Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu tại Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thƣơng hiệu TOF của công ty TNHH TOF quốc tế (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu TOF của Công ty TNHH TOF

2.3.2. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu tại Công ty

Quản trị thương hiệu của Công ty chỉ mới được xây dựng và hình thành trong thời gian ngắn nên vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu cũng như chưa có chính sách đào tạo dành riêng cho thương hiệu. Tất cả các phịng ban trong Cơng ty đều có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng và phát triển thương hiệu nhưng chủ yếu là phịng kế hoạch

Cơng ty phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn thế giới; nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông; đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư chi phí cho thương hiệu.

-Phát triển thương hiệu qua hoạt động quảng cáo

Các hoạt động phát triển thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thống dường như chưa được khai thác và sử dụng. Thực tế cho thấy, Công ty chưa thực hiện quảng cáo trên truyền hình; các thơng tin về Cơng ty trên các phương tiện thơng tin đại chúng khác như báo chí, tờ rơi, … là khơng có. Qua khảo sát, 100% số phiếu đều nhận định Công ty không sử dụng các phương tiện quảng cáo để phát triển thương hiệu.

Thiếu về nhân lực và trình độ, cộng với nguồn ngân sách ít được cung cấp chính là những khó khăn khiến việc phát triển thương hiệu qua hoạt động quảng cáo của Cơng ty.

Có thể thấy, đối với một Cơng ty mới đi vào hoạt động từ năm 2013 đến nay thì việc chưa đầu tư vào những hoạt động quảng cáo thương hiệu là điều dễ hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do Ban Giám Đốc chưa có ý định về việc phát triển các hoạt động quảng cáo này. Điều này khiến thương hiệu của TOF được rất ít người biết đến ngồi những đối tác quen thuộc và những doanh nghiệp được đối tác giới thiệu. Hỏi ngẫu nhiên 20 người trên địa bàn Hà Nội thì tất cả đều trả lời khơng biết thương hiệu TOF hoạt động trong lĩnh vực gì. Như vậy, muốn phát triển được thương hiệu thì Cơng ty cần có những biện pháp cải thiện và mở rộng hệ thống các kênh và phương tiện quảng cáo trong tương lai.

-Phát triển thương hiệu thông qua marketing trực tiếp

Công ty chỉ sử dụng điện thoại và email để trao đổi với khách hàng. Công ty mới chỉ dừng lại ở hoạt động trao đổi thông tin và giải đáp thắc mắc cho khách hàng là chủ yếu, hoạt động giới thiệu, chào hàng cũng được Công ty thực hiện qua email. Điều này giúp Cơng ty giảm thiểu chi phí trong hoạt động quảng bá của mình.

- Phát triển thương hiệu qua các hoạt động quan hệ cơng chúng (PR)

Trong q trình hoạt động kinh doanh của Công ty luôn hướng đến cộng đồng, ln đảm bảo tiêu chí về chất lượng sản phẩm cho mọi khách hàng, từ đó mang lại uy tín cho Cơng ty.

Tuy nhiên, do nguồn lực Công ty không cho phép nên các hoạt động quan hệ công chúng của Công ty cịn q ít. Cơng ty chưa tổ chức được các hoạt động từ thiện, chưa tổ chức các showroom, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Với lợi nhuận khoảng hơn 2 tỷ/năm và phải thường xuyên nâng cấp hệ thống máy móc trang thiết bị để theo kịp với các doanh nghiệp trong ngành khác, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đào tạo nhân sự, mở rộng hoạt động của mạng lưới, …; thì số tiền cịn lại khơng cho phép Công ty thực hiện các hoạt động PR.

-Phát triển thương hiệu qua hoạt động mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu là việc doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang các ngành khác. Doanh nghiệp có thể thúc đẩy sản phẩm của mình sang các ngành mới để tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận sản xuất và nâng cao danh tiếng cho mình. Qua phỏng vấn Ban Giám Đốc cho biết Trong 3 năm tới Cơng ty chưa có ý định mở rộng thương hiệu sang lĩnh vực kinh doanh khác tuy nhiên, trong thời đại cạnh tranh khốc liệt việc mở rộng thương hiệu có thể sẽ được Cơng ty thực hiện trong thời gian tới khi nguồn lực về tài chính và nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Phát triển thương hiệu thông qua việc gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu

Về hệ thống nhận diện thương hiệu của Cơng ty cịn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ Công ty mới chỉ làm được một số mặt sau:

+ Thiết kế chuẩn hóa hệ thống văn phịng

+ Hồn thiện các mẫu phiếu gửi, thư gửi,… các sản phẩm, các thiết bị tại văn phịng. +Cơng ty thường xuyên cập nhật các thông tin trên hệ thống nội bộ Công ty để tăng cường hoạt động truyền thông nội bộ.

