Dự báo các thay đổi, triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thƣơng hiệu TOF của công ty TNHH TOF quốc tế (Trang 46 - 47)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Dự báo các thay đổi, triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường của

của Công ty TNHH TOF Quốc Tế và phương hướng hoạt động của Cơng ty trong thời gian tới

3.1.1. Tình hình mơi trường kinh doanh.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2015 vẫn giữ vững vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm trở lại đây của toàn ngành vẫn giữ ở mức cao là 16,4% CAGR.

Theo chia sẻ của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2015 dự kiến đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đề ra trước đó là 28 tỷ USD.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn tăng trưởng tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng đà tăng đã có phần chững lại do giá đầu vào giảm mạnh khiến giá đầu ra duy trì ở mức thấp và tỷ giá giữa USD/VNĐ liên tục tăng trong năm qua. Áp lực tỷ giá khiến giá hàng xuất khẩu kém cạnh tranh, xu hướng phá giá đồng nội tệ so với đồng USD của các nước xuất khẩu dệt may đang diễn ra mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, dệt mang đang đứng trước rất nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do TPP – EU – Hàn Quốc – Liên minh Thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan).

Sản phẩm sợi và vải sản xuất nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ sử dụng được 20-25% sản lượng cho ngành may xuất khẩu. Trong khi đó, hai hiệp định FTA lớn nhất của Việt Nam là TPP và Việt Nam – EU đều có những quy định khá khắt khe đối với hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế.

Hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty

Trong giai đoạn 2013-2017 Công ty xác định chiến lược phát triển theo hướng tập trung đầu tư vào phát triển mở rộng các xưởng sản xuất, tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đầu tư các trang thiết bị nâng cao năng suất lao động đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Định hướng chiến lược phát triển Công ty trong những năm tiếp theo

- Phát triển nguồn nhân lực : xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, nhạy bén hơn với các đối thủ thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo.

- Đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm về chất liệu kích cỡ, khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Cơ cấu lại bộ máy quản lý Công ty, mở thêm một số phòng ban chuyên trách và mở rộng xưởng sản xuất.

- Đầu tư và tích lũy cân bằng để phát triển doanh nghiệp. - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thƣơng hiệu TOF của công ty TNHH TOF quốc tế (Trang 46 - 47)