Tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 1 GIỚI THI ỆU ĐỀ TAI NGHIÊN ỨU

5.1. Kết lu ết quả nghiên ứu ảnh hưở ng ủa các tố đặc trưng

5.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước

Tốc độ tăng trưởng GDP thực phản ánh được thực trạng tình hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp nhiều thuận lợi, hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà hạn chế được rủi ro do không gặp phải vấn đề mất năng lực chi trả từ khách hàng. Mặt khác, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 chứng kiến nhiều sự biến chuyển trong nền kinh tế Việt Nam bằng việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, điều này càng thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam tiếp thu được những nền văn minh hiện đại trên thế giới và học hỏi được những kỹ năng quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, hầu hết các chinh sách kinh tế vĩ mơ tác động đến nền kinh tế có một độ trễ nhất định và việc kiểm định mơ hình cho thấy mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực

của năm trước và tỷ lệ nợ xấu là hoàn toàn phụ hợp với tình hình kinh tế Việt Nam (hệ số giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước và tỷ lệ nợ xấu là - 0,699037). Kết quả này tương đông với các nghiên cứu trước đây của Louzis và cộng sự (2010) và Castro (2013).

5.1.2.2. Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, biểu hiện ở việc tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng trung bình 10,28% xét trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nghiên cứu của Farhan, Sattar, Chaudhry và Khalil (2012) cũng ủng hộ kết quả này. Trên thực tế, khi lạm phát gia tăng, đông nghĩa với việc chỉ số giá của hàng loạt các mặt hàng trong nền kinh tế tăng lên, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do chi phi phục vụ cho hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể, ngoài ra lãi suất các NHTM cũng gia tăng theo tác động của lạm phát càng làm gia tăng gánh nặng nợ nần cho các doanh nghiệp, điều này khiến các khách hàng đi vay gặp rất nhiều áp lực trong việc thanh tốn nợ vay ngân hàng, từ đó làm cho RRTD của ngân hàng gia tăng.

5.1.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp

Hầu hết tất cả các nghiên cứu trên thế giới đều ủng hộ kết quả cho rằng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều, khi tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng sẽ tác động làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM gia tăng. Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam và cụ thể là phân tich ở 25 NHTM cho thấy, mối quan hệ này là ngược chiều và kết quả hơi quy có ý nghĩa thống kê, cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng 1% thì sẽ có tác động làm giảm tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM 103,61% xét trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Trong một chừng mực nào đó, mối quan hệ này vẫn có thể chấp nhận được bởi vì khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thơng qua hiệu ứng đường cong Phillips sẽ tác động làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng. Một mặt như phân tich ở trên, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu nhưng

theo các nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014) và Zribi và Boujelbène (2011), kết

quả nghiên cứu vẫn chấp nhận kết quả là tỷ lệ lạm phát và RRTD có mối quan hệ ngược chiều.

5.1.2.4. Tỷ giá hối đối

Kết quả hơi quy cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng 1% chỉ làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm trung bình 0,000267% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Mối quan hệ này là ngược chiều và các nghiên cứu của Zribi và Boujelbène (2011) cũng ủng hộ kết quả này. Một NHTM trong mối quan hệ với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp sẽ thấy rất rõ tác động của tỷ giá hối đoái này. Mặc dù tỷ giá hối đoái của Việt Nam theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng việc quản lý này vẫn cịn nhiều bất cập do khơng bắt kịp với xu hướng biến động quá nhanh của thị trường ngoại hối. Khi tỷ giá hối đối tăng lên, thì đơng nội tệ sẽ tăng giá nếu ở trường hợp Việt Nam. Điều này sẽ khuyến khich hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện được cán cân thương mại của nền kinh tế. Chinh hoạt động xuất nhập khẩu đa dạng này sẽ giúp ich rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc tạo ra ngn thu dơi dào, từ đó sẽ khơng tạo áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng, góp phần giúp cho các NHTM hạn chế được RRTD.

5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tin dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w