6. Kết cấu đề tài
2.3. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu TOF của Công ty TNHH TOF
2.3.1. Giới thiệu khái quát về thương hiệu TOF của Công ty TNHH TOF Quốc Tế
Nhìn chung, là một đơn vị chuyên sản xuất gia công các đơn đặt hàng của các hãng nước ngồi Cơng ty chưa quan tấm đến nhu cầu cũng như chưa có các hoạt động xây dựng thương hiệu cho riêng mình tại thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Sản phẩm chính của Cơng ty là hàng may gia cơng nên khơng có biểu tượng hay logo riêng của Cơng ty. Nhãn hiệu sản phẩm là dấu hiệu quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất sứ của hàng hố nhưng Cơng ty TNHH TOF Quốc Tế lại chưa làm được điều này hay nói cách khác là chưa có sự quan tâm thực sự vào vấn đề này.
a. Tổng quan về hệ thống nhận diện thương hiệu
Do chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu nên Cơng ty chưa đầu tư thiết kế hồn thiện bộ hệ thống nhận diện thương hiệu cho riêng mình, chưa có logo, slogan cũng như Website riêng nhằm cung cấp thơng tin cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình đến với khách hàng.
Một số dấu hiệu nhận biết cơ bản trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty: - Tên thương hiệu
Tên gọi: Công ty TNHH TOF Quốc Tế
Tên giao dịch quốc tế: TOF INTER CO.,LTD -Trang phục nhân viên
Trang phục của nhân viên Công ty là sơ mi kẻ màu xanh, kiểu dáng trang nhã, lịch sự tạo cảm giác thoải mái thể hiện nét đặc trưng của doanh nghiệp. Màu sắc hài hịa, dễ nhìn, phù hợp với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp; màu chủ đạo là màu xanh- màu thể hiện sự thanh lịch, trang nhã, sang trọng và gần gũi.
b. Bảo vệ thương hiệu
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã khó thì việc bảo vệ nó cịn khó hơn. Điều này phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố, các bộ phận quan tâm. Công ty TNHH TOF Quốc Tế đã sử dụng tên doanh nghiệp của mình để đăng ký quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng tên thương mại, do đó tên doanh nghiệp của bạn được bảo hộ theo Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ. Bên cạnh đó Cơng ty tự bảo vệ thương hiệu thông qua việc ngăn chặn sự sa sút ngay từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng sản phẩm suy giảm, khơng duy trì tốt được mối quan hệ với khách…). Để làm được như thế Cơng ty đã có các hoạt động như:
- Cơng ty ln đề cao các hoạt động nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Tham gia các hội thảo để quảng bá và cập nhật thơng tin, kiến thức về mơ hình, các giải pháp cơng nghệ tiên tiến, giải pháp nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa.
- Phổ biến các kế hoạch, cơng việc nhằm gia tăng việc bảo vệ thương hiệu cho các phịng ban trong Cơng ty thực hiện.
c. Nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về tầm quan trọng của thương hiệu
Theo kết quả khảo sát với tổng số 30 phiếu phát ra và thu về, đa số các cán bộ công nhân viên đều nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và việc phát triển thương hiệu với sự tồn tại và phát triển của Công ty. 26 người được hỏi tương ứng với 87% cho rằng phát triển thương hiệu là một hoạt động cần thiết bên cạnh đó vẫn cịn một số người cho rằng hoạt động phát triển thương hiệu chưa thực sự cấp thiết đối với một Cơng ty may gia cơng như TOF. Trong đó, có 47% số người cho rằng thương hiệu giúp nâng cao uy tín cho Cơng ty; và 13% cho rằng thương hiệu giúp củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng; 27% số người chọn thương hiệu giúp tăng giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ nhân viên về vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển thương hiệu của Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc kiêm nghiệm nhiều cơng việc và chưa có chun mơn về thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu khiến hoạt động này tại Cơng ty đang gặp rất nhiều khó khăn hơn nữa cơng tác phát triển thương hiệu của Công ty hiện nay vẫn chưa được hoạch định và có chiến lược thực hiện cụ thể. Theo số liệu khảo sát, 100% số phiếu khẳng định Cơng ty chưa có chiến lược nhằm phát triển thương hiệu
Từ khi mới thành lập, Công ty chỉ tập trung vào việc nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hoạt động đầu tư cho thương hiệu dường như khơng có kế hoạch cụ thể. Chưa có bộ phận chuyên trách trong việc phát triển thương hiệu hay thực hiện các hoạt động Marketing của Cơng ty, chưa có chiến lược thương
hiệu cụ thể mà các hoạt động liên quan đến thương hiệu được thực hiện bởi phịng kế hoạch, vì thế mà hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty chưa được đầu tư xây dựng một cách bài bản hồn thiện, thiếu đồng bộ nhất qn.
