7. Bố cục nghiên cứu khoa học
2.4. Các tập đồn cơng nghiệp Chaebol
2.4.1. Những chính sách của Park Chunghee đối với các tập đoàn Chaebol
Chaebol có nghĩa là Tài phiệt – là một thuật ngữ kinh tế chỉ một nhóm các nhà tư bản độc quyền hoặc các doanh nghiệp có quyền lực lớn trong giới kinh doanh. Hoặc có thể hiểu là một nhóm các nhà tư bản lớn được tạo thành từ gia đình hay họ hàng. Họ có thể dùng quyền lực tài chính của mình để chi phối kinh tế,chính trị, qn sự của đất nước. Ngồi ra, chaebol cịn được miêu tả như là một tổ chức được sáng lập và quản lý bởi nhà nước vì lợi ích của quốc gia [36].
Sau khi chính phủ Hàn Quốc thành lập năm 1948, đã thực hiện việc giải ngân ưu đãi tài sản, phân bổ đặc quyền viện trợ và các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng. Đó là cơ sở cho sự hình thành chaebol trong những năm 1950. Vào những năm 1950, ngành công nghiệp (xay xát, đường, kéo sợi bông) phát triển vượt bậc nhờ vào viện trợ nguyên liệu thô và tư liệu sản xuất. Đây là cơ hội cho các tập đồn Hàn Quốc tích lũy tài sản. Trong thời kỳ chính trị hỗn loạn đầu những năm 1960, các doanh nhân với kinh nghiệm quản lý kinh doanh, nắm bắt được cơ hội đầu tư mới và phát triển thành chaebol. Sau đó, Chính phủ dưới thời Tổng thống Park Chunghee đã thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ ngành xuất khẩu nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Trong suốt những năm 1960, hầu hết 10 tập đồn
hàng đầu đã biến các ngành cơng nghiệp mới nổi khu vực thứ nhất và thứ hai làm trung tâm cho ngành công nghiệp nhẹ [37].
Dưới chính quyền Park Chunghee mối quan hệ giữa nhà nước và các chaebol được xem là “chủ nghĩa tư bản thân hữu9” trái ngược. Từ góc nhìn này, các chaebol buộc nhà nước phải cướp bóc ngân hàng và ngăn chặn các lực lượng thị trường trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, các chaebol thay vì phải phục vụ cho lợi ích quốc gia thì ngược lại nhà nước lại là người hỗ trợ cho họ trục lợi theo như đúng nghĩa đen của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Tóm lại, chaebol là các tổ chức không chỉ phụ thuộc vào các mối liên kết gia đình truyền thống mà cịn dựa vào hoạt động kinh doanh có tính tốn, ra quyết định độc lập mặc dù nằm trong giới hạn của các chính sách nhà nước. Park Chunghee đã nhìn ra tìm năng của các doanh nghiệp trong việc tăng trưởng kinh tế nên ngay từ khi lên nắm quyền vào năm 1961, ngay trong những ngày đầu trong chính quyền qn sự của mình ơng đã tìm cách thuyết phục để có được sự ủng hộ của các doanh nghiệp mà ông cho rằng có tương lai trong mục tiêu thực hiện FYEDP của mình. Park Chunghee đã hết sức cẩn trọng chọn ra những doanh nhân mà mình tin tưởng rồi cộng tác để tạo nên các nguyên tắc và chuẩn mực để vận hành mối quan hệ nhà nước – chaebol với mục đích phát triển kinh tế. Mục tiêu của Park Chunghee là khiến các chaebol hợp tác trong các dự án công nghiệp do nhà nước hoạch định thông qua trao đổi sự ủng hộ chính trị với hoạt động chấp thuận rủi ro bất cân xứng của chính phủ và chaebol. Ông ra sức nâng cao vị thế nhà nước để có được sự tuân thủ của các tập đồn tư nhân trong các mục tiêu chính sách do nhà nước thiết kế. Để nâng cao vị thế nhà nước, Park Chunghee tập trung hóa quyền lực vào Ban Kế hoạch Kinh tế và dùng cơ quan này khuyến khích các chaebol gánh vác rủi ro để đổi lấy những hỗ trợ
9 Chủ nghĩa tư bản thân hữu, còn gọi là tư bản thân tộc, tư bản lợi ích nhóm, hay đơi khi doanh nghiệp sân
sau, là thuật ngữ dùng để miêu tả nền kinh tế dựa trên mối quan hệ khắng khít giữa doanh nghiệp và chính phủ. Sự thành công của doanh nghiệp bị lệ thuộc hoàn toàn hoặc phần lớn vào ơn huệ, ưu đãi của những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền dành cho doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp thân với họ. Do đó, tuy rằng nền kinh tế dù vận hành trên danh nghĩa là kinh tế thị trường nhưng mối quan hệ với những người cầm quyền là tối quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp, chứ không phải là nhờ cạnh tranh thành công trên thương trường và tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp. Những hình thức ân huệ, ưu đãi, trợ giúp của thành viên chính quyền bao gồm: chính sách thuế ưu đãi, những khoản trợ giúp từ ngân sách, hoặc những hình thức trợ giúp kín đáo khác được thiết kế riêng
