6. Kết cấu khóa luận
2.2. Kết quả phân tích thực trạng hoạt động marketing thu hút khách du lịch quốc tế
2.2.2. Về phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
2.2.2.1. Phân đoạn thị trường
thức: theo vị trí địa lý và theo mục đích chuyến đi.
Phân đoạn theo địa lý: Khách quốc tế và khách nội địa. Khách quốc tế mà khách sạn hướng tới chủ yếu đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga… Khách sạn phân đoạn như vậy vì khách ở mỗi quốc gia khác nhau thường có cách ứng xử khác nhau trong tiêu dùng các dịch vụ do khác nhau về văn hóa.
Qua thu thập dữ liệu và quá trình tìm hiểu em nhận thấy đặc điểm khách quốc tế trong khách sạn Quốc Tế như sau: Khách Trung quốc và Hàn Quốc thường đi theo tour, họ sử dụng khối lượng lớn dịch vụ, nhưng khả năng chi trả không cao, nếu gặp vấn đề không vừa ý họ thường kêu ca phàn nàn và dễ nổi nóng. Tập quán ăn to nói lớn, hay gây ồn ào, và khơng giữ gìn đồ đạc trong khách sạn. Tuy nhiên tập khách hàng này khá dễ tính, ít yêu cầu cao trong sử dụng dịch vụ. Với người Nhật thường u thích thiên nhiên, có khả năng thẩm mỹ cao nên họ thường chọn những phịng có bố cục đẹp mắt, có tầm nhìn được khung cảnh xung quanh nhưng khơng phải tầng trên cùng. Người Nhật cũng ít sử dụng phịng tầng một. Người Nhật có tính kỷ luật cao và coi trọng thời gian nên họ sử dụng phòng nghỉ đầy tiện nghi và thiết bị thông tin giúp họ có thể làm việc và tìm kiếm thơng tin về địa điểm, chính sách đầu tư ngay tại phịng đặc biệt họ thích sử dụng các thiết bị điện tử.
Phân đoạn theo mục đích chuyến đi: Khách sạn phân đoạn thị trường khách du lịch quốc tế thành khách công vụ, khách du lịch thuần túy, khách thăm thân và khách du lịch quốc tế với mục đích khác. Trong đó, khách sạn Quốc Tế xác định tập khách du lịch tập khách du lịch thuần túy là quan trọng nhất.
Phương pháp phân đoạn mà khách sạn Quốc Tế sử dụng để phân đoạn thị trường là phương pháp phân đoạn 2 giai đoạn. Khách sạn chọn tiêu thức phân đoạn theo địa lý làm tiêu thức cơ bản, sau đó tiếp tục chia nhỏ thị trường khách quốc tế theo mục đích chuyến đi.
Có thể nhận thấy, khách sạn đã tiến hành phân đoạn thị trường theo các tiêu thức và phương pháp tương đối hợp lý, song còn chưa cụ thể và chi tiết theo từng thị trường khách từ đó gây khó khăn trong hoạt động marketing thu hút khách du lịch quốc tế.
2.2.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Hiện tại khách sạn Quốc Tế đón tiếp và phục vụ cả hai thị trường khách là thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế. Theo kết quả phỏng vấn nhà quản trị, thị trường mà khách sạn đang tập trung khai thác và đầu tư là thị trường khách quốc tế (chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 45% tổng số khách trong 2 năm 2015 và 2016),
vì thị trường này trong tương lai rất có tiềm năng.
Khách sạn xác định thị trường khách Trung Quốc và Nhật Bản là thị trường mục tiêu hàng đầu. Thị trường khách này tương đối ổn định trong những năm qua, hơn nữa với khoảng cách địa lý tương đối gần và nền văn hóa phương Đơng có nét tương đồng nên khách sạn sẽ dễ dàng hơn trong việc gợi mở và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch.
Khơng những thế, với sự hội nhập kinh tế thì các tập đồn và cơng ty lớn của Trung Quốc, Nhật Bản đã và đang đầu tự phát triển các chi nhánh và các công ty tại Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho việc gia tăng khách quốc tế đi công tác. Theo dữ liệu sơ cấp được thể hiện ở hình 2.3 dưới đây thì khách sạn Quốc Tế đã thu hút tập khách lớn là Trung Quốc (37%) và Nhật Bản (28%) phù hợp thị trường mục tiêu của mình.
Hình 2.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân đoạn theo vị trí địa lý
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả)
Nhìn chung, lượng khách hàng của khách sạn Quốc Tế tăng đều từ năm 2015 đến 2016 trên các thị trường. Tuy nhiên, tỷ trọng khách quốc tế đang có xu hướng giảm (năm 2015 chiếm 75,04%, năm 2016 chiếm 74,68%) và thị trường mục tiêu của khách sạn chưa đa dạng phong phú dẫn đến thị trường khách quốc tế tiềm năng còn hạn chế.