Vì chưa thực sự có những nỗ lực để củng cố và phát triển hình ảnh thương hiệu nên hầu hết người tiêu dùng đều khơng có sự nhận biết cụ thể về thương hiệu của Cơng ty do đó thị phần của Cơng ty tại thị trường là hết sức hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh lớn khác, có thể nói Cơng ty gần như chưa có thị phần trong nước. Việc chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếu chiến lược, thiếu sự đầu tư chuyên sâu cũng như thiếu tính chun nghiệp trong cơng tác marketing nói chung và xây dựng uy tín thương hiệu nói riêng. Doanh nghiệp rất khó để nhận ra được các nhu cầu thị hiếu… của đối tượng khách hàng mục tiêu và do đó khơng có định hướng trước khi phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh trên thị trường thế giới đang trở thành một cuộc chiến giữa các thương hiệu cùng với “chiến tranh giá cả, chất lượng” thông thường. Việc chưa quan tâm tới tài sản vơ hình là thương hiệu, đi đơi với việc chưa định vị được rõ ràng thị trường, khách hàng mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra đã cản trở việc đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Về lâu dài để có thể phát triển một cách bền vững ban lãnh đạo Cơng ty phải có kế hoạch đầu tư cho việc tạo dựng thương hiệu, củng cố và phát triển thương hiệu sao cho tương xứng với quy mô ngày càng mở rộng của Công ty.
d. Các hoạt động đầu tư cho thương hiệu
Thực tế là đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm tới sản xuất và tiêu thụ một cách thụ động, chưa quan tâm đến điều tra thị hiếu, điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng một chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu bài bản nhằm tìm một chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường. Hay nói chính xác hơn là chưa có một sự đầu tư tương xứng cho việc xây dựng một thương hiệu. Cũng với thực trạng này tại Công ty TNHH TOF Quốc Tế, các hoạt động đầu tư cho phát triển thương hiệu tại Cơng ty cịn mang tính chất rời rạc, khơng có sự liên tục và có lộ trình rõ ràng. Cơng ty vẫn cịn lúng túng trong việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu trong các năm tiếp theo.
Cơng ty chưa có kế hoạch tài chính cụ thể cho hoạt động phát triển thương hiệu, hỏi về vấn đề đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu, Ban Giám Đốc cho biết, chi phí đầu tư hàng năm là khơng cố định và khơng có con số cụ thể. Mặc dù nguồn doanh thu hàng năm là khá lớn nhưng đều được Công ty sử dụng vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý, sửa sang cơ sở vật chất và nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị. Thậm chí có những năm, Cơng ty cịn khơng đầu tư ngân sách cho hoạt động phát triển thương hiệu. Giám đốc cũng chia sẻ thêm rằng do đặc thù hoạt động kinh doanh gia công, khách hàng của Công ty đều là các khách hàng quen thuộc, khách hàng được đối tác giới thiệu, Công ty không bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà chỉ bán buôn, hợp tác lâu dài do đó hàng năm Cơng ty vẫn có nguồn lợi nhuận ổn định, đồng thời do là Công ty mới thành lập, tiềm lực tài chính chưa đủ lớn mạnh nên Cơng ty chưa đủ điều kiện để có thể quan tâm, đầu tư nhiều cho các hoạt động phát triển thương hiệu. Năm 2015 Cơng ty mới có một số hoạt động đầu tư vào hình ảnh, thương hiệu như trang bị đồng phục cho cán bộ nhân viên, đồng phục cho người lao động; thiết kế lại hệ thống văn phịng, nhà xưởng để cung cấp khơng gian và môi trường làm việc tốt nhất nâng cao năng suất lao động.
Về đầu tư nhân lực, Công ty cũng chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về thương hiệu, chưa đầu tư nhiều cho hoạt động đào tạo cán bộ thương hiệu, mà chỉ tập trung bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động từ đó tự thực hiện các hoạt động đào tạo trong nội bộ Công ty. Hàng năm Công ty vẫn cử cán bộ đi tham gia các hội thảo, các khóa tập huấn về phát triển ngành may mặc trong nước nhằm giúp cho Cơng ty có thể định hướng tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển thương hiệu…để từng bước vượt qua khó khăn và tận dụng tối đa những cơ hội mà các hiệp định Thương mại sẽ mang lại.