Dự báo triển vọng phát triển du lịch tại Việt Nam và quan điểm giải quyết về

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing thu hút khách du lịch đến lƣu tr tại khách sạn hạ long palace công ty cổ phần pháp việt, quảng ninh (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu khóa luận

3.1. Dự báo triển vọng phát triển du lịch tại Việt Nam và quan điểm giải quyết về

quyết về hoạt động marketing thu hút khách du lịch của khách sạn Hạ Long Palace.

3.1.1. Dự báo triển vọng thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Quan điểm của ngành du lịch là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch.

Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.

Chương trình hành động cụ thể là hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên

các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, Chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.

3.1.2. Dự báo triển vọng thu hút khách du lịch đến Quảng Ninh.

Với quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các nghị quyết, kế hoạch phát triển du lịch, như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2013-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015; Chỉ thị 11/CT-UBND và Quyết định 3268/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch v.v.. Tỉnh mạnh dạn thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn tư vấn Boston của Hoa Kỳ) xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…

Thời gian gần đây, hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư: Đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, sửa chữa, nâng cấp các cảng bến, khu công viên, hệ thống thơng tin liên lạc... Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 850 cơ sở lưu trú trên bờ với 13.000 phịng, trong đó 86 khách sạn từ 1-5 sao; trên 500 tàu du lịch các loại, trong đó 150 tàu lưu trú cao cấp; hơn 40 doanh nghiệp lữ hành, hàng trăm nhà hàng, điểm mua sắm… Năm 2013, tỉnh đưa cơng trình Thư viện - Bảo tàng Quảng Ninh vào hoạt động, thu hút khá nhiều khách du lịch đến tham quan. Các loại hình du lịch của tỉnh ngày càng đa dạng hố, đưa sản phẩm văn hoá đặc sắc vào phục vụ du khách. Nhiều tour du lịch mới thu hút khách du lịch nội địa và khách quốc tế, như: Điểm du lịch đến, huyện đảo Vân Đồn, khu di tích n Tử (TP ng Bí)… Mặt khác, Quảng Ninh đã chủ động mở rộng không gian du lịch bằng cách thiết lập mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trung tâm du lịch của các quốc gia, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp…; phát triển du lịch liên vùng với một số tỉnh, thành trong nước, như: Hà Nội, Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh…

Để du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, tỉnh đã chủ động ngăn chặn các tiêu cực có ảnh hưởng đến mơi trường kinh doanh du lịch; UBND tỉnh đã ban hành một số quyết định, chỉ thị, quy chế để quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm; cơng khai các tiêu chí, tiêu chuẩn, cơng bố đường dây nóng về giải quyết khiếu nại của du khách; rà soát, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ,

bồi dưỡng nâng cao chất lượng, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ làm công tác du lịch… Nhờ đó, các vấn đề tồn tại về mơi trường kinh doanh du lịch đã giảm nhiều so với giai đoạn trước; doanh thu về du lịch của tỉnh tăng đáng kể. Năm 2013, lượng khách du lịch đạt 7,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 2,6 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch 5.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Quý I - 2014, Quảng Ninh ước đón 3,2 triệu lượt du khách, tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.634 tỷ đồng. Ngành Du lịch của tỉnh hiện tạo việc làm ổn định cho khoảng 25.000 lao động trực tiếp và 37.000 lao động gián tiếp.

Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào GDP của tỉnh cịn thấp. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ. Quy mơ doanh nghiệp du lịch cịn nhỏ. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược dài. Việc chấn chỉnh mơi trường kinh doanh du lịch cịn chưa triệt để. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức…

Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hố dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh”. Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách du lịch đạt 8 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 3 triệu lượt; tổng doanh thu 8.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 35.000 lao động trực tiếp. Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 62.000 lao động trực tiếp. Tỉnh đang hồn thiện phát triển khơng gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cơ Tơ và ng Bí - Đơng Triều - Quảng Yên; định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận; đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hải Hà, Cơ Tơ, Cẩm Phả, Hồnh Bồ, Tiên n, Bình Liêu... nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ các thị trường mục tiêu như châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông...

