Các yếu tố ảnh hưởng tới “phát triển thị trường” của công ty trên thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing nhằm phát triển thị trƣờng cho giải pháp điện nhẹ của công ty TNHH niềm tin trên địa bàn hà nội (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới “phát triển thị trường” của công ty trên thị trường

trường B2B

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố như kinh tế, văn hóa- xã hội, cơng nghệ, chính trị- pháp luật đều có có ảnh hưởng tới giải pháp marketing phát triển thị trường cho giải pháp điện nhẹ.

* Môi trường kinh tế : Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, các yếu tố kinh tế

có ảnh hưởng sâu rộng tới sức mua, nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Các yếu tố phải kể đến đó là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính, tín dụng, kiếm sốt về giá, tiền lương tối thiểu…

Sự cạnh tranh dưới sự tác động tiêu cực của kinh tế sẽ gây ra nhiều sức ép hơn cho doanh nghiệp. Đối với từng doanh nghiệp khác nhau thì mức độ ảnh hưởng có các biến số kinh tế cũng là khác nhau. Ví dụ như sự tăng lên về lãi suất ngân hàng, tín dụng, các ngành kinh doanh cần lượng vốn vay lớn lại chịu tác động mạnh mẽ nhất. Sự lên xuống thất thường của tỷ giá hối đoái, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngồi cũng vì thế mà e ngại, khơng giám đầu tư sâu rộng. Nền kinh tế nếu xảy ra lạm phát, giá cả leo thang, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tăng theo, kéo theo nhiều biến số thay đổi như sự mất giá của tiền, chênh lệch tỷ giá và nhiều biến số kinh tế khác. Ngược lại, nếu kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định tất nhiên sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển mới hơn cho các doanh nghiệp và người dân trong xã hội.

* Môi trường khoa học công nghệ : Cơ sở hạ tầng khoa học cơng nghệ có ảnh

hưởng đến hiệu quả cơng việc, văn hóa và các mối quan hệ có một doanh nghiệp, vấn đề bảo mật thông tin và các lợi thế trong giao dịch. Việc ứng dụng công nghệ trong quan lý các hoạt động kinh doanh như kiểm soát các biến số kinh doanh của doanh nghiệp, cập nhật thông tin về khách hàng, quản lý hàng hóa lưu thơng, tồn kho, q trình giám sát, quản lý một doanh nghiệp, liên hệ giữa các thành viên đều có thể thực hiện dễ dàng nhờ các ứng dụng trong môi trường điện tử hiện đại nên tiết kiệm được một lượng lớn thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cơng việc.Những thay đổi và tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra khơng ít

thách thức cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp do khơng thích ứng được với sự thay đổi của cơng nghệ, để cho bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường rồi đi đến thất bại. Bởi thế mà một doanh nghiệp kinh doanh muốn thực hiện các giải pháp phát triển, ngồi sự chuẩn bị về chiến lược, thì cũng cần có sự đầu tư cho cơng nghệ - yếu tố nền tảng thúc đẩy q trình phát triển.

* Mơi trường nhân khẩu học : Nhân khẩu học trong B2B bao gồm các đặc điểm

của các khách hàng bao gồm khách hàng của doanh nghiệp và các khách hàng mục tiêu khác trên thị trường. Khách hàng này có thể hoạt động trong nhiều ngành kinh doanh khách nhau, tuy nhiên thì họ đều có nhu cầu sử dụng chung một vài sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, các khách hàng cùng ngành, nhưng do quy mô kinh doanh, mục tiêu kinh doanh khác nhau nên cách lựa chọn sản phẩm, các tiêu chí lựa chọn cũng sẽ khác nhau. Trong mỗi thời kì nhất định, số lượng doanh nghiệp gia nhập mới và tham gia vào các ngành kinh doanh đều thay đổi.

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing và các công chúng mục tiêu trên thị trường.

* Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Đối với khách hàng là tổ chức bao gồm người mua là doanh nghiệp cơng nghiệp, họ mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho sản xuất, bn bán, hành vi mua phụ thuộc nhiều vào hiểu biêt, giá trị, lòng tin và quan điểm.

