DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại KHÁCH sạn CHURCH BOUTIQUE (Trang 34 - 35)

1.2.1 .Khái niệm về hiệu quảkinh tế trong kinh doanh khách sạn

3.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT

TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM TỚI (2018-2020).

3.1.1 Dự báo tình tình phát triển ngành du lịch nói chung và thế giới.

Xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng là điều kiện quan trọng để các nước trên thế giới xích lại gần nhau hơn, phát triển kinh tế tốt hơn, trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch.

Phù hợp với xu thế của thời đại, thị trường du lịch phát triển theo hướng tồn cầu hóa, đó là kết quả của q trình hội nhập, hịa bình và ổn định. Các tổ chức cung ứng sản phẩm du lịch của các quốc gia không ngừng phát triển và mở rộng liên doanh hợp tác các tổ chức trong nước và quốc tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.

Theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trung bình hàng năm tăng 43 triệu khách du lịch quốc tế. Đến năm 2020, khách du lịch quốc tế đạt gần 1,4 tỷ lượt và năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Điều đó cho thấy nhu cầu du lịch sẽ là một món ăn tinh thần khơng thể thiếu của mỗi người và vì thế mà cơ cấu du lịch cũng như các sản phẩm du lịch sẽ tăng theo hướng ngày càng cao hơn.

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới cũng có nhiều khó khăn thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đối với hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng. Đó là: chiến tranh, thiên tai hạn hán bão lụt, hậu quả của khủng hoảng tài chính tồn cầu.....

3.1.2 Dự báo tình tình phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Năm 2017 là một năm khá thành công của ngành du lịch với tổng lượng khách quốc tế đạt 12,9 triệu lượt, doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 510.900 tỷ đồng.

Sinh viên: Nguyễn Minh Quang 2 MSV: 14108209

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2018, ngành du lịch sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau:

Tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phấn đấu năm 2018 đạt mục tiêu đón từ 15-17 triệu lượt khách quốc tế, khoảng 78 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 620.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, tập trung xây dựng các đề án: Điều chỉnh Chiến lược, Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Cơ cấu lại ngành du lịch. Triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động quốc gia và Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2018

Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

- Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại KHÁCH sạn CHURCH BOUTIQUE (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w