chính trị. Và để kiểm sốt nguồn vốn ơng cũng đã quốc hữu hóa tất cả các ngân hàng thương mại. Ngân hàng khơng cịn hoạt động như những chủ thể giao dịch tài chính thương mại mà chúng trở thành một cơng cụ mà thơng qua đó nhà nước có thể đảm bảo được sự tuân thủ của doanh nghiệp với các mục tiêu trong chính sách cơng nghiệp và kế hoạch kinh tế vĩ mô. Park Chunghee đã lựa chọn các doanh nghiệp có thể hợp tác lâu dài dựa trên hai cơ sở là có khả năng kinh doanh đồng thời phải có nền tảng địa phương. Tức là các doanh nghiệp chaebol phải có q trình hoạt động kinh doanh vững vàng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro đồng thời ưu tiên bảo trợ các chaebol sinh ra ở Gyeongsang (cùng quê với ông) để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho liên minh cầm quyền mang tính địa phương [8, tr 409].
Ngồi ra, Park Chunghee đã đưa ra những quy tắc và chuẩn mực để tạo nên mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa nhà nước và chaebol. Thứ nhất, chọn ra những đối tác có tinh thần khởi nghiệp và khơng dễ dàng lùi bước đồng thời có khả năng quản lý và kết quả kinh doanh tốt. Thứ hai, xây dựng một cấu trúc cạnh tranh độc quyền nhóm trong các ngành cơng nghiệp chiến lược theo thời gian, tìm kiếm những kẻ thách thức trong số các tập đoàn chaebol tầm trung để cạnh tranh với những người dẫn đầu. Thứ ba, nhà nước sẵn sàng hỗ trợ các chaebol bằng các nguồn trợ cấp khổng lồ để thốt khỏi khó khăn về tài chính. Thứ tư, ra điều kiện rằng các doanh nghiệp không thể tự do theo đuổi quyền lực chính trị để tránh việc các chaebol sử dụng lợi nhuận để trở thành trung tâm quyền lực chính trị thay thế hoặc trở thành đồng minh của các đảng phái.
Tháng 8 năm 1963, “Hiệp hội Chủ tịch Công ty Quốc gia” được các lãnh đạo doanh nghiệp thành lập dưới sự chấp thuận của Park Chunghee với mục đích vừa bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp vừa thúc đẩy các mục tiêu mà ông đã lập ra. Đứng đầu hiệp hội là Lee Byeongcheol – giám đốc của Samsung, chaebol lớn nhất Hàn Quốc lúc này. Và đến năm 1968 Hiệp hội trở thành “Liên đồn Cơng nghiệp Hàn Quốc” gọi tắt là FKI – khơng chỉ đóng vai trị như một kênh đóng góp ý kiến và bảo vệ lợi ích tập thể của các doanh nghiệp lớn mà cịn cho phép nhà nước kiểm sốt, định hình cũng như tác động đến các lợi ích đó. Nói cách khác FKI trở thành tiếng nói đại diện cho các chaebol thúc đẩy hợp tác
với nhau để cùng nhà nước thực thi các nhiệm vụ đầy thách thức về đàm phán và phân chia thị trường cần thiết để thiết lập các thỏa thuận hợp lý hóa cơng nghiệp để tình trạng cạnh tranh giữa các tập đồn đối thủ khơng xảy ra. Khi các doanh nghiệp lớn đã trở thành thành viên của FKI, Park Chunghee ưu tiên tiến hành thỏa thuận làm ăn với từng chaebol một nhưng theo cách không công khai. Để xây dựng hệ thống hợp tác nhà nước – chaebol theo điều kiện của mình, ơng đã dựa vào vấn đề tích lũy tài sản phi pháp bằng cách áp thuế cao đối với doanh nghiệp không hợp tác đồng thời để bảo vệ những doanh nghiệp hợp tác ông sẵn sàng tuyên bố trắng án cho họ trước những cáo buộc thỏa thuận làm ăn không minh bạch. Mối quan hệ nhà nước – chaebol này tồn tại nhờ vào những lợi nhuận hình thành từ các khoản vay ngân hàng có trợ cấp, các khoản vay nước ngồi được nhà nước bảo lãnh, các giấy phép được phân bổ có chọn lọc. Park Chunghee để cho chaebol xây dựng cấu trúc quản trị tập đoàn và các mối quan hệ liên doanh nghiệp và hệ thống thứ bậc nội bộ theo hướng cho phép tự gia tăng vốn đầu tư với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Đối với những chaebol khơng hồn thành được điều kiện đưa ra tức là khơng có khả năng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong FYEDP sẽ bị thu hồi những ưu đãi mà khơng cần phải giải thích lý do [8, tr 412-419].
