. Tuy nhiên nó khơng dễ dàng và đã thất bại. Vì với khi đề ra chương trình Phong trào Nơng thơn mới – Saemaul Undong để hiện đại hóa nơng thơn ông đã đưa ra đường lối: “Đi từng bước, đừng quá nhiều, quá
nhanh”.
Ơng khuyến khích người dân: “Tại sao chỉ biết phàn nàn mà không chịu làm việc cần
mẫn. Làm việc đi, chính quyền sẽ giúp đỡ và sẽ ưu tiên trợ giúp những người chứng tỏ có tinh thần cao về tự lực, tự túc và hợp tác” [30].