7. Bố cục nghiên cứu khoa học
2.2. Nền kinh tế Hàn Quốc sau khi Park Chunghee lên làm tổng thống
2.2.1. Chiến lược kinh tế 5 năm (FYEDP)
Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm là:
- Bảo đảm nguồn năng lượng, bao gồm điện và than;
- Mở rộng nguồn vốn xã hội phát triển các tuyến đường sắt và cảng;
- Xây dựng các nhà máy công nghiệp cơ bản, như các nhà máy xi măng, phân bón, thép;
- Mở rộng sản xuất nông nghiệp;
- Cải thiện cán cân thanh tốn nước ngồi; - Thúc đẩy công nghệ [22, tr 7].
- Thứ hai là đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Cũng có thể hiểu cụ thể như: “Hướng tới mục tiêu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế một cách có hệ thống và trường kỳ, Hàn Quốc đã thực thi tất cả 5 lần Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm và xem đó như là một kế hoạch phát triển kinh tế tổng hợp kéo dài từ năm 1962 cho tới năm 1997. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) hướng tới mở rộng nguồn năng lượng và SOC, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất. Mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971) gồm những mục tiêu như tự cung cấp lương thực, trồng rừng, phát triển công nghiệp, mở rộng xuất khẩu và cải thiện tiêu chuẩn kỹ thuật và năng lực sản xuất. Mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972-1976) là đạt được sự bình ổn thơng qua xúc tiến cơng nghiệp nặng và hóa chất. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư (1977-1981) đặt mục tiêu mở rộng cơ cấu tăng trưởng tự lực, tăng tính cơng bằng thơng qua phát triển xã hội, cải thiện kỹ thuật, nâng cao năng suất. Đặc trưng lớn nhất của Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ năm (1982-1986) là hướng mục tiêu vào ổn định kinh tế chứ không phải tăng trưởng kinh tế như trước. Nhờ đó, Hàn Quốc đã có thể ổn định được vật giá. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ sáu (1987-1991) có mục tiêu cơ bản là xây dựng nền kinh tế và tăng phúc lợi nhân dân – nền tảng tạo nên năng suất và sự cân bằng. Cuối cùng, Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ bảy (1992-1996) đặt mục tiêu cơ bản là hướng tới sự phát triển về kinh tế xã hội, thống nhất dân tộc – đặt nền tảng cho tự di và cạnh tranh. Theo đó Hàn Quốc đã đề ra 3 mục tiêu chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thực hiện công bằng xã hội; phát triển cân bằng, tiến hành mở cửa – quốc tế hóa và xây dựng nề tảng cho việc thống nhất” [6, tr 26-27].