Cả Park Chunghee và các chaebol cùng có chung mong muốn vực dậy Hàn Quốc để người dân thốt khỏi tình trạng đói nghèo. Đối với Park Chunghee, các chaebol là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển đất nước của mình. Ngược lại, đối với chaebol ơng cũng đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển doanh nghiệp thành đế chế nghiệp đoàn. Mối quan hệ hợp tác này dựa trên các giao dịch chính trị bất cân xứng, để đổi lấy sự tham gia của các chaebol vào những dự án cơng nghiệp đầy rủi ro thì Park Chunghee sẵn sàng đứng ra để bảo vệ họ khỏi những mối hiểm họa phá sản. Ơng cơng khai hứa hẹn sẽ giải cứu các doanh nghiệp nếu họ suy sụp và làm mọi cách để lời hứa này trở nên đáng tin cậy. Park Chunghee làm cho các dự án trở nên hấp dẫn với chaebol với các gói viện trợ ngân hàng, các khoản vay đảm bảo thanh toán nợ của nhà nước, các độc quyền thuế, giấy phép độc quyền và rào cản thuế quan. Bên cạnh đó, các chaebol cũng tạo dựng sự ủng hộ về mình để có được giấy phép, trợ cấp và các khoản vay đồng thời cũng bỏ ra một phần để
đầu tư vào các dự án công nghiệp của Park Chunghee để góp phần xây dựng đất nước. Nói cách khác, các khoản đóng góp là thuế được nộp dưới hình thức cổ phần để đầu tư vào các dự án có tiềm năng của nhà nước. Các ngành cơng nghiệp được xác định là động cơ cho tăng trưởng kinh tế trong FYEDP gồm xi măng, sợi tổng hợp, điện, phân bón, sắt và dầu hỏa. Mặt khác, đây cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế và mở rộng doanh nghiệp.
Chính sách phát triển kinh tế của Park Chunghee đối với các chaebol đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc góp phần nâng cấp ngành cơng nghiệp cũng như phát triển nền kinh tế đồng thời đã tạo nên các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
2.4.2. Một tập đồn lớn nổi lên trong thời kì tổng thống Park Chunghee
Ngày nay, khi nói về các tập đồn chaebol có tiếng ở Hàn Quốc thì khơng thể khơng nhắc đến Samsung, SK, Hyundai, LG (trước là Goldstar),... Dưới thời Park Chunghee, ông đã đặt ra mục tiêu thực hiện FYEDP để thúc đẩy kinh tế đưa Hàn Quốc thoát khỏi thời kỳ đen tối và giai đoạn đó cùng với Hyundai thì Samsung cũng đã được tin tưởng lựa chọn để cùng thực hiện mục tiêu gầy dựng nền kinh tế. Có thể nói Samsung vươn lên và đứng hàng đầu như ngày này một phần cũng nhờ rút được lá phiếu may mắn của Park Chunghee trong kế hoạch phát triển kinh tế Hàn Quốc tại thời điểm đó. Samsung mang tầm ảnh hưởng lớn và là động lực thúc đẩy chính làm nên “Kỳ tích sơng Hán”.