Để thực hiện mục tiêu này, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đề ra 56 giải pháp chia thành các nhóm: Tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu; sản phẩm du lịch mới; các dự án hạ tầng giao thông vận tải; dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các

điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch; dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực; dự án bảo vệ mơi trường; quản trị cơng và hợp tác; nhóm các giải pháp khác. Trước mắt, tỉnh tiếp tục đa dạng hố cơng tác tun truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, bảo vệ môi trường; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; xây dựng cơ chế thơng thống, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển du lịch trên địa bàn; nghiên cứu mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng khơng ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; hợp tác, quảng bá, xúc tiến và xây dựng thương hiệu du lịch; huy động các nguồn lực phát triển du lịch song song với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hố, di tích, di sản trên địa bàn.

3.1.3. Mục tiêu và quan điểm giải quyết của khách sạn Hạ Long Palace vềhoạt động marketing thu hút khách du lịch đến lưu trú trong thời gian tới hoạt động marketing thu hút khách du lịch đến lưu trú trong thời gian tới

3.1.3.1. Mục tiêu

- Phát triển mạnh mẽ các thị trường, tập trung vào thị trường tiềm năng của khách sạn vì đây là thị trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của khách sạn. Đa dạng hoá các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng hoá của khách du lịch.

- Chính sách xúc tiến : Khách sạn vẫn sử dụng 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Khách sạn vẫn tiếp tục quảng bá hình ảnh của mình thong qua các phương tiện truyền thong như báo chí, internet..

- Về thị trường khách: Khách sạn vẫn duy trì lượng khách quốc tế đến và tiếp tục thu hút them khách nội địa.

- Về tài chính: Tổng giám đốc và trưởng các bộ phận tiến hành lập kế hoạch thu- chi ngân sách cho hoạt động marketing trong thời gian tới 2013 để việc sử dụng vốn cũng như hoạt động marketing trở nên hiệu quả hơn.

- Về quan hệ đối tác: Tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh doanh đặc biệt là các công ty lữ hành, đại lý du lịch.

- Về chính sách con người: Khachs sạn tăng mức lương cho nhân viên lên 500.000đ/tháng. Đồng thời mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, văn hố của khách sạn, cũng như khả năng nắm bắt tốt hơn marketing hiện đại trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Theo kế hoạch của giám đốc khách sạn Hạ Long Palace thì trong vịng 5 năm tới, khách sạn sẽ trở thành 1 trong những khách sạn lớn của thành phố Hạ Long, mang lại các lợi ích xã hội nhiều hơn thong qua việc tăng cường các hoạt động marketing thu hút khách du lịch đến lư trú tại khách sạn.

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng về thị trường khách du lịch và việc áp dụng các chính sách marketing thu hút khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn Hạ Long Palace để từ đó đề ra giải pháp marketing phù hợp. Khách sạn Hạ Long Palace, công ty cổ phần Pháp Việt cần thực hiện các quan điểm sau:

- Các quan điểm đưa ra phải phù hợp với tình cụ thể của khách sạn, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp là ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất… và khắc phục được những mặt còn tồn tại của khách sạn.

- Các giải pháp marketing phải phù hợp với thị trường mục tiêu và dự báo xu thế phát triển của nó trong thời gian tới.

- Các giải pháp marketing đưa ra không chỉ đơn thuần là thu hút khách du lịch về số lượng mà còn cần quan tâm đến cả chất lượng, đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Hơn nữa giải pháp marketing phải tính đến thời gian thực hiện, phải có tính khả thi cao ( chi phí marketing khơng q lớn, phù hợp với trình độ của nhân viên cũng như các điều kiện của khách sạn).

3.2. Giải pháp marketing thu hút khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn HạLong Palace.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing thu hút khách du lịch đến lƣu tr tại khách sạn hạ long palace công ty cổ phần pháp việt, quảng ninh (Trang 40 - 44)