+ Các ấn phẩm của Công ty cũng là một điểm tiếp xúc thương hiệu. Tuy nhiên, Công ty mới chỉ tập trung vào sản xuất các ấn phẩm như lịch, danh thiếp, … để quảng bá thương hiệu ra bên ngồi. Các ấn phẩm khác như tờ rơi, báo chí chưa được Cơng ty sử dụng. Bên cạnh đó, các ấn phẩm mới chỉ lưu hành nội bộ nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu bên trong Công ty chưa tự in ấn các ấn phẩm để quảng bá thương hiệu ra bên ngồi.

+ Cơng ty đã triển khai đồng phục cho cơng nhân.

Hình 2.2. Xưởng sản xuất của Cơng ty TNHH TOF Quốc Tế

Website cũng là một công cụ hữu hiệu làm gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu, chúng ta đang sống trong 2 thế giới: thế giới thực và Internet. Nếu bộ mặt của doanh nghiệp ngoài thế giới thực là trụ sở, văn phịng, vị trí địa lý, danh thiếp,… thì bộ mặt của doanh nghiệp trên Internet là Website. Tất cả những gì khách hàng biết về doanh nghiệp trên Internet sẽ tập trung vào Website của doanh nghiệp đó. Màu sắc, phong cách, tính năng, nội dung trên Website sẽ phản ánh được hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng. Văn phòng khang trang chứng tỏ doanh nghiệp chất lượng, Website chỉnh chu chứng tỏ doanh nghiệp chuyên nghiệp. Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ xem xét Website của nhiều Cơng ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ họ mong muốn. Doanh nghiệp nào có Website chuyên nghiệp hơn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn, thu hút khách hàng hơn và có nhiều cơ hội bán hàng hơn. Do đó nếu có một Website được thiết kế tốt, khách hàng sẽ đặt nhiều niềm tin hơn, thương hiệu của bạn được đánh giá cao hơn các đối thủ.

Tuy nhiên thì Cơng ty vẫn chưa xây dựng được một Website để phục vụ cho việc tìm kiếm thơng tin của khách hàng cũng như tự tìm kiếm khách hàng cho mình đó quả là một thiếu xót lớn. Vì chưa có Website riêng nên mọi thơng tin về Công ty đều không được khách hàng biết đến, không tiếp cận được với nhiều khách hàng. Khi tìm

kiếm tên Công ty trên trang web chỉ hiển thị các thông tin liên quan đến hồ sơ doanh nghiệp mà khơng có bất cứ thơng tin rõ ràng nào sản phẩm của Cơng ty.

Hình 2.3. Hình ảnh khi tìm kiếm thơng tin về Cơng ty trên trang tìm kiếm

Thơng qua phỏng vấn, Giám Đốc cho biết do hiện tại đội ngũ cán bộ nhân viên trong Cơng ty chưa có kiến thức về thương hiệu; chưa được đào tạo bài bản cũng như nguồn nhân lực và ngân sách cịn hạn chế nên Cơng ty chưa thể đầu tư nhiều vào phát triển thương hiệu. Nhưng Ban Giám Đốc cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng của thương hiệu trong việc phát triển của doanh nghiệp và cũng đã có các kế hoạch bước đầu xây dựng thương hiệu cho mình.

Nhìn chung về thương hiệu Cơng ty vẫn cịn rất nhiều điểm hạn chế, thiếu sót. Do đó, trong thời gian tới Cơng ty cần phải chú trọng và đầu tư về xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như quản trị nó một cách hiệu quả hơn bằng việc mở phòng ban quản trị thương hiệu, cử nhân viên đi học tập và tìm hiểu về thương hiệu. Xây dựng cho mình một thương hiệu riêng để thuận tiện trong giao dịch, trao đổi thơng tin và có thể mở rộng hoạt động phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thƣơng hiệu TOF của công ty TNHH TOF quốc tế (Trang 39 - 43)