Nói về Samsung, năm 1938, vào thời kỳ Bán đảo Triều Tiên còn đang nằm dưới sự quản lý, chiếm đóng của chính phủ và quân đội Đế quốc Nhật Bản, Lee Byeongcheol (1910-1987), người xuất thân trong một gia tộc địa chủ tư sản ở vùng Uiryeong đã cùng gia đình chuyển tới sinh sống gần thành phố Daegu và sáng lập ra Samsung
Sanghoe (삼성상회, 三星商會), một công ty nhỏ với chỉ vỏn vẹn 40 công nhân cùng chuỗi
cửa hàng chun bán gạo, cá khơ, đồ tạp hóa và mì sợi ở Sudong.Khi cơng ty bắt đầu làm ăn phát đạt và có lợi nhuận, ông đã chuyển văn phòng công ty tới thành phố Seoul vào năm 1947. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, gia đình Lee Byeongcheol buộc phải rời Seoul và
sau đó thì mở một nhà máy tinh chế đường ở Busan mang tên là Cheil Jedang. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1954, ông quay trở lại công việc kinh doanh, tiếp tục sáng lập ra Cheil Mojik và xây dựng nhà máy ở Chimsan-dong, Daegu. Đó là nhà máy sản xuất len sợi lớn chưa từng có của đất nước.Trong những năm kế tiếp, Samsung ngày càng đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực và chủ tịch Lee Byeongcheol là nhân tố chính, người đã giúp Samsung trở thành công ty đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ, kết hợp với sự thuận lợi trong tình hình kinh tế, chính trị tại Hàn Quốc khi đó, chính quyền của Tổng thống Park Chunghee đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của cơng nghiệp hóa, đồng thời, chính phủ tiến hành tập trung vào chiến lược phát triển kinh tế xoay quanh các tập đoàn lớn như Samsung, bảo hộ cạnh tranh và hỗ trợ tài chính ở mức độ tối đa [38]. Năm 1960, với sự hỗ trợ về kinh nghiệm và chuyên môn cũng như nguồn vốn từ Mỹ và Nhật Bản Samsung đã bước chân vào lĩnh lực điện tử tiêu dùng. Từ năm 1970, Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông và đã trở thành mũi nhọn quan trọng đồng thời được biết đến là hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Từ những năm đầu thập niên 90, Samsung đã vươn lên mạnh mẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia.
Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển, nhờ vào những nổ lực cũng như nắm bắt cơ hội đúng thời điểm, đến nay Samsung là niềm tự hào dân tộc của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Samsung tạo ra khoảng 1 phần 5 GDP của Hàn Quốc và hiện đang đứng thứ năm trong số những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới [39].
2.4.3. Những tiêu cực trong mối quan hệ giữa nhà nước và chaebol hiện nay
Các chaebol bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ từ thời Park Chunghee từ đó tạo ra mối quan hệ giữa nhà nước và Chaebol đã giúp ích rất nhiều trong việc phát triển kinh tế Hàn Quốc cho đến ngày nay. Có thể kể đến như, bốn tập đồn Chaebol là Daewoo, Hyundai, LG và SK đã đóng góp cho đất nước với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 111,7 tỷ USD chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2003. Riêng tập đoàn
Samsung đã chiếm đến 20% năm 2003 và 80% vào nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2015 [54].
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trong mối quan hệ này cũng đi kèm những mặt tiêu cực. Các chaebol phát triển được là nhờ vào sự nâng đỡ của chính phủ - nói cách khác nếu khơng có sự hỗ trợ của chính phủ thì các tập đồn khơng thể phát triển sức mạnh kinh tế để trở thành chaebol. Hơn nữa, khơng thể phủ nhận nhờ có đóng góp từ các chaebol mà chính phủ có thể nhận được những nguồn “viện trợ” lớn cho các hoạt động chính trị của các quan chức chính phủ. Cũng có thể nói chính phủ cũng vì quyền lợi của mình mà khơng thể từ chối nguồn “viện trợ” này. Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Từ đó, các chaebol vì để nhận được nhiều sự ưu ái từ phía chính phủ mà hình thành nên các biểu hiện tiêu cực trong mối quan hệ này như là tham nhũng, hối lộ, trốn thuế,...
Hiện nay, các biểu hiện tiêu cực trong mối quan hệ “đơi bên cùng có lợi” này vẫn cịn tồn tại. Gần đây nhất có thể kể đến như vụ hối lộ của Thái tử tập đoàn Samsung Lee Jaeyong với nữ Tổng thống Park Geunhye năm 2017 với mục đích tăng cường thâu tóm quyền quản lý tập đồn đã gây rung động cả Hàn Quốc. Thêm nữa, từ những năm 2000, tập đoàn