Ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường bên ngồi

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thƣơng hiệu TOF của công ty TNHH TOF quốc tế (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường bên ngồi

Yếu tố kinh tế:

Diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng chậm và chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh tế Nhật Bản và EU tăng trưởng ở mức thấp, Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi tiếp tục suy giảm. Sự giảm giá của hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá dầu giảm sâu và tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm cùng với biến động khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và Trung Quốc đã tác động đến kinh tế nước ta, và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên mức sống của người dân ngày càng nâng cao kéo theo sự gia tăng về nhu cầu may mặc, hàng tiêu dùng, thị trường nội địa rộng lớn hơn tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp.

Yếu tố chính trị - pháp luật:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm việc nhập khẩu nên sẽ chịu sự điều chỉnh trực tiếp từ các văn bản pháp luật liên quan đến các quy định về việc xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, Bộ thương mại. Việt Nam là một trong số những nước có mơi trường chính trị ổn định - Sự ổn định về chính sách, sự nhất quán về đường lối giúp cho sự phát triển ổn định của Công ty. Đặc biệt trong xu thế mở cửa với việc tham gia Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), xây dựng Cộng đồng Asean và hoàn thành đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các đối tác quan trọng như EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hiệp định TPP… sẽ tạo điều kiện để Cơng ty có thể tiếp cận nhanh chóng các máy móc, thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất; giảm bớt các chi phí thuế quan; mở rộng thị trường.... Qua đó có thể thấy được vấn đề nhập khẩu hàng hóa có thể đơn giản hóa hơn, do đó sẽ ngày càng thu hút được khách hàng cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến cho khách hàng.

Sự ổn định về chính trị ở Việt Nam đã giúp chính phủ nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng có cơ hội quan hệ thương mại với nước ngồi, đổi mới được cơng nghệ sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Chính phủ đã có cơ chế chính sách tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và khơng phân biệt đối xử, phù hợp với đòi hỏi của các thành phần kinh tế và yêu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế.

Yếu tố văn hóa- xã hội:

Đối với khách hàng nói chung tri thức về thẩm mỹ, về cái đẹp ngày càng hoàn thiện, mối giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc ngày càng mở rộng, nên con người quan tâm nhiều đến hình thức bên ngồi. Những yếu tố này đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng về chủng loại, địi hỏi kiểu mẫu có tính thẩm mỹ cao, chất lượng dệt may cần hồn hảo hơn. Điều này có nghĩa Cơng ty muốn nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu khách hàng phải gắn liền với công nghiệp thời trang.

Đối với thị trường nước ngồi, mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa-xã hội khác nhau, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng hàng dệt may của khách hàng. Hiện tại các Công ty Việt Nam chưa có đủ thơng tin đầy đủ về các yếu tố văn hóa –xã hội của khách hàng các quốc gia khác nhau, chỉ sản xuất theo mẫu mã sẳn có của người đặt gia cơng. Đây là yếu tố làm hạn chế khả năng sản xuất hàng may sẵn dạng tự cung cấp nguyên liệu-tự bán sản phẩm của các Công ty.

Kĩ thuật – công nghệ:

Trong những năm qua thị trường thiết bị và công nghệ việt nam phát triển khá mạnh các doanh nghiệp có cơ hộ mua được các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó chuyển giao cơng nghệ cũng ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại giúp giảm chi phí , nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khách hàng:

Các doanh nghiệp nước ngồi có nhu cầu kí hợp đồng gia cơng các sản phẩm may mặc, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí. Khách hàng chủ yếu là các tổ chức tập thể lớn, có quy mơ nên thường khó tính, địi hỏi cao về sản phẩm dịch vụ tạo rào cản lớn cho Cơng ty. Hơn nữa, mỗi khách hàng có cách nhìn

nhận về mỗi sản phẩm khác nhau nên Cơng ty cần phải xem xét, tìm hiểu cụ thể họ để có biện pháp đối phó kịp thời. Cơng ty muốn trở thành nhà cung cấp cho họ, cần nắm bắt được các nhu cầu để có những điều chỉnh cụ thể phù hợp về giá, chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Công ty TNHH TOF Quốc Tế sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc cho nước ngồi. Gia cơng hàng may mặc chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của Cơng ty, các thị trường chính là Hàn Quốc, Mỹ. Ngồi ra Cơng ty cịn tự sản xuất và tiêu thụ trong thị trường nội địa

Nhận gia cơng cho các đối tác nước ngồi với nhiều thương hiệu nổi tiếng

Bảng 2.5 Một số khách hàng lớn của Công ty

Đối tác Nhãn hiệu Sản phẩm

MANGO MANGO Áo choàng nữ, quần

short, váy, vạt áo

ZARA ZARA Áo choàng nữ, vạt áo, váy

Columbia Sportewear COLUMBIA Áo sơ mi nam/nữ, quần, áo choàng

Polo Ralph Lauren RALPH LAUREN Quần áo trẻ em

Hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu nên thị trường chính là thị trường quốc tế và khách hàng mục tiêu cua Công ty là các doanh nghiệp nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh

Trong nước: Đối thủ cạnh tranh hiện tại là Công ty May 10,Công ty dệt may Hà Nội (HANOSIMEX), Công ty cổ phần đầu tư và dệt may Kinh Bắc, Tập đoàn dệt may Việt Nam, chi nhánh Công ty dệt Thành Công, Công ty cổ phần thương mại Việt Nhật và rất nhiều Công ty khác đang kinh doanh trong ngành may mặc

Bên cạnh đó Cơng ty cịn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài như Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, ....

Nhà cung cấp

- Nguyên vật liệu mua trong nước (Gồm doanh nghiệp tự cung cấp và khách hàng mua trong nước cung cấp) : Thùng Carton các loại, chỉ may các loại, túi nylon các loại, giấy chống ẩm, thẻ bài, nhãn mác các loại, giấy trải vải, giấy sơ đồ …

- Nguyên vật liệu nhập khẩu (Do khách hàng cung cấp): Vải các loại, cúc, nhãn mác các loại, túi nylon, chỉ may các loại, Mex, dây đai, và nhiều nguyên phụ liệu phụ khác. Nguồn nguyên liệu này được nhập khẩu từ các nước Trung quốc, Hàn Quốc là chủ yếu, máy móc thiết bị của Cơng ty cũng được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc, một số nhập từ Đài Loan, Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thƣơng hiệu TOF của công ty TNHH TOF quốc tế (Trang 31 - 34)