* Nhà cung cấp: thị trường kinh doanh mỗi ngành nghề trên thị trường hiện nay tồn tại khá nhiều nhà cung ứng. Tuy nhiên khả năng cung ứng của họ là khác nhau và họ thích hợp với những doanh nghiệp khác nhau. Dưới sự tác động của cạnh tranh trên thị trường thì một doanh nghiệp có thể chọn lựa nhiều nhà cung ứng cũng như một nhà cung ứng có thể cung cấp cho doanh nhiều doanh nghiệp. Sự biến động liên tục của thị trường với những yêu cầu và đòi hỏi mới khắt khe hơn, nhà cung ứng ngồi năng lực về hàng hóa cung ứng, phải nâng cao hơn nữa các tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa. Giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp đòi hỏi mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, nhất quán.

* Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh là yếu tố không thể không xét đến trong mọi giải pháp marketing phát triển thị trường của doanh nghiệp. Để có được những

quyết định đúng đắn, doanh nghiệp cần phải hiểu bạn là ai trên thị trường. Qua việc phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh khơng chỉ giúp doanh nghiệp đó có bức tranh tổng quát hơn về thị trường mà cịn giúp doanh nghiệp đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh kịp thời.

* Các trung gian marketing: các trung gian marketing đối với môi trường B2B chủ yếu là các tổ chức, dịch vụ nghiên cứu marketing, ngân hàng, các cơng ty tài chính, bảo hiểm… tham gia vào quá trình nghiên cứu marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Trung gian marketing họ là các nhà kinh doanh độc lập, có mục tiêu riêng và chiến lược riêng trên thị trường.

* Đặc trưng của sản phẩm kinh doanh trên thị trường:

Mỗi một ngành kinh doanh trên thị trường đều gắn liền với một hoặc một nhóm sản phẩm nhất định. Bao quát lại được chia thành 2 nhóm chính là sản phẩm hữu hình và vơ hình. Dù là sản phẩm thuộc nhóm nào, của doanh nghiệp nào thì chúng đều có những đặc trưng nhất định. Giữa hàng hóa hữu hình và dịch vụ vơ hình; giữa một sản phẩm thực phẩm với một sản phẩm công nghệ điện tử; giữa dịch vụ y tế và dịch vụ du lịch;… tất cả đều có đặc trưng trong cách tổ chức sản xuất, phân phối, kinh doanh khác nhau. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cần căn cứ vào đặc trưng trong sản phẩm của mình để có các hình thức sản xuất, kinh doanh hay phân phối phù hợp.

* Công chúng trên thị trường mục tiêu bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội, các cơ quan chính quyền, lực lượng quần chúng đơng đảo… thơng qua các hoạt động ảnh hưởng đến dư luận, ủng hộ hoặc chống lại các giải pháp marketing của doanh nghiệp trên thị trường.

Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp

* Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố cốt lõi trong việc mọi hoạt động kinh

doanh của bất kì doanh nghiệp nào.

Lãnh đạo doanh nghiệp: là người định ra mọi chiến lược, định hướng phát triển cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên mọi quyết định cho kinh doanh đều phải căn cứ và đánh giá xem liệu nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.

Cán bộ quản lý doanh nghiệp: là người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của mọi nhân viên cấp dưới, trực tiếp chỉ đạo triển khai các kế hoạch từ lãnh đạo.

Khả năng làm việc và thái độ các nhân viên trong doanh nghiệp quyết định hiệu quả công việc cuối cùng.

Định hướng sáng suốt và sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong quá trình hoạt động kinh doanh là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đạt được thắng lợi. Sức mạnh nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những hạn chế từ mơi trường ngồi doanh nghiệp, tồn tại và phát triển trên thị trường.

* Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp triển khai mọi giải pháp marketing cho thị trường. Bao gồm các chi phí về quản trị sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, xây dựng các chương trình xúc tiến, chiến lược hạ giá... Bên cạnh đó là đầu tư về cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang bị hiện đại phục tạo môi trường làm việc hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

* Hình ảnh uy tín doanh nghiệp: là nguồn lực vơ hình, tạo hình ảnh, ấn tượng cho mọi mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, trung gian phân phối, khách hàng. Với một khách hàng hay là đối với toàn bộ thị trường, giá trị về hình ảnh, uy tín doanh nghiệp không phải dễ dàng mà gây dựng được trong thời gian ngắn tuy nhiên lại rất dễ mất đi nếu doanh nghiệp khơng tạo được uy tín trong một hay một vài lần giao dịch khơng hiệu quả.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO GIẢI PHÁP ĐIỆN NHẸ CỦA CÔNG TY TNHH

NIỀM TIN.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing nhằm phát triển thị trƣờng cho giải pháp điện nhẹ của công ty TNHH niềm tin trên địa bàn hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)